Học Tập

Câu ghép là gì? Mối quan hệ giữa các vế trong câu ghép

Mời các em theo dõi nội dung bài học về Câu ghép là gì? Mối quan hệ giữa các vế trong câu ghép do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn. Hy vọng sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em học tốt và hoàn thành tốt bài tập của mình.

Câu ghép là gì?

Câu ghép là câu do được ghép lại từ nhiều vế (từ hai vế trở lên), mỗi một vế câu sẽ có đủ cấu trúc của câu tức là có một cụm chủ ngữ – vị ngữ, câu ghép thể hiện mối quan hệ chặt chẽ giữa các ý với nhau cũng như thể hiện mối quan hệ với các câu khác trong một đoạn hay một bài văn.

Câu ghép là gì?
Câu ghép là gì?

Câu ghép do các câu ghép lại với nhau nên cần phải có sự liên kết một cách hợp lý. Theo chương trình đào tạo tiếng Việt, các vế của câu ghép được nối với nhau bởi 03 cách:

Bạn đang xem: Câu ghép là gì? Mối quan hệ giữa các vế trong câu ghép

  • Sử dụng từ ngữ có tác dụng nối.
  • Nối trực tiếp (sử dụng sử dụng các dấu: hai chấm, chấm phẩy và dấu phẩy).
  • Nối bằng quan hệ từ: Quan hệ từ: và, nhưng, hoặc, hay, thì,…; Cặp quan hệ từ: vì – nên, nếu – thì, tuy – nhưng…

Câu ghép thường có các mối quan hệ giữa các vế câu:

  • Quan hệ nguyên nhân – kết quả,
  • Quan hệ điều kiện – tương phản,
  • Quan hệ tăng tiến và quan hệ tương phản.

Công dụng của câu ghép: Câu ghép giúp cho câu văn của chúng ta sẽ tránh bị hụt hay thiếu ý. Đồng thời nó nêu rõ ràng, trọn vẹn ý nghĩa câu bạn cần diễn đạt. Còn trong quá trình nói chuyện, đôi khi có những ý dài nếu sử dụng câu đơn thì sẽ khiến cho nội dung trở nên dàn trải và câu nói thiếu sự cô đọng, tinh tế. Trong lúc này, áp dụng câu ghép sẽ giúp bạn tóm gọn vấn đề, nhất là những vấn đề có mối liên quan với nhau về ý nghĩa. Từ đó giúp người nghe dễ hiểu và mang tới hiệu quả giao tiếp tốt.

Các loại câu ghép

Về cơ bản, câu ghép có 5 loại: Đẳng lập, hô ứng, hỗn hợp, chính phụ và chuỗi. Mỗi loại câu ghép có nhiệm vụ riêng và được sử dụng cho các mục đích khác nhau. Do vậy, bạn cần hiểu rõ bản chất của từng loại câu ghép để tối ưu hóa cách sử dụng.

– Câu ghép đẳng lập: Câu ghép đẳng lập bao gồm hai vế câu không phụ thuộc vào nhau và có mối quan hệ ngang hàng, không phụ thuộc vào nhau. Các vế trong câu ghép đẳng lập được kết nối bằng quan hệ từ đẳng lập do vậy mối quan hệ giữa chúng nhìn chung khá lỏng lẻo.

Ví dụ: Hôm nay tôi làm việc hoặc mai làm.

