Tổng hợp

Cả nước có bao nhiêu cơ sở vườn ươm tạo công nghệ? Phát triển các cơ sở ươm tạo khoa học công nghệ

Mời bạn đọc cùng tìm hiểu Cả nước có bao nhiêu cơ sở vườn ươm tạo công nghệ? trong bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé.

Cả nước có bao nhiêu cơ sở vườn ươm tạo công nghệ?

Theo thống kê của Bộ Khoa học và Công nghệ, đến nay cả nước đã có khoảng 50 cơ sở ươm tạo KHCN, được hình thành tại các viện nghiên cứu, trường đại học, khu công nghệ cao, với nhiều quy mô khác nhau. Các cơ sở này đã trở thành “cứu cánh” cho nhiều doanh nghiệp, bởi khi tham gia ươm tạo trong một thời gian nhất định, các doanh nghiệp sẽ được hỗ trợ, hướng dẫn việc ứng dụng KHCN, các công trình nghiên cứu vào sản xuất một cách hiệu quả. Đồng thời sẽ được cung cấp các dịch vụ và cơ sở vật chất cần thiết từ giai đoạn hình thành ý tưởng, phát triển sản phẩm, cho đến khi thành lập và phát triển doanh nghiệp thành công.

Trung tâm Ươm tạo doanh nghiệp KHCN Đại học Bách Khoa TP Hồ Chí Minh là một trong những cơ sở tiên phong đặt trong trường đại học, sau 3 năm hoạt động đã ươm tạo thành công 15 doanh nghiệp, trong đó nhiều doanh nghiệp đã phát triển mạnh như Công ty cổ phần công nghệ thông minh Ưu Việt (INext Technology), từ ý tưởng ban đầu của một giảng viên ngành điện tử về cung cấp các phần mềm và gói giải pháp quản lý trong lĩnh vực bệnh viện, ngân hàng… đã được Trung tâm hỗ trợ thành lập doanh nghiệp và huy động nhiều kỹ sư có tay nghề chuyên môn cao của Đại học Bách Khoa TP Hồ Chí Minh để nghiên cứu ứng dụng phát triển các sản phẩm này. Đến nay, doanh nghiệp đã có tên tuổi trên thị trường với sản phẩm đầu đọc card theo công nghệ RFID, hệ thống chẩn đoán y tế online, card giao tiếp FXS/FXO cho hệ thống VoIP… với doanh thu lên tới 10 tỷ đồng/năm.

Bạn đang xem: Cả nước có bao nhiêu cơ sở vườn ươm tạo công nghệ? Phát triển các cơ sở ươm tạo khoa học công nghệ

Cả nước có bao nhiêu cơ sở vườn ươm tạo công nghệ?
Cả nước có bao nhiêu cơ sở vườn ươm tạo công nghệ?

Hay như Công ty cổ phần công nghệ ACIS, đã trở thành một doanh nghiệp mạnh nhờ Trung tâm Ươm tạo doanh nghiệp Công nghệ cao, Khu Công nghệ cao TP Hồ Chí Minh. Chuyên về dịch vụ hệ thống điều khiển điện thông minh, nhưng các sản phẩm chưa thực sự ưu việt, doanh nghiệp này đã tham gia đăng ký ươm tạo trong vòng 2 năm (từ năm 2013 – 2015) và được cơ sở ươm tạo hỗ trợ từ hoàn thiện sản phẩm, kết nối quỹ đầu tư, giới thiệu chuyên gia tư vấn công nghệ; hỗ trợ các dịch vụ tiện ích văn phòng, nhà xưởng, tổ chức hội thảo và triển lãm giới thiệu sản phẩm… đến nay đã phát triển được sản phẩm PowerControl – Hệ thống điều khiển giúp kiểm soát trang thiết bị sử dụng điện, tiết kiệm chi phí và bảo vệ an toàn gia đình, với nhiều tính năng vượt trội so với ban đầu, thiết kế nhỏ gọn và dễ dàng lắp đặt nên rất được ưa chuộng.

