Đại từ là gì? Vai trò, chức năng của đại từ
Mời các em theo dõi nội dung bài học về Đại từ là gì? Vai trò, chức năng của đại từ do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn. Hy vọng sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em học tốt và hoàn thành tốt bài tập của mình.
Đại từ là gì?
Đại từ là các từ ngữ được dùng để xưng hô hay dùng để thay thế các danh từ, động từ, tính từ hoặc cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ trong câu, với mục đích tránh lặp lại các từ ngữ nhiều lần.
Ví dụ:
Bạn đang xem: Đại từ là gì? Vai trò, chức năng của đại từ
- Đại từ để trỏ người sự vật: Chúng nó đã về chưa?
- Đại từ để trỏ số lượng: Chúng ta nên học tập chăm chỉ và nghiêm túc.
- Đại từ để hỏi số lượng: Có bao nhiêu sinh viên tham gia vào hoạt động tình nguyện?
- Đại từ để hỏi hoạt động tính chất sự việc: Diễn biến câu chuyện ra sao?
Chức năng của đại từ trong Tiếng Việt là có thể làm chủ ngữ, vị ngữ hoặc phụ ngữ của danh từ, động từ, tính từ.
Vai trò của đại từ trong câu: Các đại từ trong câu vừa có thể là chủ ngữ, vị ngữ, hoặc là phụ ngữ của danh từ, động từ, tính từ. Đại từ có thể trở thành thành phần chính trong câu, đại từ không làm nhiệm vụ định danh. Phần lớn các đại từ có chức năng trỏ và mục đích thay thế các thành phần khác.
Lưu ý: Đại từ có khả năng thay thế cho từ loại nào thì có thể giữ những chức vụ giống như từ loại ấy. Cụ thể:
- Các đại từ xưng hô có khả năng thay thế danh từ. Do đó, chúng có thể có chức vụ trong câu như danh từ.
- Các đại từ vậy, thế có khả năng thay thế động từ, tính từ. Do đó, chúng có thể có chức vụ trong câu như động từ, tính từ.
- Bên cạnh các đại từ xưng hô chuyên dùng, Tiếng Việt còn sử dụng nhiều danh từ làm từ xưng hô (gọi là danh từ chỉ người lâm thời làm đại từ xưng hô). Đó là các danh từ:
- Chỉ quan hệ gia đình – thân thuộc: ông, bà, anh, chị, em, con, cháu, …
- Chỉ một số chức vụ – nghề nghiệp đặc biệt: chủ tịch, thứ trưởng, bộ trưởng, thầy, bác sĩ, luật sư, …
- Để biết khi nào một từ là danh từ chỉ quan hệ gia đình – thân thuộc, danh từ chỉ chức vụ – nghề nghiệp và khi nào nó được dùng như danh từ chỉ đơn vị hoặc khi nào nó là đại từ xưng hô, ta cần dựa vào hoàn cảnh sử dụng cụ thể của nó.
Ví dụ:
- Thấy giáo của em dạy môn Ngữ Văn (Thầy giáo là danh từ chỉ quan hệ gia đình – thân thuộc)
- Cô Nhung luôn giúp đỡ mọi người (Cô là danh từ chỉ đơn vị).
- Cháu chào cô ạ! (cô là đại từ xưng hô)
Phân loại đại từ trong Tiếng Việt
Đại từ nhân xưng
Đại từ nhân xưng là đại từ dùng để chỉ ngôi thứ, có tác dụng đại diện hoặc thay thế danh từ, có tác dụng chỉ mình hoặc người khác trong quá trình giao tiếp.
Đại từ nhân xưng có ba ngôi:
- Ngôi thứ nhất: Được người nói/người viết dùng để chỉ bản thân mình.
Ví dụ: Tớ, tôi, tao, ta, chúng tôi, chúng ta,…
- Ngôi thứ hai: Được người nói/người viết dùng để chỉ người đối diện, đối phương trong cuộc hội thoại (người nghe)
Ví dụ: cậu, mày, các cậu, bạn, các bạn, chúng mày,…
- Ngôi thứ ba: Là đối tượng được người ở ngôi thứ nhất và ngôi thứ hai đề cập tới, người ngôi thứ ba không trực tiếp tham gia vào cuộc đối thoại.