Trong loại câu ghép này còn có 4 loại câu ghép đăng lập khác nhau, bao gồm:

  • Đẳng lập có quan hệ liệt kê: Các vế trong câu thường được kết nối bằng quan hệ từ mang tính liên hợp, thường là từ “và”. Mỗi vế sẽ thể hiện ý nghĩa về sự vật, hiện tượng, tình chất cùng loại hoặc quá trình. Ví dụ: Trời xanh và gió mát.
  • Đẳng lập có quan hệ tiếp nối: Các vế câu thể hiện sự việc được tiếp nối theo một trật tự tuyến tính. Hoặc các vế được kết nối bằng quan hệ từ mang tính liệt kê. Ví dụ: Chiếc bút bi của tôi bị rơi và chiếc bút chì cũng rơi ngay sau đó.
  • Đẳng lập có quan hệ lựa chọn: Các vế sẽ thể hiện ý nghĩa khác nhau nhưng nhìn chung đều nói về chủ thể sự việc chung. Các vế sẽ được kết nối với nhau bằng quan hệ từ mang tính lựa chọn như “hoặc”, “hay”. Ví dụ: Hôm nay hoặc mai làm.
  • Đẳng lập có quan hệ đối chiếu: Mỗi vế sẽ thể hiện ý nghĩa đối ứng và tương phản nhau, được kết nối bằng quan hệ từ mang tính tương phản, như “nhưng”, “song”, “mà”. Ví dụ: Cái bút này bị vỡ nhưng nó vẫn viết được.

– Câu ghép chính phụ: Câu ghép chính – phụ là câu được nối với nhau bằng quan hệ từ hoặc được kết nối bằng một cặp từ hô ứng. Câu ghép chính phụ cũng có hai vế nhưng lại phụ thuộc lẫn nhau, được kết nối bằng quan hệ từ chính phụ; vì vậy mối quan hệ trong câu ghép chính phụ thường rất chặt chẽ.

Ví dụ: Nếu em chăm chỉ hơn thì em đã thành công.

– Câu ghép hô ứng: Câu ghép hô ứng hay còn gọi là câu ghép qua lại. Mối quan hệ giữa chúng rất chặt chẽ, không thể tách riêng các vế ở trong câu thành câu đơn. Cách thức để kết nối những vế trong câu ghép hô ứng bao gồm phụ từ và cặp đại từ: “chưa…đã”, “vừa…vừa”, “mới…đã”, “càng…càng”, “nào…nấy”, “bao nhiêu…bấy nhiêu”,…

Ví dụ: Người thế nào thì vật thế ấy.

Các loại câu ghép
Các loại câu ghép

– Câu ghép chuỗi: Đây là câu ghép có hai vế trở lên; giữa các vế có quan hệ chuỗi, tức là theo kiểu liệt kê. Các vế trong câu được ngăn cách nhau bằng các dấu câu: dấu chấm (.), dấu hai chấm (:), dấu phẩy (,). Ví dụ: Trời mưa, gió lớn, cây đổ. Câu ghép chuỗi được chia ra những loại sau đây: Câu ghép chính phụ có quan hệ bổ sung, câu ghép chính phục có quan hệ điều kiện – hệ quả, câu ghép chính phụ nguyên nhân, câu ghép chính phụ có quan hệ đối nghịch.

– Câu ghép hỗn hợp: Giữa các vế của câu ghép hỗn hợp sẽ có mối quan hệ tầng bậc và có nhiều kiểu quan hệ về ngữ pháp. Ví dụ: Mặc dù tôi đã khuyên nó cố gắng siêng năng nhưng nó không nghe cho nên bây giờ nó vẫn chưa tìm được việc.

Cách nối các vế câu ghép

Nối trực tiếp

Cách nối câu trực tiếp trong câu ghép là cách nối sẽ không sử dụng tới từ nối hay các cặp từ hô ứng.

Ví dụ:

  • Trời sáng, các cô bác đang dọn hàng để bán.
  • Hôm nay em tôi được nghỉ, tôi đi học.

Nối bằng cặp từ hô ứng

Các mệnh đề trong câu ghép sẽ được nối với nhau bằng các cặp từ hô ứng.

