Tổng hợp

Cơ Thiếu Hoàng là ai? Sự lan truyền của câu chuyện Cơ Thiếu Hoàng trên mạng

Mời bạn đọc cùng tìm hiểu Cơ Thiếu Hoàng là ai trong bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé.

Cơ Thiếu Hoàng là ai?

Cơ Thiếu Hoàng là một trong những cái tên vô cùng nổi tiếng và trở thành chủ đề bàn tán của cộng đồng MXH trong một khoảng thời gian dài

Nhắc đến Cơ Thiếu Hoàng thì cộng đồng mạng lại nhớ đến 1 trong 2 nhân vật có liên quan đến một cuộc tranh cãi ngay trên Facebook có liên quan đến cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia. Tại đây thì người dùng có tên Cơ Thiếu Hoàng đã có một bình luận đậm tính khó chịu và tự nhận bản thân là một nhà phản biện không hề có đối thủ tại trường của mình. 

Bạn đang xem: Cơ Thiếu Hoàng là ai? Sự lan truyền của câu chuyện Cơ Thiếu Hoàng trên mạng

Cơ Thiếu Hoàng là ai?
Cơ Thiếu Hoàng là ai?

Sự việc bắt đầu từ một bài post được đăng tải trên trang Fanpage Đơn vị tác chiến điện tử (Comrade  Commissar) trên Facebook vào ngày 23/07/2019 với nội dung có hàm ý liên quan đến việc học lịch sử tại Việt Nam. Chủ đề này nhanh chóng nhận được rất nhiều những bình luận từ cộng đồng mạng và các thành viên trong fanpage đã bùng nổ một cuộc tranh luận cho rằng liệu chương trình Đường lên đỉnh Olympia liệu có thật sự là rò rỉ chất xám của Đất nước khi đưa nhân tài sang Úc hay không?

Trong đó thì có một người có tên là Nguyễn Hữu Quang Nhật đã có ý kiến rằng “Một năm có 144 thí sinh thi Olympia, chỉ có thí sinh giỏi nhất đi Úc“ để nhằm nói rằng tỉ lệ chảy máu chất xám trong chương trình này thực chất là không nhiều.

Tuy nhiên tài khoản Facebook có tên Cơ Thiếu Hoàng đã phản bác và thậm chí là thách thức Nguyễn Hữu Quang Nhật với giọng điệu vô cùng gay gắt. Người này đã tuyên bố rằng đối thủ tham gia cuộc thi và về bét cũng có thể trở thành niềm tự hào của gia đình, kèm theo đó là những lời khoe khoang về khả năng phản biện của mình.

Nhưng Cơ Thiếu Hoàng lại không biết rằng Nguyễn Hữu Quang Nhật lại chính là 1 trong những thí sinh Đường lên đỉnh Olympia từng góp mặt tại Vòng chung kết của cuộc thi này năm thứ 18 và giành được giải 3 chung cuộc. Cậu chuyện cũng có khá nhiều điểm tương đồng liên quan đến trào lưu “Chủ tích giả nghèo…và cái kết” đang rất hot ở thời điểm đó. Dòng trạng thái phản biện của Nguyễn Hữu Quang Nhật đã khiến cho Facebook như bùng nổ và cộng đồng mạng dường như ai cũng biết đến câu chuyện này.

Ngay sau đó đã có rất nhiều những người dùng Facebook tham gia vào cuộc tranh luận, câu trả lời phản pháo lại của Nguyễn Hữu Quang Nhật cũng đã nhanh chóng được cộng đồng mạng chụp màn hình lại và lan truyền mạnh mẽ sắp các mặt trận. Facebook cá nhân của 2 nhân vật chính cũng nhận được rất nhiều những tin nhắn cũng như sự chú ý của cộng đồng mạng.

Sau một khoảng thời gian bị chỉ trích thì Facebook Cơ Thiếu Hoàng cũng đã đăng một bài viết để nói về chuyện này rồi khóa tài khoản không lâu sau đó.

Sau khi chuyện này kết thúc thì Nguyễn Hữu Quang Nhật cũng đã có một bài đăng trên trang blog cá nhân của mình để thể hiện quan điểm cá nhân liên quan đến việc này.

Dân cư mạng một khoảng thời gian về sau đã lan truyền hình ảnh của một đoạn tin nhắn cho rằng Cơ Thiếu Hoàng đã nhắn tinh với Nguyễn Hữu Quang Nhật. Dù vậy thì hình ảnh này vẫn chưa được bất kì ai trong sự việc này xác nhận cả.

Khi sự việc này diễn ra thì đã có rất nhiều những ảnh chế xuất hiện và liên quan đến Cơ Thiếu Hoàng cũng như là Nguyễn Hữu Quang Nhật.