Ví dụ: nó, chúng nó, bọn nó, hắn, bọn chúng, anh ấy, cô ấy,…
Ngoài ra, trong tiếng Việt có một số danh từ được sử dụng như đại từ xưng hô:
- Đại từ xưng hô là những danh từ chỉ chức vụ, nghề nghiệp như: thầy giáo, cô giáo, bộ trưởng, lớp trưởng, hiệu trưởng, luật sư, sếp,…
- Đại từ xưng hô là danh từ chỉ quan hệ gia đình như: ông, bà, bố, mẹ, anh, chị, em,con, cháu, cô, dì, chú, bác,…
Đại từ nghi vấn
Đại từ nghi vấn là đại từ dùng để hỏi, nghi vấn. Nội dung hỏi có thể về người, vật (ai?, cái gì?), hỏi về thời gian, nơi chốn, số lượng, tính chất của sự vật. (khi nào?, ở đâu?, bao nhiêu?, như thế nào?, ra sao?)
Đại từ thay thế
Đại từ thay thế là những đại từ dùng để thay thế các từ hoặc cụm từ trong câu để hạn chế sự lặp từ của người nói/người viết hoặc không muốn nhắc tới đối tượng một cách trực tiếp.
Đại từ thay thế được chia làm ba loại:
- Loại 1: Đại từ thay thế cho danh từ:
Ví dụ: chúng tôi, bọn họ, bọn chúng, bọn nó, chúng nó, nó, chúng,…
- Loại 2: Đại từ thay thế cho tính từ, động từ:
Ví dụ: như thế, như vậy, thế, vậy, thế này,…
- Loại 3: Đại từ thay thế cho số từ:
Ví dụ: bao, bao nhiêu,…
Vai trò, chức năng của đại từ
Trong một câu, đại từ thường đảm nhận những vai trò sau đây:
- Các đại từ trong câu có thể làm chủ ngữ, vị ngữ hoặc phụ ngữ bổ trợ cho danh từ, động từ, tính từ.
- Bổ ngữ có thể đảm nhận thành phần chính trong câu.
- Phần lớn các đại từ có chức năng để thay thế, hỏi, trỏ và KHÔNG có nhiệm vụ định danh.
Bài tập về đại từ
Câu 1: Sắp xếp đại từ trỏ người, trỏ vật theo bảng:
Ngôi | Số ít | Số nhiều |
Ngôi thứ nhất | Tôi | Chúng tôi |
Ngôi thứ hai | Mày, cậu, bạn | Chúng mày, các cậu, các bạn |
Ngôi thứ 3 | Nó, hắn, y | Chúng nó, họ |
Nghĩa của đại từ “mình” trong câu “cậu giúp đỡ mình với nhé!” có gì khác nghĩa của đại từ mình trong câu ca dao “Mình về tay có nhớ chăng; Ta về ta nhớ hàm răng mình cười.” Gợi ý: Đại từ trong câu đầu tiên là ngôi thứ nhất, từ “mình” trong câu này tương tự như “tôi, tớ”. Từ “mình” trong câu ca dao là ngôi thứ hai, tương tự như “bạn”, “mày”.
Câu 2: Đặt câu với những từ “ai, sao, bao nhiêu” để trỏ chung:
Ai cũng vui mừng vì chiến thắng của đội tuyển Việt Nam.
Sao con không ăn cơm?
Sau bao nhiêu năm xa cách, chúng tôi đã hội ngộ nhau.
Câu 3: So sánh sự khác nhau về số lượng và ý nghĩa biểu cảm của đại từ xưng hô trong tiếng việt và ngoại ngữ (tiếng Anh).
Số lượng: từ xưng hô trong tiếng Việt phong phú hơn trong tiếng Anh. Trong tiếng anh đại từ ngôi thứ hai chỉ dùng “you”, trong lúc tiếng Việt lại dùng rất nhiều tư như anh, chị, bạn, dì, cô,…
Ý nghĩa biểu cảm: Có mức giá trị biểu cảm cao, tùy vào từng hoàn cảnh và sắc thái.
