Tổng hợp

Cương lĩnh dân tộc do ai viết? Nội dung của Cương lĩnh dân tộc

Mời bạn đọc cùng tìm hiểu Cương lĩnh dân tộc do ai viết trong bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé.

Câu hỏi: Cương lĩnh dân tộc do ai viết?

Trả lời: Cương lĩnh dân tộc do Lenin viết. 

Bạn đang xem: Cương lĩnh dân tộc do ai viết? Nội dung của Cương lĩnh dân tộc

Dựa trên thực tiễn tình hình các dân tộc trên thế giới, mối quan hệ dân tộc trên thế giới và dựa trên thực tiễn tình hình dân tộc ở nước Nga lúc bấy giờ, Lenin đã nêu ra Cương lĩnh dân tộc bao gồm các nguyên tắc để giải quyết vấn đề dân tộc theo cả góc độ mối quan hệ giữa các dân tộc trong một quốc gia đa dân tộc cũng như theo cả góc độ mối quan hệ dân tộc quốc tế.

Cương lĩnh dân tộc do ai viết?
Cương lĩnh dân tộc do ai viết?

Giải thích:

Nội dung Cương lĩnh dân tộc của Lênin.

Dựa trên thực tiễn tình hình các dân tộc trên thế giới, mối quan hệ dân tộc trên thế giới và dựa trên thực tiễn tình hình dân tộc ở nước Nga lúc bấy giờ, Lenin đã nêu ra Cương lĩnh dân tộc bao gồm các nguyên tắc để giải quyết vấn đề dân tộc theo cả góc độ mối quan hệ giữa các dân tộc trong một quốc gia đa dân tộc cũng như theo cả góc độ mối quan hệ dân tộc quốc tế.

Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng.

Đây là quyền thiêng liêng của các dân tộc trong mối quan hệ giữa các dân tộc. Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng có nghĩa là: các dân tộc dù lớn hay nhỏ (kể cả các bộ tộc và chủng tộc) không phân biệt trình độ cao thấp đều có nghĩa vụ và quyền lợi như nhau, không dân tộc nào có đặc quyền đặc lợi và đi áp bức các dân tộc khác.

Trong quốc gia có nhiều dân tộc, pháp luật phải bảo vệ quyền bình đẳng giữa các dân tộc, từng bước khắc phục sự chênh lệch về trình độ kinh tế, văn hóa giữa các dân tộc.

Trên phạm vi giữa các quốc gia, dân tộc, đấu tranh cho sự bình đẳng giữa các dân tộc gắn liền với cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, gắn với cuộc đấu tranh xây dựng một trật tự kinh tế mới, chống sự áp bức, bóc lột của các nước tư bản phát triển với các nước chậm phát triển.

Các dân tộc có quyền tự quyết.

Quyền dân tộc tự quyết là quyền làm chủ của mỗi dân tộc đối với vận mệnh của dân tộc mình, quyền dân tộc tự quyết bao gồm quyền tự do phân lập thành cộng đồng quốc gia dân tộc độc lập và quyền tự nguyện liên hiệp với các dân tộc khác trên cơ sở bình đẳng.

Liên hiệp giai cấp công nhân giữa tất cả các dân tộc lại.

Đây là tư tưởng cơ bản và quan trọng trong cương lĩnh dân tộc của Lênin, nó phản ánh bản chất quốc tế của phong trào công nhân, phản ánh sự nghiệp giải phóng dân tộc với sự nghiệp giải phóng giai cấp, nó đảm bảo cho dân tộc có đủ sức mạnh để giành thắng lợi.

Đây là cơ sở vững chắc để đoàn kết nhân dân lao động trong các dân tộc để chống chủ nghĩa đế quốc vì độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội. Vì vậy, nội dụng liên hiệp giai cấp công nhân giữa tất cả các dân tộc đóng vai trò liên kết cả ba nội dung của cương lĩnh thành một chỉnh thể.