Ví dụ như: “bao nhiêu- bấy nhiêu”, “càng- càng”, “vừa- đã”, “vừa- vừa”, “chưa-đã”, “đâu- đấy”,…

Ví dụ:

  • Bạn càng lười biếng, bạn càng không có cơ hội thành công.
  • Bạn làm được bao nhiêu, bạn sẽ nhận được bấy nhiêu.
  • Trời vừa tối, các bác lao công đã ra về

Nối bằng các quan hệ từ

Chúng ta có thể sử dụng các quan hệ từ cùng với các cặp quan hệ từ để nối các vế trong một câu ghép. Một số quan hệ từ như “và, thì, rồi, nhưng, hoặc, hay,…”, các cặp quan hệ từ như “tuy- nhưng”, “vì- nên”, “nếu- thì”, “chẳng những- mà còn”,….

Ví dụ:

  • Hùng muốn giúp Mai nhưng cô ấy từ chối.
  • Vì Lam dậy sớm nên cô ấy không trễ giờ.
  • Tuy cô ấy không thể giành được quán quân nhưng anh ấy đã để lại phần thi ấn tượng.

Mối quan hệ giữa các vế trong câu ghép

Câu ghép tiếng Việt thường biểu thị các mối quan hệ cụ thể giữa các mệnh đề, chẳng hạn như quan hệ nguyên nhân – kết quả, quan hệ tương phản và quan hệ giả thiết – kết quả.

Nguyên nhân – kết quả

Câu ghép có  mối quan hệ nguyên nhân- kết quả thường sẽ sử dụng các cặp quan hệ từ như “bởi vì- cho nên”, “vì- nên”, “do- nên”,…

Ví dụ:

  • Bởi vì Phúc trốn học nên thầy đã gọi cho phụ huynh.
  • Do thời tiết rất tốt nên chúng tôi sẽ đi cắm trại ngoài trời.
  • Vì Minh luyện tập khá chăm chỉ nên anh ấy có được một thân hình hoàn hảo.

Điều kiện – kết quả

Câu ghép thể hiện mối quan hệ điều kiện- kết quả sẽ diễn tả một hành động hoặc sự việc chỉ có thể xảy ra khi có hành động, sự việc khác cũng xảy ra. Một số cụm từ nối được dùng thường trong câu ghép chỉ quan hệ điều kiện- kết quả như là “nếu- thì”, “hễ- giá”, “hễ như- thì”….

Ví dụ:

  • Nếu anh ấy không đến thì cô ấy cũng không bỏ đi.
  • Nếu trời nắng gắt thì chúng tôi sẽ ở trong nhà
  • Hễ mà cô ấy đến sớm thì chúng tôi sẽ kịp giờ.

Tương phản

Câu ghép chỉ mối quan hệ tương phản thường có hai mệnh đề diễn tả ý nghĩa trái ngược nhau, ta sẽ sử dụng các mệnh đề quan hệ như “tuy- nhưng”. “mặc dù- nhưng”.

Ví dụ:

  • Tuy bị đau tay nhưng Huyền vẫn đi học đủ.
  • Mặc dù rất buồn nhưng anh ấy vẫn nấu ăn cho mọi người.
  • Tuy đã rất cố gắng nhưng Thi vẫn không đạt được kết quả tốt.

Tăng tiến

Câu ghép chỉ mối quan hệ tăng tiến giữa các vế câu thông qua các cặp quan hệ từ như “không những- mà còn”, “không chỉ- mà còn”,…

Ví dụ:

  • Huyền không chỉ biết chơi piano mà cô ấy còn biết hát
  • Không những tôi biết nấu ăn mà tôi còn biết dọn dẹp nhà cửa.
  • Không chỉ người Việt Nam thích Phở mà những người nước ngoài cũng thích.

Mục đích

Quan hệ chỉ mục đích giữa các vế trong câu ghép thường được thể hiện bằng các quan hệ từ như  “để, thì…”.

Ví dụ:

  • Chúng tôi đi làm từ thiện để chia sẻ với các hoàn cảnh khó khăn.
  • Để có được thành công thì bạn phải cố gắng nhiều hơn về ngày hôm nay.

