Công nghệ 7 Bài 4 Cánh diều: Giới thiệu chung về rừng | Giải Công nghệ lớp 7
Mời các em theo dõi nội dung bài học do thầy cô trường Trung học Bình Chánh biên soạn sẽ giúp các em nắm chắc kiến thức nội dung bài học tốt hơn.
Giải bài tập Công nghệ 7 Bài 4: Giới thiệu chung về rừng
Bạn đang xem: Công nghệ 7 Bài 4 Cánh diều: Giới thiệu chung về rừng | Giải Công nghệ lớp 7
Công nghệ 7 Bài 4: Giới thiệu chung về rừng
Mở đầu trang 25 Bài 4 Công nghệ lớp 7: Hãy mô tả một khu rừng mà em biết.
Trả lời:
Vườn Quốc gia Cúc Phương là một khu bảo tồn thiên nhiên, khu rừng đặc dụng nằm trên địa phận ranh giới 3 khu vực Tây Bắc Bộ, đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ thuộc 3 tỉnh: Ninh Bình, Hòa Bình, Thanh Hóa. Vườn quốc gia Cúc Phương tạo cho em cảm giác thích thú ngay từ lần đặt chân đầu tiên. Vườn quốc gia này có hệ động thực vật phong phú đa dạng mang đặc trưng rừng mưa nhiệt đới. Đó là nơi góp phần tạo nên những thước phim xanh mướt mắt, một thế giới đầy hoang sơ như tồn tại từ thời tiền sử. Rừng Cúc Phương như một bảo tàng sống của thời hiện đại, nơi ta có thể bắt gặp những cây cổ thụ đến hàng ngàn năm tuổi, những loài thực vật tồn tại từ kỷ đệ tam và cả những loài chim quý hiếm mà nhiều loài đã được ghi tên vào sách đỏ thế giới. Một thế giới toàn màu xanh, xanh ngọt ngào của cỏ cây, xanh miên man của trời và xanh hiền hòa của dòng nước.
Nơi đây nổi bật với một hệ sinh thái đa dạng chủng loài. Chúng ta có thể chiêm ngưỡng và chơi đùa với đủ loại động vật quý hiếm, thỏa mãn đam mê khám phá các hang động trong vực của vườn, … Em đã được trải nghiệm cảm giác chèo thuyền mạo hiểm kayak để khám phá hết các khu hang động vô cùng thích thú. Đối với những ai ham mê khám phá đời sống các loài động vật thì trung tâm cứu hộ linh trưởng là điểm đến lí tưởng khi ghé thăm vườn quốc gia Cúc Phương. Ngoài ra, các địa danh khác nằm trong khuôn viên vườn như hồ Mạc, đỉnh Mây Bạc, bản Mường, cây Chò cố thụ,… cũng là những điểm dừng chân đáng cân nhắc. Nếu có dịp đến vườn Quốc gia Cúc Phương, mọi người hãy dành thời gian giao lưu với những người dân tộc thiểu số để hiểu thêm về từng lễ hội, phong tục tập quán và nếp sống thường ngày của họ, để khám phá, cảm nhận một phần văn hoá đặc trưng của Việt Nam.
Những cảnh vật đẹp mê hồn, ẩn chứa cái huyền bí của đại ngàn và cái an yên của một thế giới tách biệt với cuộc sống xô bồ, để lòng chộn rộn, lạc bước giữa rừng xanh sâu thẳm, tìm những bình lặng tận đáy tim và chìm trong cái không gian đầy sức sống của núi rừng.
1. Vai trò của rừng
Câu hỏi trang 26 Công nghệ lớp 7: Đọc nội dung Vai trò của rừng và hoàn thiện sơ đồ theo mẫu ở Hình 4.2.
Trả lời:
– Vai trò với môi trường sinh thái:
+ Lá phổi xanh của Trái Đất thu nhận carbon dioxide (CO2) và cung cấp oxygen (O2); giúp điều hòa khí hậu.
+ Có tác dụng chống xói mòn đất, giữ nước, giảm lũ lụt, hạn hán.
+ Tạo chất hữu cơ làm tăng độ phì nhiêu cho đất.
+ Chắn cát, chắn gió, bảo vệ cho vùng đất bên trong.
– Vai trò với sinh hoạt, sản xuất
+ Cung cấp củi đốt, nguyên liệu cho sản xuất đồ gỗ, làm nhà; sản xuất giấy, thủ công mĩ nghệ, phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
+ Cung cấp nguồn dược liệu và nhiều nguồn gene quý.
+ Là nơi du lịch sinh thái, thắng cảnh thiên nhiên.
+ Việc giao đất, giao rừng đã tạo nên việc làm và thu nhập cho người dân.
Câu hỏi tìm hiểu thêm trang 26 Công nghệ lớp 7: Có bao nhiêu khu dự trữ sinh quyển thế giới ở Việt Nam?
Trả lời:
Có 11 khu dự trữ sinh quyển thế giới:
1. Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ (2000).
2. Khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai (2001).
3. Khu dự trữ sinh quyển Châu thổ sông Hồng (2004).
4. Khu dự trữ sinh quyển Cát Bà (2004).
5. Khu dự trữ sinh quyển Kiên Giang (2006).
6. Khu dự trữ sinh quyển Tây Nghệ An (2007).
7. Khu dự trữ sinh quyển Cù lao Chàm (2009).
8. Khu dự trữ sinh quyển Mũi Cà Mau (2009).
9. Khu dự trữ sinh quyển Lang Biang (Đà Lạt) (2015).
10. Khu dự trữ sinh quyển Núi Chúa (Ninh Thuận) (2021).
11. Khu dự trữ sinh quyển Kon Hà Nừng (Gia Lai) (2021).
2. Các loại rừng phổ biến ở nước ta
Câu hỏi trang 27 Công nghệ lớp 7: Rừng ở nước ta được phân chia thành mấy loại?