Hệ tư tưởng của Cơ Thiếu Hoàng là gì?

Nguồn gốc của hệ tư tưởng Cơ Thiếu Hoàng bắt nguồn từ ngày 23 tháng 7 năm 2019, khi một fanpage Đơn vị tác chiến điện tử đăng trên facebook với nội dung liên quan đến việc học lịch sử tại Việt Nam. Chủ đề này nhanh chóng nhận được sự quan tâm của cộng đồng mạng và nổ ra cuộc tranh luận rằng chương trình Đường lên đỉnh Olympia có thật sự là rò rỉ chất xám của đất nước khi đưa nhân tài sang Úc hay không?

Có rất nhiều bình luận đưa ra ý kiến về vấn đề này, trong đó có một bình luận của nick nam Nguyễn Hữu Quang Nhật trên facebook đưa ra ý kiến rằng “1 năm có 144 thí sinh tham dự đường lên đỉnh Olympia, chỉ có thí sinh giỏi nhất đi Úc” ý anh muốn nói tỷ lệ chảy chất xám nhân tài của đất nước ra nước ngoài là ít.

Tuy nhiên một tài khoản trên facebook có tên là Cơ Thiếu Hoàng đã phản bác lại bình luận của Quang Nhật và cho rằng “Biết thống kê trong 144 thí sinh đó có bao nhiêu thí sinh nhận được học bổng du học chưa mà phát biểu vậy?” người này còn đưa ra những bình luận gay gắt và thách thức rằng nếu đối thủ tham gia cuộc thi và về cuối cũng có thể trở thành niềm tự hào của gia đình và những lời khoe khoang về khả năng phản biện của mình. Nhưng không may cho anh chàng khoe khoang là gặp ngay chủ tịch giả nghèo, đối thủ của anh ta chính là Minh Nhật thí sinh đứng thứ 3 trong cuộc thi đường lên đỉnh Olympia năm thứ 18 và cái kết của câu chuyện đầy gay cấn này rất hot ở thời điểm đó.

Phần phản biện của Nguyễn Hữu Quang Nhật đã khiến cộng đồng mạng bùng nổ và hầu như ai cũng biết chuyện này, nhiều người còn vào trang cá nhân của Thiếu Hoàng để chỉ trích và anh đã phải khóa tài khoản để tránh nhận những bình luận tiêu cực từ mạng xã hội.

Hệ tư tưởng của Thiếu Hoàng hay còn gọi là hệ tư tưởng cãi cố mà cộng đồng mạng đặt cho câu chuyện này, đây không phải là một hệ tư tưởng mà được coi là nỗi nhục “Trước Cơ Thiếu Hoàng không có Cơ Thiếu Hoàng, sau Cơ Thiếu Hoàng có rất nhiều Cơ Thiếu Hoàng”.

Sự lan truyền của câu chuyện Cơ Thiếu Hoàng trên mạng
Sự lan truyền của câu chuyện Cơ Thiếu Hoàng trên mạng

Sự lan truyền của câu chuyện Cơ Thiếu Hoàng trên mạng

Sau khi câu chuyện trở nên nổi tiếng thì đã tạo nên trào lưu trên Internet với phong trào Chủ tịch giả nghèo, có thể thấy đây không phải chỉ là câu chuyện của hai người nữa mà nó đã lan truyền với tốc độ chóng mặt. Có những bài học được rút ra từ câu chuyện này như kiểm soát cái tôi cá nhân, như trong câu chuyện này Hoàng đã bị mất kiểm soát trong cách phát ngôn và tránh những phản ứng tiêu cực và những lời lẽ thái quá đối với đối thủ.

Học cách lắng nghe nhiều hơn và biết tôn trọng đối phương khi giao tiếp sẽ giúp bạn có được sự tôn trọng của mọi người.

Những lần thí sinh Đường lên đỉnh Olympia cãi nhau ỏm tỏi trên MXH

Những màn tranh cãi của cựu thí sinh Đường lên đỉnh Olympia nhận nhiều sự quan tâm của dư luận.

Dù đã trải qua 21 mùa, Đường lên đỉnh Olympia vẫn luôn thu hút khán giả cả nước nhờ những màn so trí giữa các thí sinh. Không chỉ vậy, những câu chuyện bên lề đầy thú vị và cả tréo ngoe cũng khiến chương trình thường xuyên được bàn luận. Thời gian trước, có 3 cựu thí sinh Olympia từng tranh luận ầm ĩ trên mạng xã hội, thậm chí còn tạo nên trào lưu đến tận bây giờ.