Nội dung Cương lĩnh dân tộc của Lênin.
Nội dung Cương lĩnh dân tộc của Lênin.

Thông tin tham khảo:

Những cống hiến vĩ đại của V.I.Lênin

54 tuổi đời, gần 30 năm hoạt động vì sự nghiệp cao cả, V.I.Lênin đã có những đóng góp vô cùng to lớn cho sự nghiệp cách mạng vô sản thế giới, đấu tranh vì hòa bình, độc lập, tự do của các dân tộc, vì hạnh phúc của con người. Với những di sản tư tưởng, lý luận để lại cho nhân loại tiến bộ, V.I.Lênin còn là nhà tư tưởng vĩ đại, nhà lý luận chính trị kiệt xuất, lãnh tụ lỗi lạc của giai cấp công nhân và nhân dân lao động toàn thế giới.

V.I.Lênin sinh ngày 22/4/1870 ở Xibirxcơ (nay là Ulianốpxcơ). Năm 17 tuổi, V.I.Lênin tốt nghiệp bậc trung học đạt loại xuất sắc và được tuyển thẳng vào trường Đại học Tổng hợp Cadan, học Khoa Luật. Vì tham gia tuyên truyền cách mạng trong sinh viên, cuối năm 1887, V.I.Lênin bị bắt và bị đưa đi đày ở làng Côcuxkinô, tỉnh Cadan. Tháng 10/1888, V.I.Lênin trở lại thành phố Cadan tham gia nhóm mácxít. Năm 1891, tốt nghiệp Khoa Luật của trường Đại học Tổng hợp Pêtécbua.

V.I.Lênin đọc diễn văn tại Quảng trường Đỏ ở Mátxcơva trước các đơn vị tham gia khóa huấn luyện quân sự toàn dân, ngày 25/5/1919 – ảnh tư liệu

Các tác phẩm đầu tiên của V.I.Lênin như: “Những người bạn dân” là thế nào và họ đấu tranh chống những người dân chủ xã hội ra sao?”,“Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Nga”,… đã thể hiện quan điểm mạnh mẽ, đập tan tư tưởng của phái dân túy. Mùa thu năm 1895, V.I.Lênin thành lập Liên minh đấu tranh giải phóng giai cấp công nhân. Tháng 12/1895, V.I.Lênin bị bắt, sau đó bị đưa đi đày 3 năm.

Năm 1900, thời hạn lưu đày của V.I.Lênin kết thúc. Chính quyền Nga hoàng cấm V.I.Lênin sống ở thủ đô và các thành phố lớn. V.I.Lênin ra nước ngoài và lập ra tờ báo Tia lửa. Năm 1903, tại London, Đại hội lần thứ II Đảng công nhân xã hội dân chủ Nga được triệu tập, V.I.Lênin xác định phải xây dựng một đảng mácxít kiểu mới có kỷ luật nghiêm mình, có khả năng là người tổ chức cách mạng của quần chúng – đây là cột mốc đánh dấu sự ra đời của Đảng Bônsêvich.

Thời kỳ 1905 – 1907, V.I.Lênin đã phát triển tư tưởng quyền lãnh đạo của giai cấp vô sản trong cách mạng dân chủ tư sản và Người soạn thảo lý luận chuyển cuộc cách mạng đó sang cách mạng xã hội chủ nghĩa trong tác phẩm “Hai sách lược của Đảng dân chủ – xã hội trong cách mạng dân chủ”.