Ngôi thứ nhất, thứ hai | Tiếng Việt | Tiếng Anh |
Bạn bè lúc bình thường | Cậu – tớ | I – you |
Bạn bè lúc tính khí khó chịu | Tao – mày | I – you |
Con gái lớn tuổi hơn | Chị | you |
Con gái nhỏ tuổi hơn | Em | you |
Câu 4: Xác định đại từ “tôi” trong câu đảm nhiệm chức năng ngữ pháp gì?
a) Tôi đang học bài ở nhà thì bạn Phong đến.
b) Người được lớp học biểu dương là tôi.
c) Cả nhà đều yêu mến tôi.
d) Anh chị tôi học rất giỏi.
e) Trong lòng tôi, cảm xúc khó tả bỗng trào dâng.
=> Giải đáp:
a) Tôi là Chủ ngữ trong câu: Tôi đang học bài ở nhà thì bạn Phong đến.
b) Tôi là vị ngữ trong câu: Người được lớp học biểu dương là tôi.
c) Tôi là Bổ ngữ trong câu: Cả nhà đều yêu mến tôi.
d) Tôi là Định ngữ trong câu: Anh chị tôi học rất giỏi.
e) Tôi là Trạng ngữ trong câu: Trong lòng tôi, cảm xúc khó tả bỗng trào dâng.
Câu 5: Xác định chức năng của đại từ “tôi” trong những câu sau đây:
a) Tôi rất chăm chỉ chỉ đến trường
b) Người nhỏ nhất trong nhà là tôi
c) Bố mẹ tôi rất thích đi du lịch
d) Bạn ấy rất thích tôi.
=> Giải đáp:
a) Chủ ngữ,
b) Vị ngữ,
c) Định ngữ,
d) Bổ ngữ.
Câu 6: Tìm đại từ xuất hiện trong câu:
Trong giờ ra chơi, Bình hỏi An:
– An ơi, hôm qua bạn được mấy điểm môn Tiếng Anh? (câu 1)
– Tớ đạt điểm 10, còn cậu mấy điểm?- Bình nói (câu 2)
– Tớ cũng thế. (câu 3)
=> Giải đáp:
Trong câu 1 từ bạn thay thế cho từ An.
– Trong câu 2 “tớ” thay thế cho An, “cậu’ thay thế cho Bình.
– Trong câu 3 “tớ” thay thế cho An, còn “thế” thay thế cho đạt điểm 10.
Câu 7: Thay thế từ hoặc cụm từ bằng đại từ thích hợp trong các câu bên dưới.
a) Một con sói đang khát nước, con sói tìm thấy một cái lọ.
b) Nam đi qua cây cầu, Nam vô ý đánh rơi một chiếc dép.
c) – Bắc ơi! Hôm nay cậu được mấy điểm môn toán?
– Tớ được 10 điểm. Còn cậu được mấy điểm?
– Tớ cũng đạt 10 điểm.
=> Giải đáp:
a) Thay từ con sói trong đoạn thứ 2 bằng từ “nó”. => Một con sói đang khát nước, nó tìm thấy một cái lọ.
b) Thay từ Nam trong vế 2 thành từ cậu hoặc anh => Nam đi qua cây cầu, cậu/anh vô ý đánh rơi một chiếc dép.
c) Thay cụm từ “được mấy điểm” bằng “thì sao”; cụm từ “được 10 điểm” phía dưới thành “cũng vậy”. Ta được như sau:
– Bắc ơi! Hôm nay cậu được mấy điểm môn toán?
– Tớ được 10 điểm. Còn cậu “thì sao”?
– Tớ “cũng vậy”.