Không chỉ 2 trung tâm trên, hiện nay, nhiều cơ sở ươm tạo KHCN cũng đang được đánh giá là hoạt động khá hiệu quả như: Trung tâm ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao (HBI) thuộc Khu Công nghệ cao Hòa Lạc, Vườn ươm doanh nghiệp CRC -TOPIC thuộc trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, Trung tâm Ươm tạo doanh nghiệp phần mềm Quang Trung (SBI), Trung tâm ươm tạo Nacentech (Viện Ứng dụng công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ)… với các hoạt động ươm tạo tập trung vào các lĩnh vực công nghệ quan trọng như: công nghệ thông tin truyền thông; công nghệ sinh học; tự động hóa, vi điện tử; vật liệu mới; nông nghiệp… Trung bình mỗi cơ sở đã ươm tạo thành công từ 5 – 7 doanh nghiệp.

Theo Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Văn Tùng: Tuy mới xuất hiện, nhưng hoạt động ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp KHCN của nước ta đang bắt đầu phát triển và đã có những dấu hiệu khởi sắc nhất định. Một số cơ sở ươm tạo đã khẳng định được vị thế, vai trò của mình trong việc hỗ trợ kỹ thuật và tư vấn cho các hoạt động ươm tạo công nghệ để cho ra đời những doanh nghiệp khởi nghiệp mạnh.

“Những cơ sở ươm tạo được đặt trong môi trường của trường đại học còn có thế mạnh là có nhiều nguồn ý tưởng, cơ sở vật chất phục vụ nghiên cứu khoa học, sản phẩm công nghệ cơ bản có sẵn, nên các doanh nghiệp sẽ dễ dàng tận dụng những nguồn lực này để tiếp cận và ứng dụng”, Ông Mai Thanh Phong, Giám đốc Trung tâm Ươm tạo doanh nghiệp KHCN, Trường Đại học Bách Khoa TP Hồ Chí Minh cho biết.

Hiện trạng mô hình vườn ươm doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay

Khái niệm vườn ươm doanh nghiệp bắt đầu xuất hiện từ năm 1959 tại Hoa Kỳ, gắn với sự kiện khai trương Trung tâm công nghiệp Batavia, New York. Tùy thuộc vào cách nhìn nhận về vai trò, chức năng của việc ươm tạo doanh nghiệp trong chính sách phát triển doanh nghiệp và điều kiện kinh tế, khoa học công nghệ từng thời kỳ mà mỗi quốc gia, tổ chức có những quan điểm, cách hiểu khác nhau. Tại Việt Nam, vườn ươm doanh nghiệp là một mô hình hỗ trợ doanh nghiệp toàn diện được thiết kế nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp khởi sự và mới được thành lập phát triển thông qua cung cấp các dịch vụ dùng chung, đào tạo, hỗ trợ tài chính, trang thiết bị và nhà xưởng để các doanh nghiệp phát triển(1).

Mô hình vườn ươm doanh nghiệp xuất hiện ở Việt Nam khoảng hơn 10 năm trở lại đây và ngày càng được chú trọng, được coi là một trong những công cụ hữu hiệu hỗ trợ các doanh nghiệp trong giai đoạn đầu phát triển. Mặc dù còn khá mới mẻ, song đến nay tại Việt Nam đã hình thành một số mô hình vườn ươm hoặc một số tổ chức có chức năng như vườn ươm, chẳng hạn như: Vườn ươm HBI; vườn ươm Doanh nghiệp Công nghệ cao Hòa Lạc của Khu Công nghệ cao Hòa Lạc; vườn ươm do công ty Công nghệ Tin học Tinh Vân thành lập; vườn ươm do công ty FPT thành lập; vườn ươm doanh nghiệp công nghệ cao thuộc Khu Công nghệ cao (Saigon HiTech Park), trung tâm ươm tạo doanh nghiệp công nghệ thuộc Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh, vườn ươm tạo phần mềm Quang Trung(2)…Các vườn ươm phần lớn tập trung ở các trung tâm lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và chủ yếu là các cơ sở ươm tạo của nhà nước.Gần đây, nhiều vườn ươm được đưa vào hoạt động ở các địa phương như Vườn ươm công nghệ công nghiệp Việt Nam – Hàn Quốc (tại Cần Thơ), Vườn ươm doanh nghiệp công nghệ Đại học Cần Thơ và nhiều vườn ươm của doanh nghiệp như các không gian làm việc: Up-Co, Dreamplex, Circo, I.Value(3)…