Nguyễn Hữu Quang Nhật – Cơ Thiếu Hoàng

Đây có lẽ là vụ việc gây bão mạng xã hội nhất năm 2019. Cụ thể trong một topic gây tranh cãi “Chương trình đường lên đỉnh Olympia làm rò rỉ chất xám của đất nước khi đưa nhân tài sang Úc”, rất nhiều ý kiến trái chiều đã được ra. Người đồng tình, người phản bác vấn đề nêu trên.

Trong số đó, có 1 thanh niên tên Nguyễn Hữu Quang Nhật phản đối và cho rằng: “Một năm có 144 thí sinh, chỉ có thí sinh giỏi nhất đi Úc”, ý nói tỷ lệ tham gia chương trình và đi du học là rất ít. Ngay lập tức, một nick Facebook tên Cơ Thiếu Hoàng để lại nhiều bình luận với giọng điệu mỉa mai, châm biếm Quang Nhật như: “Nếu bạn đủ giỏi, chỉ cần đứng trên đó và giải bét thôi thì bố mẹ cũng đã tự hào và rớt nước mắt rồi và bạn sẽ không phát biểu câu ngớ ngẩn như thế. Nhưng rất tiếc điều đó không xảy ra.

Thích thì phản biện bằng thành tích học tập của bạn đi. Ở trường chưa ai phản biện lại được mình đâu”. Khi Quang Nhật không muốn khoe thành tích, Cơ Thiếu Hoàng lại tiếp tục giọng điệu thách thức.

Nhưng rất tiếc cho Hoàng, Nguyễn Hữu Quang Nhật chẳng phải một cư dân mạng ất ơ nào đó mà lại là nhân vật “có số má” tại Đường lên đỉnh Olympia. Trước sự thách thức của Cơ Thiếu Hoàng, Quang Nhật chỉ thả nhẹ một link bài báo viết về mình với tiêu đề: “Nguyễn Hữu Quang Nhật đầy tự tin bước vào vòng Chung kết Olympia năm thứ 18”. Theo đó, Quang Nhật từng là học sinh trường THPT Phan Chu Trinh, Đà Nẵng.

Cậu từng xuất sắc giành vòng nguyệt quế các trận thi tuần, tháng, quý, qua đó lọt vào trận chung kết năm. Dù chỉ về đích thứ 3 chung cuộc nhưng màn thể hiện của Quang Nhật xuyên suốt chương trình vẫn vô cùng xuất sắc.

Thật tiếc cho Cơ Thiếu Hoàng, nếu chịu khó tra cứu trên Google như lời Quang Nhật nói thì có lẽ anh chàng này đã không bị quê đến như vậy. Vụ việc này thậm chí trở thành huyền thoại trên Facebook. Bởi sau này, với bất cứ vụ tranh luận nào mà đối phương cố tình cãi vã nhưng lại gặp đúng chuyên gia thì cộng đồng mạng lại nhớ ngay tới Cơ Thiếu Hoàng.

Thậm chí cộng đồng mạng còn lan truyền 1 câu nói: “Cơ Thiếu Hoàng không phải một cá nhân, mà là một hệ tư tưởng”, ý chỉ những thanh niên “chém gió” trên mạng nhưng không biết người biết ta.

Những lần thí sinh Đường lên đỉnh Olympia cãi nhau ỏm tỏi trên MXH
Những lần thí sinh Đường lên đỉnh Olympia cãi nhau ỏm tỏi trên MXH

Vũ Công Minh và cô bạn T.T

Mới đây, một vụ việc tương tự Nguyễn Hữu Quang Nhật – Cơ Thiếu Hoàng năm nào xảy ra khiến cộng đồng mạng được trận cười đau bụng. Cụ thể trong một group của trường Đại học Bách Khoa, xuất hiện bài đăng nhờ tư vấn về ngành Hệ thống điện và Năng lượng tái tạo và nổ ra vấn đề gây tranh cãi: Ngành học hay nhưng lại ít người đăng ký.

Lúc này một nữ sinh tên T.T bình luận: “Tiền đâu mà học ạ” và có bình luận hồi đáp “Thì mình cố gắng để kiếm học bổng mà được em”. Ngay lập tức, T.T đáp trả: “1 khoa được mấy người được học bổng ạ? Chị có được không, khi học gì, gia đình đều phải cân nhắc giữa lực học và kinh tế” và “chị cho em hỏi chị được học bổng mấy lần rồi ạ?”.