Trả lời:
Rừng ở nước ta được phân chia thành 3 loại:
– Rừng đặc dụng: bảo tồn thiên nhiên, nguồn gene sinh vật rừng, nghiên cứu khoa học, bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa. Kiểu rừng này gồm có vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu rừng văn hoá – lịch sử – môi trường.
– Rừng phòng hộ: sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, chống sa mạc hoá, hạn chế thiên tai, điều hòa khí hậu, bảo vệ môi trường. Rừng phòng hộ bao gồm rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay, rừng phòng hộ chắn sóng, lần biển, rừng phòng hộ bảo vệ môi trường.
– Rừng sản xuất: được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh gỗ, các lâm sản ngoài gỗ và kết hợp phòng hộ, góp phần bảo vệ môi trường. Ví dụ rừng thông, rừng bạch dàn, rừng keo.
Luyện tập 1 trang 27 Công nghệ lớp 7: Dựa vào nội dung phân loại rừng, em hãy hoàn thành Bảng 4.1.
Luyện tập 2 trang 27 Công nghệ lớp 7: Kể tên những loại rừng có trong Hình 4.3
Trả lời:
Những loại rừng có trong Hình 4.3:
+ Hình 4.3a: Rừng phòng hộ
+ Hình 4.3b: Rừng phòng hộ
+ Hình 4.3c: Rừng đặc dụng
+ Hình 4.3d: Rừng sản xuất
Vận dụng trang 27 Công nghệ lớp 7: Nêu và mô tả đặc điểm một loại rừng mà em biết.
Trả lời:
Mô tả đặc điểm một loại rừng:
Rừng ngập mặn Rú Chá nằm ở hạ nguồn sông Hương thuộc thôn Thuận Hòa, xã Hương Phong, thành phố Huế, là một trong những khu rừng ngập mặn nguyên sinh quý hiếm còn sót lại trên hệ đầm phá Tam Giang – Cầu Hai và của cả nước. Khu rừng này có vai trò quan trọng trong phòng chống thiên tai và được xem như “lá phổi” xanh, có tổng diện tích khoảng 5 ha. Địa danh này hấp dẫn du khách ngay từ cái tên hoang sơ, đầy bí ẩn và ma mị của nó. Rú Chá có tổng diện tích khoảng 5 ha trong đó 90 % diện tích nơi đây được bao phủ bởi cây chá. Chúng nằm san sát nhau, với những bộ rễ đâm lên khỏi mặt đất, bao phủ khắp không gian tạo nên một khung cảnh đầy ma mị và bí ẩn. Đi dạo trên những con đường bê tông uốn lượn xuyên qua khu rừng, được bao bọc xung quanh bởi những bộ rễ chá với hình thù lạ mắt bạn sẽ có được những trải nghiệm vô cùng thú vị. Hiện nay, Rú Chá được bảo vệ, phát triển với nhiều định hướng thúc đẩy kinh tế xã hội, du lịch của địa phương và các mục đích to lớn khác … Nằm cách trung tâm thành phố Huế chỉ khoảng 15 km, rừng Rú Chá không chỉ là một địa điểm tham quan, du lịch nổi tiếng của đất Cố Đô mà còn là nơi để rất nhiều các nhà khoa học cũng như các bạn học sinh, sinh viên đến thực hiên công tác nghiên cứu.
Câu hỏi tìm hiểu thêm trang 27 Công nghệ lớp 7: Dấu chân carbon là gì?
Trả lời:
Dấu chân cacbon (Carbon footprint) là lượng khí nhà kính chủ yếu là cacbon dioxide, được thải vào khí quyển bởi một hoạt động cụ thể của con người.
Xem thêm lời giải bài tập Công nghệ lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 5: Trồng cây rừng
Bài 6: Chăm sóc cây rừng sau khi trồng
Bài 7: Bảo vệ rừng
Ôn tập Chủ đề 1: Trồng trọt và lâm nghiệp
Bài 8: Giới thiệu chung về chăn nuôi
Xem thêm tài liệu Công nghệ lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Lý thuyết Bài 4: Giới thiệu chung về rừng
Trắc nghiệm Bài 4: Giới thiệu về rừng
Đăng bởi: THCS Bình Chánh
Chuyên mục: Công nghệ 7 Cánh Diều
- Công nghệ 7 Bài 1 Cánh diều: Giới thiệu chung về trồng trọt | Giải Công nghệ lớp 7
- Công nghệ 7 Bài 2 Cánh diều: Quy trình trồng trọt | Giải Công nghệ lớp 7
- Công nghệ 7 Bài 3 Cánh diều: Nhân giống cây trồng | Giải Công nghệ lớp 7
- Công nghệ 7 Bài 5 Cánh diều: Trồng cây rừng | Giải Công nghệ lớp 7
- Công nghệ 7 Bài 6 Cánh diều: Chăm sóc cây rừng sau khi trồng | Giải Công nghệ lớp 7
- Công nghệ 7 Bài 7 Cánh diều: Bảo vệ rừng | Giải Công nghệ lớp 7