Tổng hợp

Bờm nam là gì? Cách phòng tránh đuối nước cho trẻ

Mời bạn đọc cùng tìm hiểu Bờm nam là gì trong bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé.

Bờm nam là gì?

Bờm nam là tên gọi của một nhân vật xuất hiện thông qua tiếng kêu thảm thiết của một người phụ nữ trong clip lan truyền trên TikTok. Cụ thể là một người đàn bà trung niên chạy đến tiệm hớt tóc nữ, mở tung cửa và khóc nức nở hét to: Bờm nam mất rồi! Nghe đến đó, người bên trong tiệm hớt tóc vô cùng hoảng loạn, lúng túng chạy tìm điện thoại để gọi điện và thậm chí là ngất xỉu khi nghe báo tin dữ

Theo những bình luận dưới đoạn clip thì Bờm nam là bé 3t (3 tuổi) ra đi mãi mãi vì đuối nước trong bể bơi mini. Vẫn chưa xác định chính xác tính xác thực của bình luận kia là như thế nào nhưng nếu đúng thì quả là một chuyện vô cùng đau đớn, còn nếu sai thì bình luận trên cũng là một lời cảnh báo về vấn nạn đuối nước của trẻ em hiện nay.

Bạn đang xem: Bờm nam là gì? Cách phòng tránh đuối nước cho trẻ

Bờm nam là gì?
Bờm nam là gì?

Nguyên nhân trẻ bị đuối nước

Thường vào kỳ nghỉ hè, nhiều gia đình, cơ quan, trường học sẽ tổ chức cho các bạn học sinh đi nghỉ mát, tắm biển. Ở nhiều vùng quê trẻ em cũng sẽ tự rủ nhau đi tắm mát ở sông, suối, ao, hồ… do đó nguy cơ trẻ chết đuối là rất cao.

Đuối nước là tình trạng xảy ra khi nước tràn vào đường hô hấp làm cho các cơ quan bị thiếu oxy dẫn đến các chức năng sống của cơ thể ngừng hoạt động.

Theo thống kê khoảng 4/5 trường hợp chết đuối mà trong phổi có nước và 1/5 còn lại chết đuối nhưng phổi không có nước.

Tình trạng chết đuối mà trong phổi không có nước là do phản xạ co cơ nắp thanh quản và đóng khí quản lại làm nạn nhân không thở được dẫn đến thiếu oxy não và bất tỉnh. Do nắp thanh quản bị đóng nên nước cũng không vào phổi được. Đó cũng được gọi là đuối nước khô.

Vì vậy, khi gặp trường hợp đuối nước cần nắm rõ cách sơ cứu để tiến hành xử trí khẩn trương, kiên trì, ngay tại chỗ để giải phóng đường hô hấp.

Nguyên nhân trẻ bị đuối nước
Nguyên nhân trẻ bị đuối nước

Cách phòng tránh đuối nước cho trẻ

Trang bị kỹ năng bơi lội

Dù cho bạn sống ở thành thị hay nông thôn, miền núi thì tai nạn đuối nước vẫn có thể xảy ra. Do đó, cả người lớn và trẻ nhỏ đều cần phải được trang bị các kỹ năng bơi lội cũng như cách thoát khỏi đuối nước, nhất là với trẻ em. Đa phần, việc dạy bơi cho trẻ nhỏ đều là tự phát. Tuy nhiên, phụ huynh chỉ nên cho bé đến các trung tâm học bơi chuyên nghiệp để được dạy về: cách khởi động, cách xử lý tình huống khi bị chuột rút, cách xử lý khi bơi vào vùng nước xoáy,….Song, bạn cũng cần tìm hiểu xem thể trạng của bé có thích hợp cho việc tham gia hoạt động bơi lội hay không vì không phải trẻ nhỏ nào cũng có sức khỏe đủ tốt để học bơi.