T.T sau đó được mọi người khuyên không nên tỏ thái độ gay gắt, tiêu cực như vậy. Tài khoản Facebook Công Minh cũng vào bình luận: “Mình nghĩ bạn nên có một cái nhìn khách quan hơn là tư duy chủ quan như thế. Bởi vì đầu tư cho việc học không bao giờ là lỗ cả. Còn về việc có học bổng hay không có học bổng phụ thuộc vào sự nỗ lực của bản thân bạn. Sẽ có nhiều cách tiếp cận chứ không chỉ có học bổng khuyến khích học tập của trường. Tất nhiên là học bổng sẽ giúp đỡ vấn đề tài chính của gia đình phần nào nhưng học bổng không bao giờ là thước đo chuẩn để đánh giá một sinh viên.

Hơn nữa mình nghĩ bạn cần có một thái độ thật sự tôn trọng người đi trước khi mà chị ấy rất chân thành tư vấn cho bạn chứ không phải tìm cách soi mói chuyện học tập của người khác như vậy”.

T.T chẳng những không tiếp thu mà còn chê bai với ý không biết Công Minh học giỏi ra sao mà đi dạy đời cô nàng. Trước sự ngông nghênh của T.T, một số thành viên khác trong group đã gửi luôn cho T.T đọc một bài báo về Công Minh, khiến cô nàng “tắt nắng”.

Hóa ra, Công Minh này không phải ai xa lạ mà chính là Vũ Công Minh – cựu thí sinh từng lọt vào vòng thi quý 4 Đường lên đỉnh Olympia năm 2019. Trước đó trong vòng thi tháng, cựu nam sinh THPT Quang Trung, Hải Dương từng gây bão khi có phần thể hiện cực kỳ xuất sắc, thắng tuyệt đối và áp đảo các thí sinh khác. Cụ thể cậu bạn đạt 330 điểm, hơn người về nhì tới 125 điểm.

Thành tích học tập các năm phổ thông của Vũ Công Minh cũng vô cùng ấn tượng. Cậu bạn là học sinh giỏi suốt 12 năm liền và học đều tất cả môn. Không chỉ vậy, Minh còn tập võ và năng nổ tham gia các hoạt động văn nghệ, thể thao do Đoàn trường phát động.

Nguyễn Hải Lâm và pha vạ miệng trên MXH

Không được ủng hộ như 2 đàn anh, cựu thí sinh Olympia này trái lại gặp nhiều chỉ trích vì pha vạ miệng của mình. Cụ thể trong vòng thi Tuần 3 – Tháng 2 – Quý 3, phát sóng ngày 9/5/2021, Nguyễn Hải Lâm (THPT Phúc Thọ – Hà Nội) chỉ đạt 150 điểm và về đích ở vị trí thứ 4.

Ở phần thi Về đích, với câu hỏi 20 điểm: “10 đường thẳng phân biệt có thể có nhiều nhất bao nhiêu giao điểm”, cậu bạn đã trả lời khá nhanh là 90. Tuy nhiên tổ hợp chập 2 của 10, tức là bằng 45.

Sau khi chương trình phát sóng, một fanpage về Toán học có đăng lại phần thi của Hải Lâm kèm caption: “Thí sinh chưa phân biệt được tổ hợp và chỉnh hợp nên trả lời sai”. Một số cư dân mạng cũng tỏ ý chê bai Hải Lâm vì trả lời sai ở câu hỏi dễ. Có lẽ do bức xúc vì bị chê bai nên Hải Lâm đã có lời qua tiếng lại với ngôn từ chưa được chuẩn mực.

Vụ việc sau đó thu hút nhiều ý kiến. Có người chỉ trích Hải Lâm, có người lại bênh vực cậu bạn và phản bác fanpage Toán học kia. Bởi Đường lên đỉnh Olympia vốn là sân chơi đầy căng thẳng, việc thí sinh mất bình tĩnh, trả lời nhầm ở câu hỏi dễ hoàn toàn có thể xảy ra. Một fanpage lớn lại đăng bài với câu từ dễ gây hiểu nhầm thành công kích người khác là không nên. Sau vụ việc, có lẽ Hải Lâm cũng phải rút kinh nghiệm, chú ý hơn khi phát ngôn trên MXH.

***

Trên đây là nội dung bài viết giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về Cơ Thiếu Hoàng là ai Mọi thông tin trong bài viết Cơ Thiếu Hoàng là ai? Sự lan truyền của câu chuyện Cơ Thiếu Hoàng trên mạng đều được xác thực rõ ràng trước khi đăng tải. Tuy nhiên đôi lúc vẫn không tránh khỏi những sai xót đáng tiếc. Hãy để lại bình luận xuống phía dưới bài viết để đội ngũ biên tập được nắm bắt ý kiến từ bạn đọc.

Đăng bởi THCS Bình Chánh trong chuyên mục Tổng hợp

5/5 - (1 bình chọn)

Cô Nguyễn Thanh Phương

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button