Tài liệu & Biểu mẫu

Đáp án Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu kiến thức pháp luật năm 2023

Đáp án Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu kiến thức pháp luật năm 2023 – Kỳ 6 giúp các bạn có thêm nhiều thông tin bổ ích, nhanh chóng trả lời các câu hỏi cuộc thi. Thời gian diễn ra cuộc thi từ ngày 6/6/2023 đến hết ngày 6/12/2023, chia thành 6 kỳ, mỗi tháng 1 kỳ.

Cuộc thi nhằm khuyến khích cán bộ, chiến sĩ trong lực lượng vũ trang và nhân dân tìm hiểu, nâng cao nhận thức, hiểu biết về pháp luật. Mời các bạn cùng tham khảo gợi ý đáp án Tìm hiểu kiến thức pháp luật năm 2023 – Kỳ 6 trong bài viết dưới đây của THCS Bình Chánh:

Lưu ý: Đáp án chỉ mang tính chất tham khảo

Bạn đang xem: Đáp án Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu kiến thức pháp luật năm 2023

Đáp án Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu kiến thức pháp luật năm 2023 – Kỳ 6

A. TRẮC NGHIỆM.

Câu 1: Theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự 2015, thời hạn phục vụ tại ngũ trong thời bình của hạ sĩ quan, binh sĩ là bao lâu?

A. 18 tháng

B. 20 tháng

C. 24 tháng

D. 30 tháng

Câu 2: Theo pháp luật hiện hành, tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm là bao nhiêu?

A. Người từ đủ 16 tuổi trở lên, trừ những tội phạm mà Bộ luật Hình sự có quy định khác.

B. Người từ đủ 17 tuổi trở lên, trừ những tội phạm mà Bộ luật Hình sự có quy định khác.

C. Người từ đủ 18 tuổi trở lên, trừ những tội phạm mà Bộ luật Hình sự có quy định khác.

D. Người từ đủ 20 tuổi trở lên, trừ những tội phạm mà Bộ luật Hình sự có quy định khác.

Câu 3: Theo pháp luật hiện hành, những trường hợp công dân nào sau đây được miễn gọi nhập ngũ?

A. Con của liệt sĩ, con của thương binh hạng một; một anh hoặc một em trai của liệt sĩ.

B. Một con của thương binh hạng hai; một con của bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; một con của người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên.

C. Người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, Công an nhân dân; cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật từ 24 tháng trở lên.

D. Tất cả các trường hợp trên

Câu 4: Theo pháp luật hiện hành, cùng với biện pháp khắc phục hậu quả là buộc thực hiện nghĩa vụ quân sự, mức xử phạt hành chính cao nhất đối công dân có hành vi không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ là bao nhiêu tiền?

A. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng

B. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng

C. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng

D. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng

Câu 5: Theo Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, quy định nào sau đây là đúng?

A. Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật.

B. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

C. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật.

D. Tất cả các phương án trên

Câu 6: Pháp luật quy định việc bảo vệ người tham gia phòng, chống bạo lực gia đình và người báo tin, tố giác về bạo lực gia đình như thế nào?

A. Chủ tịch UBND cấp xã có trách nhiệm tổ chức các biện pháp bảo vệ người trực tiếp tham gia phòng, chống bạo lực gia đình, người báo tin, tố giác về bạo lực gia đình; Cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận được tin báo, tố giác hành vi bạo lực gia đình có trách nhiệm bảo vệ bí mật thông tin cá nhân của người báo tin, tố giác.

B. Trưởng thôn, Tổ trưởng dân phố có trách nhiệm tổ chức các biện pháp bảo vệ người trực tiếp tham gia phòng, chống bạo lực gia đình, người báo tin, tố giác về bạo lực gia đình; Cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận được tin báo, tố giác hành vi bạo lực gia đình có trách nhiệm bảo vệ bí mật thông tin cá nhân của người báo tin, tố giác.

C. Bí thư chi bộ, Trưởng thôn, tổ trưởng dân phố, mặt trận Tổ quốc có trách nhiệm tổ chức các biện pháp bảo vệ người trực tiếp tham gia phòng, chống bạo lực gia đình, người báo tin, tố giác về bạo lực gia đình; Cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận được tin báo, tố giác hành vi bạo lực gia đình có trách nhiệm bảo vệ bí mật thông tin cá nhân của người báo tin, tố giác.

D. Tất cả các quy định trên

Câu 7: Theo pháp luật hiện hành, người được khám sức khỏe có hành vi gian dối làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe của mình nhằm trốn tránh nghĩa vụ quân sự sẽ bị xử phạt ở mức nào?

A. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 9.000.000 đồng

B. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng

C. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng

D. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng

Câu 8: Theo quy định của Luật Tiếp công dân năm 2013, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã định kỳ trực tiếp tiếp công dân tại trụ sở bao nhiêu buổi?