Hiện trạng mô hình vườn ươm doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay
Hiện trạng mô hình vườn ươm doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay

Sau một thời gian hoạt động, hiện một số doanh nghiệp đã ươm tạo thành công và có thị trường tốt, ví dụ như:Vườn ươm Doanh nghiệp Công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh (SHTP-IC) đã thu hút, tiếp cận và hỗ trợ thương mại hóa sản phẩm công nghệ cao cho 45 dự án ươm tạo, trong đó 23 dự án đã thương mại hóa sản phẩm thành công, 7 dự án có kết quả thương mại hóa xuất sắc được Vườn ươm tổ chức tốt nghiệp. Tổng doanh thu hàng năm của các dự án tham gia ươm tạo từ 15-20 tỷ đồng; Công ty TNHH Ươm tạo doanh nghiệp phần mềm Quang Trung hình thành năm 2005, đến nay đã ươm tạo hơn 20 doanh nghiệp phần mềm và có rất nhiều các doanh nghiệp thành công như BTM, DMG, Symbio, Solid Line(4)…

Hoạt động của các vườn ươm đã tạo ra những chuyển biến mới về cách thức cung cấp các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, tăng cường mạng lưới liên kết giữa các doanh nghiệp nhỏ và vừa với nhau và với các đối tác trong và ngoài nước. Mô hình vườn ươm đã tạo nên một hệ thống dịch vụ kinh doanh đồng bộ, gắn kết thay vì các mô hình hỗ trợ dịch vụ đơn lẻ. Thông qua các vườn ươm doanh nghiệp, cùng với việc hình thành hệ thống chia sẻ thông tin, các mối liên kết giữa các doanh nghiệp ươm tạo và với các chủ thể khác đã được tăng cường, góp phần nâng cao năng lực hoạt động, cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập; đồng thời cũng là một thành phần quan trọng hệ sinh thái khởi nghiệp ở Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, với nhu cầu phát triển mạnh mẽ hiện nay, đặc biệt là phong trào khởi nghiệp, các vườn ươm doanh nghiệp, nhất là các cơ sở công lập, đã bắt đầu bộc lộ những hạn chế.

Thứ nhất, công tác triển khai xây dựng cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng, tìm kiếm đối tác, các đơn vị tham gia và vận hành các vườn ươm còn thiếu đồng bộ, bị kéo dài, khiến vườn ươm chậm được đưa vào hoạt động.Sự chậm trễ trong triển khai các dự án vườn ươm đã và đang làm giảm hiệu quả các dự án tài trợ, gây sức ép đối với hoạt động của các vườn ươm (nhất là nỗ lực tăng thu để tự chủ), kể cả các đơn vị chủ quản và động lực, tinh thần làm việc của bản thân đội ngũ cán bộ quản lý, vận hành vườn ươm.

Thứ hai, việc huy động nguồn tài trợ cho sự hình thành và hoạt động của các vườn ươm vẫn còn nhiều khó khăn. Nguồn tài trợ cho các vườn ươm còn rất hạn chế. Nguồn vốn tài trợ từ ngân sách nhà nước, địa phương cho thành lập và hoạt động của nhiều vườm ươm doanh nghiệp hoạt động không vì lợi nhuận còn rất ít, chủ yếu là dành cho mặt bằng và cơ sở nhà xưởng. Theo TS. Nguyễn Hải An – Giám đốc Trung tâm ươm tạo doanh nghiệp nông nghiệp Công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh, đây là điểm khác biệt lớn giữa Việt Nam và nhiều nước, nhất là Trung Quốc – trong giai đoạn 10 năm đầu phát triển, các vườn ươm nhận được sự hỗ trợ toàn diện từ Chính phủ để đảm bảo sự phát triển bền vững và theo định hướng của Nhà nước, tránh tình trạng phát triển tự phát(5).