Cảnh báo về nguy cơ khi tắm suối, sông, hồ

Người lớn cần ý thức và cảnh báo cho trẻ nhỏ nguy cơ bị đuối nước khi tắm ở suối, sông, hồ,….Tốt hơn hết là nên đưa những kỹ năng phòng tránh đuối nước thành một môn học bắt buộc ở trường. Bên cạnh đó, phụ huynh tuyệt đối không nên cho trẻ tắm sông hay chơi đùa ở gần khu vực bờ sông để giảm thiểu nguy cơ xảy ra tai nạn và chỉ cho bé đến các hồ bơi được trang bị đầy đủ phương tiện cứu hộ, có nhân viên trông coi.

Chấp hành quy định khi tham gia giao thông đường thủy

Khi chúng ta tham gia bất cứ các hoạt động đường thủy nào cũng phải mặc áo phao. Ngoài ra, trên tàu thuyền cũng phải được trang bị đủ số lượng các thiết bị cứu hộ đảm bảo tiêu chuẩn để sử dụng khi có tai nạn xảy ra.

Mặc áo phao và tắm gần bờ

Khi tắm sông hay tắm biển, bất cứ người biết bơi hay không cũng phải mặc áo phao và chỉ nên tắm ở gần bờ để đảm bảo an toàn vì tai nạn đuối nước luôn rình rập, đe dọa chúng ta bất cứ lúc nào. Khi tắm biển, không nên nằm trên phao thả trôi vì bạn sẽ dễ bị sóng cuốn ra xa rất nguy hiểm. Bên cạnh đó, nên tìm hiểu rõ về vùng biển trước khi tắm để không chọn nhầm nơi nước động, nước xoáy hay xuất hiện dòng chảy xa bờ.

Đậy kín bể chứa nước

Với những gia đình có trẻ nhỏ, các bể chứa nước dự trữ phải luôn được đậy kín, đảm bảo trẻ không thể mở ra để tránh trường hợp trẻ bị ngã vào bể, dẫn đến ngạt nước.

Vùng lũ lụt cần sơ tán theo hướng dẫn của chính quyền

Đối với các đồng bào miền núi hay vùng bị ảnh hưởng của lũ quét, cần phải chấp hành đúng hướng dẫn sơ tán của chính quyền địa phương trước khi lũ xảy ra. Tuyệt đối không được bơi trong dòng nước lũ và trẻ em phải luôn được trông coi cẩn thận.

Trang bị kỹ năng cứu người đuối nước

Cả người lớn và trẻ nhỏ đều cần được trang bị các kỹ năng cứu hộ, sơ cứu người bị đuối nước. Cụ thể, nếu phát hiện người đang bị đuối nước nhưng bạn lại không biết bơi, phải hết sức bình tĩnh và hô hoán, nhờ đến sự trợ giúp của nhiều người. Đồng thời, tìm những nhánh cây dài cho nạn nhân bám vào để kéo vào bờ. Sau khi đã đưa được nạn nhân lên bờ, ngay lập tức thực hiện các thao tác sơ cứu. Để tìm hiểu rõ hơn cách thực hiện thao tác này như thế nào, mời bạn tham khảo thêm tại bài viết: Các kỹ năng sơ cứu người bị đuối nước.

Cách phòng tránh đuối nước cho trẻ
Cách phòng tránh đuối nước cho trẻ

Cách sơ cứu trẻ bị đuối nước

Sơ cứu trẻ bị đuối nước đúng cách có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, không chỉ giúp trẻ giữ được tính mạng, mà còn tránh để lại hậu quả nghiêm trọng sau này. Dưới đây là một số biện pháp sơ cứu khi trẻ bị đuối nước mà cha mẹ phụ huynh nên biết:

Bước 1: Nhanh chóng đưa trẻ ra khỏi mặt nước, dìu trẻ lên bờ rồi gọi người giúp đỡ.

Bước 2: Đặt trẻ nằm nơi khô ráo, thoáng khí và giữ ấm cho trẻ.