Câu 8: Xác định chức năng ngữ pháp của đại từ “tôi” trong những câu sau đây:
1. Tôi đang đá bóng với các bạn thì mẹ gọi về học bài.
2. Người được cô giáo khen thưởng trong buổi học hôm nay là tôi.
3. Mọi người trong lớp đều yêu quý tôi.
4. Bố mẹ tôi luôn nghiêm khắc với hai anh em tôi.
5. Trong mắt tôi, mẹ là người hiền dịu nhất.
Hướng dẫn làm bài:
1. Đại từ “tôi” là thành phần chủ ngữ.
2. Đại từ “tôi” là thành phần vị ngữ.
3. Đại từ “tôi” là thành phần bổ ngữ.
4. Đại từ “tôi” là thành phần định ngữ.
5. Đại từ “tôi” là thành phần trạng ngữ.
Câu 9: Tìm đại từ xuất hiện trong các câu dưới đây:
Trong buổi học ngày hôm nay, cô Linh đặt câu hỏi cho các em học sinh.
Các em ơi, ai có thể cho cô biết khái niệm đại từ là gì nào?
Minh trả lời: “Em thưa cô, trong câu thì đại từ là từ dùng để xưng hô ạ”
Cô giáo mỉm cười và đáp lại: “Câu trả lời của em đúng rồi, nhưng chưa đủ em ạ.”
Hướng dẫn làm bài:
Trong buổi học ngày hôm nay, cô Linh đặt câu hỏi cho các em học sinh.
Các em ơi, ai có thể cho cô biết khái niệm đại từ là gì nào?
Minh trả lời: “Em thưa cô, trong câu thì đại từ là từ dùng để xưng hô ạ”
Cô giáo mỉm cười và đáp lại: “Câu trả lời của em đúng rồi, nhưng chưa đủ em ạ.”
Trong đoạn, đại từ “cô” được dùng để thay thế cho “cô Linh”, đại từ “em” thay thế cho “Minh”
Câu 10: Thay thế những từ hoặc cụm từ dưới đây bằng những đại từ thích hợp:
1. Những con ong bay lượn khắp nơi để tìm hoa lấy mật, ở đâu có hoa ở đó có những chú ong.
2. Tiến rất thích đá bóng và Tiến thường xuyên đá bóng với em.
3.- Long ơi, hôm qua mấy giờ cậu làm bài xong?
– Hôm qua 10 giờ tớ mới làm hết bài tập, nhiều bài quá.
– Tớ cũng 10 giờ mới làm hết bài tập.
Hướng dẫn làm bài:
- Những chú ong bay lượn khắp nơi để tìm hoa lấy mật, ở đâu có hoa ở đó có bọn chúng.
2. Tiến rất thích đá bóng và bạn ấy thường xuyên đá bóng với em.
3.- Long ơi, hôm qua mấy giờ cậu làm bài xong?
– Hôm qua 10 giờ tớ mới làm hết bài tập, nhiều bài quá.
– Tớ cũng thế.
Câu 11: Trong đoạn văn sau có những đại từ nhân xưng nào? Gạch chân và xếp những từ đó vào bảng dưới đây.
Hùng và Mạnh là hai người bạn hàng xóm. Sáng nay, Hùng chạy sang nhà Mạnh, đứng ở tầng một nói vọng lên trên:
– Sao giờ này cậu còn chưa dậy? Dậy nhanh rồi còn đi sinh nhật Tuấn.
– Ơ tớ tưởng 8 giờ mới bắt đầu tiệc? – Mạnh hỏi.
– Trời ạ, cậu với tớ còn phải đi mua quà cho nó nữa mà – Hùng nói to.
Nghe nói vậy, Mạnh vội bật dậy đi vệ sinh cá nhân và thay quần áo, vừa đi vừa nói vọng xuống:
– Cậu chờ tớ chút rồi chúng mình cùng đi nhé!
Đại từ chỉ ngôi thứ nhất | Đại từ chỉ ngôi thứ hai | Đại từ chỉ ngôi thứ ba |
Hướng dẫn làm bài:
Hùng và Mạnh là hai người bạn hàng xóm. Sáng nay, Hùng chạy sang nhà Mạnh, đứng ở tầng một nói vọng lên trên:
– Sao giờ này cậu còn chưa dậy? Dậy nhanh rồi còn đi sinh nhật Tuấn.