Thứ ba,các vườn ươm chưa có đủ mạng lưới chuyên gia và dịch vụ chuyên nghiệp nhằm phục vụ công tác ươm tạo; các dịch vụ cung cấp cho doanh nghiệp còn ở mức cơ bản. Một số vườn ươm còn chậm hình thành pháp nhân. Tiến độ triển khai xây dựng vườn ươm doanh nghiệp công nghệ tại các trường đại học thường chậm so với kế hoạch vì cán bộ kiêm nhiệm nhiều, thời gian dành cho hoạt động của vườn ươm còn hạn chế, mức lương thấp khiến khó tìm được cán bộ quản lý vườn ươm chuyên nghiệp. Chất lượng doanh nghiệp đầu vào còn hạn chế, doanh nghiệp chuẩn bị kế hoạch kinh doanh chưa hoàn chỉnh, mang tính lý thuyết. Kỹ năng quản lý vườn ươm theo mô hình doanh nghiệp (nhưng phi lợi nhuận) còn hạn chế, hệ thống hạ tầng hỗ trợ kỹ thuật (phòng thí nghiệm, mặt bằng sản xuất thử nghiệm…) còn chưa đáp ứng hết nhu cầu của doanh nghiệp.

Thứ tư, mặc dù các vườn ươm công lập được đầu tư về mặt cơ sở hạ tầng để hỗ trợ start-up không thua kém các đơn vị ươm tạo tư nhân, nhưng do những đặc thù về cơ chế, chính sách, tính chất hoạt động nên các cơ sở này chưa đủ sức hấp dẫn các nhà tài trợ; tỷ lệ doanh nghiệp gọi được vốn còn khá ít như: Trung tâm ươm tạo Nông nghiệp công nghệ cao chỉ có 2/9 doanh nghiệp tốt nghiệp gọi vốn thành công; Trung tâm ươm tạo doanh nghiệp công nghệ – Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh chỉ có 1/10 doanh nghiệp tốt nghiệp gọi vốn thành công(6); hầu hết các vườn ươm nhà nước không tạo ra được lợi nhuận và vẫn phụ thuộc vào ngân sách nhà nước để hoạt động. Trong khi đó, các vườn ươm tư nhân đạt kết quả ươm tạo với tỷ lệ start-up được thương mại hóa hơn 60%, cao hơn rất nhiều so với các vườn ươm nhà nước(7). Tuy nhiên, cơ sở ươm tạo tư nhân cũng gặp nhiều khó khăn, rào cản về pháp lý đầu tư, gọi vốn đầu tư từ nước ngoài…

Bên cạnh đó, phạm vi khung pháp lý hỗ trợ cho các cơ sở ươm tạo mới chi phối trong phạm vi hẹp, chủ yếu được lồng ghép trong các văn bản pháp luật khác,chưa có cơ chế ưu đãi trong thành lập mới các quỹ đầu tư mạo hiểm và thu hút các quỹ đầu tư tham gia đầu tư; sự thiếu nhận thức đầy đủ của cộng đồng doanh nghiệp về vai trò của vườm ươm và lợi ích trong tài trợ cho các vườn ươm; những vướng mắc liên quan đến sở hữu trí tuệ khi cơ sở ươm tạo muốn góp vốn cổ phần trong startup; sự thiếu hụt những nhân tố hỗ trợ quan trọng đối với một vườn ươm, như mạng lưới các nhà cố vấn khởi nghiệp, cộng đồng các nhà đầu tư thiên thần, đầu tư mạo hiểm, sự tham gia tích cực từ phía các trường đại học hoặc các tổ chức; tình trạng “thừa vườn thiếu cây”, nghĩa là vườn ươm mở ra nhiều nhưng thiếu cả về số lượng và chất lượng các ý tưởng kinh doanh, các mô hình khởi nghiệp có tiềm năng… cũng là những khó khăn, trở ngại mà các vườn ươm doanh nghiệp tại Việt Nam hiện đang phải đối mặt.