Bước 3: Nếu trẻ bất tỉnh, hãy kiểm tra xem có còn thở không bằng cách quan sát sự di động của lồng ngực. Nếu lồng ngực không di động, tức là trẻ ngừng thở thì phải hô hấp nhân tạo (thổi ngạt bằng miệng) ngay lập tức.

  • Đặt trẻ nằm trên mặt phẳng đầu hơi ngửa ra sau, lấy sạch đàm nhớt, dị vật trong miệng trẻ.
  • Dùng ngón cái và ngón trỏ bịt mũi trẻ, sau đó hít thở thật sâu rồi thổi hơi trực tiếp qua miệng.

Sau 5 lần hô hấp nhân tạo mà trẻ vẫn chưa thở lại được hoặc còn tím tái và hôn mê thì xem như tim của trẻ đã ngưng đập, cần ấn tim ngoài lồng ngực ngay. Cách ấn vào vùng nửa dưới xương ức thực hiện như sau:

  • Dùng 2 ngón tay cái (đối với trẻ dưới 1 tuổi) ấn ở vị trí giữa và dưới đường nối hai đầu vú 1 khoát ngón tay (tức khoảng bằng bề ngang một ngón tay).
  • Dùng 1 bàn tay (đối với trẻ từ 1-8 tuổi) hoặc 2 bàn tay đặt chồng lên nhau (đối với trẻ hơn 8 tuổi) ấn vào phía trên mỏm ức 2 khoát ngón tay.
  • Thực hiện phối hợp hoạt động ấn tim và thổi ngạt theo tỷ lệ 5/1 hoặc 15/2 (tùy theo độ tuổi của trẻ)
  • Cần lưu ý là vẫn phải tiếp tục thực hiện các động tác cấp cứu này trên đường chuyển trẻ bị nạn tới cơ sở y tế, việc cấp cứu này đôi khi phải mất hàng giờ hoặc lâu hơn.
  • Trong trường hợp chỉ có một người cấp cứu thì cứ 30 lần ép tim thì thực hiện 2 lần hà hơi thổi ngạt. Còn nếu có 2 người cùng cấp cứu thì 15 lần ép tim, 2 lần thổi ngạt. Kiên trì thực hiện cho đến khi mạch đập và trẻ có thể thở trở lại.
  • Nếu trẻ còn khả năng tự thở nên cho trẻ nằm nghiêng sang một bên. Cởi bỏ quần áo ướt, giữ ấm. Nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện gần nhất vì có thể sẽ xảy ra khó thở tái diễn.

Bước 4: Trẻ sẽ nôn nhiều nước khi tỉnh lại, do đó cần đặt trẻ ở tư thế nằm kiêng, kê cao gối hai bên vai, nới rộng quần áo để tránh trường hợp trẻ bị ngạt thở trở lại.

Bước 5: Kiểm tra cơ thể trẻ xem có bị gãy cột sống hoặc các chấn thương về xương khớp nào hay không. Nếu có, nhanh chóng cố định cổ bằng nẹp.

Bước 6: Nếu sơ cứu có kết quả, trẻ thở lại, cử động giãy giụa, hay vẫn còn hôn mê nhưng đã có mạch và nhịp thở thì gọi xe cấp cứu hay dùng mọi phương tiện sẵn có chuyển đến cơ sở y tế có trang bị hồi sức cấp cứu gần nhất. Quá trình vận chuyển vẫn phải tiếp tục cấp cứu và đắp giữ ấm cho trẻ.

***

Trên đây là nội dung bài viết giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về Bờm nam là gì. Mọi thông tin trong bài viết Bờm nam là gì? Cách phòng tránh đuối nước cho trẻ đều được xác thực rõ ràng trước khi đăng tải. Tuy nhiên đôi lúc vẫn không tránh khỏi những sai xót đáng tiếc. Hãy để lại bình luận xuống phía dưới bài viết để đội ngũ biên tập được nắm bắt ý kiến từ bạn đọc.

Đăng bởi THCS Bình Chánh trong chuyên mục Tổng hợp

5/5 - (6 bình chọn)

Cô Nguyễn Thanh Phương

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button