– Ơ tớ tưởng 8 giờ mới bắt đầu tiệc? – Mạnh hỏi.
– Trời ạ, cậu với tớ còn phải đi mua quà cho nó nữa mà – Hùng nói to.
Nghe nói vậy, Mạnh vội bật dậy đi vệ sinh cá nhân và thay quần áo, vừa đi vừa nói vọng xuống:
– Cậu chờ tớ chút rồi chúng mình cùng đi nhé!
Đại từ chỉ ngôi thứ nhất | Đại từ chỉ ngôi thứ hai | Đại từ chỉ ngôi thứ ba |
Tớ, chúng mình | cậu | nó |
Câu 12: Gạch chân dưới các đại từ và cho biết đại từ đó thay thế cho từ ngữ nào trong câu:
1. Buổi sáng, bạn Dũng sang nhà ông ngoại chơi, đến tối bạn ấy về nhà để học bài.
2. Con chó đang hì hục tìm cục xương mà nó đã chôn ở góc vườn tối hôm qua.
3. Cô Hai đang nấu nồi canh chua cho hai đứa con của mình vì cô đã hứa với chùng sẽ nấu món này ngày hôm qua.
4. Ngọc và Linh cùng nhau đi mua một món quà, rồi họ tới dự bữa tiệc sinh nhật của bạn Trang.
Hướng dẫn làm bài:
1. Đại từ “bạn ấy” thay thế cho Dũng.
2. Đại từ “nó” thay thế cho con chó.
3. Đại từ chúng” thay thế cho hai đứa con của cô Hai.
4. Đại từ “họ” thay thế cho Ngọc và Linh.
Câu 13: Để tránh lỗi lặp từ, hãy thay thế những từ gạch chân trong đoạn dưới đây bằng đại từ.
1. Hôm qua, mẹ em đã dọn nhà nhưng hôm nay mẹ em lại dọn nhà tiếp.
2. Ban sáng, Bà Lan mua một chiếc lọ, rồi bây giờ bà Lan đang đi mua bó hoa để cắm.
3. Chú chó khoái chí vẫy đuôi khi nhìn thấy hình ảnh chú chó trong gương.
4. Thằng Nam vừa mới từ trường về, nhưng lát sau thằng Nam đã chạy đi chơi.
Hướng dẫn làm bài:
1. Hôm qua, mẹ em đã dọn nhà nhưng hôm nay mẹ lại dọn nhà tiếp.
2. Ban sáng, Bà Lan mua một chiếc lọ, rồi bây giờ bà đang đi mua bó hoa để cắm.
3. Chú chó khoái chí vẫy đuôi khi nhìn thấy hình ảnh nó trong gương.
4. Thằng Nam vừa mới từ trường về, nhưng lát sau nó đã chạy đi chơi.
***
Trên đây là nội dung bài học Đại từ là gì? Vai trò, chức năng của đại từ do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn và tổng hợp. Hy vọng sẽ giúp các em hiểu rõ nội dung bài học và từ đó hoàn thành tốt bài tập của mình. Đồng thời luôn đạt điểm cao trong các bài thi bài kiểm tra sắp tới. Chúc các em học tập thật tốt.
Đăng bởi THCS Bình Chánh trong chuyên mục Học tập
- Abigail Western là ai? Câu chuyện về Abigail Western
- Ai là người sáng tạo ra tiếng Việt? Bảng chữ cái tiếng Việt có bao nhiêu chữ?
- Ai là người thiết kế Djoser? Những điều chưa biết về kim tự tháp Djoser
- Ấn Đường là gì? Cách xem tài vận qua hình dạng Ấn Đường
- ARPANET là gì? Internet ra đời như thế nào?
- Bá hộ là gì? Những thông tin chi tiết về bá hộ
- Bài 1: Yết Kiêu trang 82 SGK Tiếng Việt 4 Chân trời sáng tạo
- Bài 12: Chàng trai làng Phù Ủng trang 51 SGK Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức với cuộc sống