Các khó khăn cần khắc phục của cơ sở vườn ươm tạo công nghệ

Tuy được đánh giá là có những hiệu quả bước đầu đáng ghi nhận, nhưng theo Thứ trưởng Trần Văn Tùng, hầu hết các cơ sở ươm tạo vẫn đang trong giai đoạn đầu phát triển, với thời gian hoạt động từ 1 – 5 năm và phải đối mặt với nhiều thách thức để tạo sức hút thực sự đối với các doanh nghiệp KHCN.

Hầu hết các vườn ươm vẫn đang gặp khó khăn trong việc tạo mối gắn kết chặt chẽ giữa cơ quan nghiên cứu, trường, viện với các doanh nghiệp; trình độ quản lý còn hạn chế; thiếu cán bộ chuyên trách; mối liên hệ với cộng đồng doanh nhân chưa tốt… Đặc biệt, các cơ sở chưa có sự gắn kết thành một hệ thống mà vẫn đang hoạt động riêng lẻ, mỗi cơ sở đều phải tự tạo nguồn lực để tồn tại, phát triển nên hiệu quả chưa cao. Bên cạnh đó, nhiều tổ chức, cá nhân có ý tưởng mới về KHCN, muốn tiếp cận hoạt động ươm tạo nhưng còn băn khoăn về các tiêu chí cần thiết để được hỗ trợ. Khâu thương mại hóa các sản phẩm ươm tạo cũng còn hạn chế do thiếu thông tin về thị trường, kinh nghiệm marketing…

Ông Trần Đắc Hiến, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Khoa học và Công nghệ, Giám đốc Ban Quản lý Dự án “Hỗ trợ xây dựng chính sách đổi mới và phát triển các cơ sở ươm tạo doanh nghiệp” (BIPP) cho biết: Trong thời gian tới, việc đẩy mạnh hoạt động ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp KHCN vừa là nhiệm vụ, vừa là mục tiêu hết sức quan trọng mà Bộ Khoa học và Công nghệ cần nỗ lực để đạt được. Bên cạnh đó, cần xây dựng khung pháp lý cho hoạt động ươm tạo và phát triển các doanh nghiệp KHCN cùng với việc kết nối giữa các viện nghiên cứu, trường đại học, doanh nghiệp và đẩy mạnh thương mại hóa các kết quả nghiên cứu để các cơ sở ươm tạo hoạt động được hiệu quả.

Một số giải pháp phát triển đồng bộ cơ sở ươm tạo, cơ sở kỹ thuật, khu làm việc chung

Trong thời gian tới, để các cơ sở ươm tạo, cơ sở kỹ thuật, khu làm việc chung phát triển và thực sự đóng vai trò quan trọng là hạ tầng giúp DNNVV khởi nghiệp sáng tạo, cần quan tâm giải quyết một số vấn đề chính sau:

Thứ nhất, cần hoàn thiện thể chế chính sách theo hướng thống nhất, đồng bộ, từ việc thành lập và ưu đãi, hỗ trợ hoạt động cho các mô hình này trong các văn bản luật, nghị định và thông tư. Hiện nay việc thành lập các cơ sở ươm tạo, cơ sở kỹ thuật, khu làm việc chung theo Luật Hỗ trợ DNNVV chưa có văn bản hướng dẫn một cách chi tiết và phù hợp với thực tiễn (trừ cơ sở ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp KH&CN được hướng dẫn theo Thông tư 16/2014/TT-BKHCN). Cho nên, việc thành lập các cơ sở này chưa đảm bảo điều kiện cần thiết về cơ sở vật chất, kỹ thuật để thực hiện hoạt động hỗ trợ các DNNVV khởi nghiệp sáng tạo một cách hiệu quả.