Những cống hiến vĩ đại của V.I.Lênin
Những cống hiến vĩ đại của V.I.Lênin

Tháng 4-1905, tại London, Đại hội lần thứ III Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga được tiến hành, V.I.Lênin được bầu là Chủ tịch Đại hội. Tại Đại hội này, Uỷ ban Trung ương đã được bầu ra do V.I.Lênin đứng đầu. Tháng 11-1905, V.I.Lênin bí mật trở về Peteburg để lãnh đạo cách mạng Nga. Tháng 12-1907, V.I.Lênin sống ở nước ngoài tiếp tục đấu tranh bảo vệ và củng cố Đảng hoạt động bí mật. Tháng 01-1912, Người chủ trì Hội nghị toàn Nga lần thứ VI của Đảng Bônsêvich họp tại Pari. Tháng 6-1912, Người từ Pari sang Cracốp lãnh đạo báo “Sự thật”. Trong thời kỳ này, Người đã soạn thảo Cương lĩnh mácxít về vấn đề dân tộc. Cuối tháng 7-1914, Người bị cảnh sát Áo bắt và chẳng bao lâu sau Người đã thoát được và sang sống ở Thụy Sĩ.

Sau cách mạng tháng Hai năm 1917, ở Nga tồn tại tình trạng hai chính quyền song song, một bên là chính phủ lâm thời tư sản và một bên là các đại biểu công nhân và binh sĩ. Những mâu thuẫn kinh tế và chính trị sâu sắc ở nước Nga lúc bấy giờ đòi hỏi phải tiến hành một cuộc cách mạng làm thay đổi tận gốc đời sống chính trị nước Nga.

Ngày 16/4/1917, V.I.Lênin đến Pêtrôgrát để trình bày Luận cương tháng Tư, với khẩu hiệu: “Toàn bộ chính quyền về tay các Xô viết!”. Hội nghị lần thứ VII toàn Nga (tháng 4/1917) của Đảng Bônsêvich đã nhất trí thông qua đường lối do V.I.Lênin đề ra. Sau những ngày tháng 7, V.I.Lênin thấy cần phải thoát khỏi sự truy lùng của bọn tư sản trong chính phủ lâm thời, Người đã bí mật lãnh đạo Đại hội lần thứ VI Đảng Bônsêvich. Thời gian này, Người viết tác phẩm “Nhà nước và cách mạng” và soạn thảo kế hoạch giành chính quyền cho giai cấp vô sản bằng con đường khởi nghĩa vũ trang trong điều kiện các giai cấp thống trị đang tăng cường bạo lực. Đầu tháng 10/1917, V.I.Lênin từ Phần Lan đã bí mật đến Pêtrôgrát. Ngày 23/10/1917, kế hoạch khởi nghĩa vũ trang của V.I.Lênin đề ra được Hội nghị Uỷ ban Trung ương Đảng Bônsêvich thông qua.

Tối 6/11/1917, V.I.Lênin đến Cung điện Xmôlnưi trực tiếp chỉ đạo cuộc khởi nghĩa. Đến rạng sáng ngày 7/11/1917, toàn thành phố Saint Petersburg nằm trong tay những người khởi nghĩa và đến đêm 7/11/1917, Cách mạng tháng Mười Nga đã toàn thắng. Chính quyền đã về tay nhân dân. Nhà nước công nông đầu tiên trên thế giới do Đảng của giai cấp vô sản lãnh đạo đã ra đời. Tại Đại hội các Xô viết toàn Nga lần thứ II, V.I.Lênin được bầu là Chủ tịch Hội đồng các Uỷ viên nhân dân (Hội đồng Dân uỷ).

Ngày 11/3/1918, V.I.Lênin cùng với Trung ương Đảng và Chính phủ Xô viết trở về Mátxcơva lãnh đạo cuộc đấu tranh của nhân dân lao động nước Nga Xô viết chống sự can thiệp quân sự của nước ngoài và lực lượng phản cách mạng trong nước trong việc lãnh đạo quá trình cải tạo xã hội chủ nghĩa ở nước Nga. V.I.Lênin thi hành chính sách đối ngoại Xô viết, đề ra những nguyên tắc cùng tồn tại hoà bình giữa các quốc gia có chế độ xã hội khác nhau.