Phân biệt câu đơn, câu phức và câu ghép

Câu đơn là câu chỉ có một mệnh đề nòng cốt trong câu bao gồm hai bộ phận chính là chủ ngữ và vị ngữ.

Ví dụ: Tôi thích xem phim.

Câu phức là câu có từ hai cụm chủ-vị trở lên, trong đó có một cụm chủ-vị là nòng cốt, các cụm chủ-vị còn lại sẽ bổ sung ý nghĩa cho cụm chủ-vị nòng cốt đó.

Ví dụ: Ngày mai anh ấy cần làm những việc sau: lên kế hoạch cho dự án sắp tới, gặp gỡ đối tác, gọi điện cho khách hàng cũ.

Câu ghép là câu có từ hai cụm chủ-vị khác nhau nhưng các mệnh đề đó không bao hàm nhau.

Ví dụ: Con mèo nghịch cuộn len trong nhà, chú chó đang chơi ngoài sân.

Mối quan hệ giữa các vế trong câu ghép
Mối quan hệ giữa các vế trong câu ghép

Câu ghép trong tiếng Anh

Câu ghép trong tiếng Anh cũng là những câu có hai cụm chủ-vị, hay còn gọi là hai mệnh đề độc lập.

Ví dụ:

  • My father is a doctor, my mother is a nurse. (Bố tôi là một bác sĩ, mẹ tôi là một y tá.)
  • He woke up late so he missed the train. (anh ấy thức dậy muộn nên anh ấy bị lỡ tàu)

Câu ghép trong tiếng Anh có thể được hình thành bằng cách sử dụng các liên từ nối như for, and, nor, but, or, yet, so.

Ví dụ:

  • It’s rain, but he doesn’t bring the umbrella. (Trời mưa, nhưng anh ấy không mang theo ô)
  • He didn’t want to go to school, yet he went anyway. (Anh ấy không muốn đến trường, rồi anh ấy đã đi sau đó.)

Các mệnh đề trong câu ghép cùng được với nhau bằng các trạng từ nối như furthermore, however, otherwise,..

Ví dụ:

  • It’s raining, however they still go out. (Trời mưa, tuy nhiên họ vẫn ra ngoài)

Hai mệnh đề độc lập trong câu ghép còn được nối với nhau bằng dấu chấm phẩy.

Ví dụ:

  • The sky is dark, the stars gone. (Bầu trời thì tối om, những vì sao đã biến mất.)

Bài tập ví dụ về câu ghép trong tiếng Việt

Bài tập: Đặt câu sử dụng các cặp quan hệ từ sau:

1. Nếu…………..thì……

2. Mặc dù…………nhưng…….

3. Vì……..nên………..

4. Không những………mà còn……….

5. Tuy……..nhưng………

Đáp án:

1. Nếu tôi không làm bài tập về nhà thì tôi sẽ bị phạt bởi thầy cô giáo.

2. Mặc dù Linh còn ít tuổi nhưng cô ấy nói tiếng Anh rất tốt

3. Vì Nam lười biếng nên điểm kiểm tra cuối kỳ của anh ấy rất tốt.

4. Không những tôi phải nấu ăn mà tôi còn phải dọn dẹp nhà cửa.

5. Tuy bố mẹ không đồng ý nhưng tôi vẫn muốn học nhảy.

Trên đây là nội dung bài học Câu ghép là gì? Mối quan hệ giữa các vế trong câu ghép do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn và tổng hợp. Hy vọng sẽ giúp các em hiểu rõ nội dung bài học và từ đó hoàn thành tốt bài tập của mình. Đồng thời luôn đạt điểm cao trong các bài thi bài kiểm tra sắp tới. Chúc các em học tập thật tốt.

Đăng bởi THCS Bình Chánh trong chuyên mục Học tập

5/5 - (9 bình chọn)

Cô Nguyễn Thanh Phương

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button