Một số giải pháp phát triển đồng bộ cơ sở ươm tạo
Một số giải pháp phát triển đồng bộ cơ sở ươm tạo

Bên cạnh đó các chính sách hỗ trợ, ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, tín dụng phải được quy định đồng bộ, nhất quán trong các luật, nghị định và thông tư. Về thuế thu nhập, cần được ưu đãi ở mức cao nhất như thuế suất 10%, miễn 4 năm đầu và giảm 50% trong 9 năm tiếp theo đối với dự án đầu tư cơ sở ươm tạo, cơ sở kỹ thuật, khu làm việc chung. Ưu đãi tín dụng đối với các dự án thuộc lĩnh vực nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được vay lãi suất thấp tại Ngân hàng phát triển Việt Nam, bảo lãnh vay vốn tại các quỹ của Nhà nước.

Thứ hai, cần xác định rõ vai trò, trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước trung ương và địa phương. Việc thành lập các cơ sở ươm tạo, cơ sở kỹ thuật, khu làm việc chung cần có vai trò của cơ quan quản lý nhà nước về KH&CN để đánh giá trước khi tổ chức, cá nhân tiến hành thành lập. Việc này nhằm nâng cao vai trò quản lý nhà nước để hỗ trợ và giám sát hoạt động của các cơ sở trên, từ đó có biện pháp chính sách nhằm kiện toàn hệ thống các cơ sở ươm tạo, cơ sở kỹ thuật, khu làm việc chung tiệm cận với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Thứ ba, ban hành và thực hiện chính sách ưu đãi, hỗ trợ hiệu quả. Hiện nay các ưu đãi, hỗ trợ các cơ sở ươm tạo, cơ sở kỹ thuật, khu làm việc chung hỗ trợ DNNVV khởi nghiệp sáng tạo đã được quy định tại Luật Hỗ trợ DNNVV, vì vậy để đảm bảo quyền lợi cho các tổ chức, cá nhân khi thành lập các cơ sở này được hưởng các chính sách ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, đất đai, đầu tư theo quy định thì nhất thiết phải có văn bản hướng dẫn cụ thể và biện pháp thực thi chính sách phù hợp.

Bên cạnh đó, chính quyền địa phương cũng cần quan tâm, tạo điều kiện cho việc hình thành các mô hình này bằng các hành động thiết thực như cung cấp mặt bằng cho đối tác tư nhân đầu tư xây dựng khu làm việc chung hoặc đầu tư theo mô hình công tư. Phần lợi nhuận thuộc về địa phương sau khi mô hình này đi vào hoạt động có thể được sử dụng để bù vào chi phí phải trả của các doanh nghiệp khởi nghiệp, giúp họ tiết giảm được chi phí ban đầu. Như vậy, các địa phương sẽ không phải bỏ vốn trực tiếp, giảm bớt nỗi lo thất thoát vốn khi thực hiện đầu tư mạo hiểm, đồng thời tạo ra sự hỗ trợ thiết thực đối với cộng đồng doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo.

Trên đây là nội dung bài viết giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về Cả nước có bao nhiêu cơ sở vườn ươm tạo công nghệ? Mọi thông tin trong bài viết Cả nước có bao nhiêu cơ sở vườn ươm tạo công nghệ? Phát triển các cơ sở ươm tạo khoa học công nghệ đều được xác thực rõ ràng trước khi đăng tải. Tuy nhiên đôi lúc vẫn không tránh khỏi những sai xót đáng tiếc. Hãy để lại bình luận xuống phía dưới bài viết để đội ngũ biên tập được nắm bắt ý kiến từ bạn đọc.

Đăng bởi THCS Bình Chánh trong chuyện mục Tổng hợp

5/5 - (3 bình chọn)

Nguyễn Thanh Tùng

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button