Ngày 30/8/1918, V.I.Lênin bị ám sát và bị thương nặng, nhưng sau đó ít lâu sức khoẻ hồi phục. Tháng 3/1919, Đại hội lần thứ VIII của Đảng Bônsêvich đã thông qua Cương lĩnh mới của Đảng, V.I.Lênin được bầu là Chủ tịch Uỷ ban soạn thảo Cương lĩnh mùa xuân năm 1920. Thời gian này, V.I.Lênin soạn thảo xong kế hoạch xây dựng chủ nghĩa xã hội (công nghiệp hóa đất nước, hợp tác hóa giai cấp nông dân, cách mạng văn hóa) là người sáng lập ra Kế hoạch điện khí hóa toàn Nga (GOELRO), người đề ra chính sách kinh tế mới (NEP). Năm 1921, chính sách NEP của V.I.Lênin được thông qua tại Đại hội lần thứ X Đảng Cộng sản Nga.

Năm 1922, V.I.Lênin bị ốm nặng. Bài phát biểu cuối cùng của Người là Diễn văn ngày 20/02/1922 tại Hội nghị toàn thể của Xô viết Mátxcơva, trong đó Người đã bày tỏ sự tin tưởng vững chắc rằng từ nước Nga của chính sách kinh tế mới sẽ sinh ra nước Nga xã hội chủ nghĩa. Từ tháng 12/1922 đến tháng 3/1923, V.I.Lênin đã viết một loạt các bài hết sức quan trọng: “Những trang nhật ký”, “Bàn về chế độ hợp tác xã”, “Về cuộc cách mạng của chúng ta”, “Chúng ta phải cải tổ Bộ Dân ủy thanh tra công nông như thế nào?”, “Thà ít mà tốt”, “Thư gửi Đại hội”, đó là những di sản quý báu để lại cho Đảng, cho nhân dân Xô viết cho cuộc đấu tranh vì chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản.

Ngày 21/4/1924, V.I.Lênin qua đời ở làng Gorki, gần Thủ đô Mátxcơva. Thi hài Người được lưu giữ trong lăng trên Quảng trường Đỏ, Mátxcơva. Sự ra đi của V.I.Lênin để lại niềm tiếc thương vô hạn của nhân dân Xô viết và giai cấp vô sản trên thế giới. Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh giá: “Lênin là người đã thực hiện và phát triển chủ nghĩa Mác. Là người cha của cách mạng vô sản và cách mạng dân tộc giải phóng. Là người thầy đã tạo ra những chiến sỹ cách mạng khắp thế giới, chẳng những bằng lý luận khoa học cách mạng nhất, mà còn bằng đạo đức cách mạng cao cả nhất”.

Những tư tưởng, lý luận quý báu của V.I.Lênin đã, đang được Đảng và Nhân dân ta vận dụng sáng tạo, phát triển phù hợp vào thực tiễn cách mạng Việt Nam. Chín mươi năm qua, cách mạng Việt Nam đã vượt qua nhiều chặng đường đầy thử thách để tiến lên. Khi dân tộc ta đắm chìm trong chế độ thực dân đen tối, Chủ tịch Hồ Chí Minh trong khi tìm đường cứu nước đã thấy được ở chủ nghĩa Lênin cái “cẩm nang thần kỳ” chỉ ra cho nhân dân ta con đường giải phóng và đi tới độc lập, tự do. Người nhận định: “Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mạng nhất là chủ nghĩa Lênin”.

***

Trên đây là nội dung bài viết giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về Cương lĩnh dân tộc do ai viết. Mọi thông tin trong bài viết Cương lĩnh dân tộc do ai viết? Nội dung của Cương lĩnh dân tộc đều được xác thực rõ ràng trước khi đăng tải. Tuy nhiên đôi lúc vẫn không tránh khỏi những sai xót đáng tiếc. Hãy để lại bình luận xuống phía dưới bài viết để đội ngũ biên tập được nắm bắt ý kiến từ bạn đọc.

Đăng bởi THCS Bình Chánh trong chuyên mục Tổng hợp

5/5 - (5 bình chọn)

Cô Nguyễn Thanh Phương

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button