A. 1 tháng 1 lần

B. 1 tháng 2 lần

C. 1 tháng 3 lần

D. Ít nhất 1 ngày trong 1 tuần

Câu 9: Trong thực hiện khiếu nại, thời hiệu khiếu nại là bao nhiêu ngày kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính?

A. 30 ngày

B. 60 ngày

C. 90 ngày

D. 120 ngày

Câu 10: Theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự 2015, danh sách công dân thuộc diện được tạm hoãn gọi nhập ngũ, được miễn gọi nhập ngũ phải được niêm yết công khai tại địa điểm nào?

A. Tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức

B. Tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp huyện, cơ quan, tổ chức

C. Tại trụ sở Ban chỉ huy quân sự cấp huyện

D. Tại trụ sở Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh

B. TỰ LUẬN.

Câu hỏi: Suy nghĩ của bạn về quan điểm: “Mọi công dân phải thượng tôn pháp luật”?

Gợi ý trả lời:

“Trong bất cứ quốc gia nào, thượng tôn pháp luật là yếu tố quan trọng để duy trì và thực thi hiệu quả hoạt động quan lý xã hội, muốn đạt hiệu quả thì nhà nước và công dân đều phải là đối tượng nêu cao tinh thần thượng tôn pháp luật.

Một chính quyền thượng tôn pháp luật sẽ dễ dàng được người dân tôn trọng và phục tùng, bởi họ tin rằng chính quyền này có khả năng đảm bảo công lý cho họ. Chính ý nghĩa này khiến cho chính quyền nào cũng muốn khoác lên mình cái danh xưng ấy. Nó đã trở thành câu cửa miệng của các chính trị gia, khiến họ liên tục kêu gọi thượng tôn pháp luật. Vậy làm sao để ta biết được chính quyền nào thực sự thượng tôn pháp luật, còn chính quyền nào thì không? Theo giáo sư luật học Brian Tamanaha, thượng tôn pháp luật có nghĩa là cả chính quyền lẫn người dân phải cùng chịu sự ràng buộc bởi luật và phải tuân theo luật. Định nghĩa này chứa đựng ba hàm ý chính: giới hạn quyền lực nhà nước, đúng thủ tục pháp lý và bình đẳng trước pháp luật.

Như vậy, một chính quyền chỉ được coi là thượng tôn pháp luật khi nó bị ràng buộc bởi pháp luật hiện hành và chính quyền, công dân đồng song cùng thực hiện trên nguyên tắc lấy pháp luật làm chuẩn trong thực hiện hành vi ứng xử. Nếu chỉ có một bên tuân thủ pháp luật, còn một bên chỉ kêu gọi mà không thực hiện thì bằng không, việc nói coi trọng pháp luật thực ra chỉ là kêu gọi người khác thực hiện, chứ không phải là chính mình, nếu như vậy thì quyền lực đã bị giới hạn.”

Đáp án Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu kiến thức pháp luật năm 2023 – Kỳ 5

A. TRẮC NGHIỆM.

Câu 1: Công dân đã đăng ký nghĩa vụ quân sự, nếu đi khỏi nơi cư trú hoặc nơi làm việc, học tập trong thời gian bao lâu thì phải đến nơi đăng ký nghĩa vụ quân sự để đăng ký nghĩa vụ quân sự tạm vắng?

A. 1 tháng trở lên

B. 3 tháng trở lên

C. 6 tháng trở lên

D. 12 tháng trở lên

Câu 2: Trường hợp người bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình là cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng vũ trang nhân dân thì thực hiện theo quy định nào sau đây?

A. Người ra quyết định xử phạt có trách nhiệm thông báo cho người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền quản lý người đó (người vi phạm).

B. Cá nhân bị xử phạt vi phạm có trách nhiệm thông báo cho người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền quản lý người đó (người vi phạm).

C. Tổ trưởng dân phố, trưởng thôn nơi người vi phạm bị xử phạt hành chính có trách nhiệm thông báo cho người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền quản lý người đó (người vi phạm).

D. Bí thư chi bộ, trưởng thôn, tổ trưởng dân phố nơi người vi phạm bị xử phạt hành chính có trách nhiệm thông báo cho người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền quản lý người đó (người vi phạm).

Câu 3: Người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc khi thuộc các trường hợp nào sau đây:

A. Không đăng ký, không thực hiện hoặc tự ý chấm dứt cai nghiện ma túy tự nguyện

B. Trong thời gian cai nghiện ma túy tự nguyện bị phát hiện sử dụng trái phép chất ma túy.

C. Người nghiện ma túy các chất dạng thuốc phiện không đăng ký, không thực hiện hoặc tự ý chấm dứt điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế hoặc bị chấm dứt điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế do vi phạm quy định về điều trị nghiện.

D. Tất cả các trường hợp trên

Câu 4: Theo quy định của pháp luật hiện hành, người nghiện ma túy là:

A. Người sử dụng chất ma túy.

B. Người sử dụng chất ma túy và bị lệ thuộc vào các chất này.

C. Người bị lệ thuộc vào các chất gây nghiện như ma túy, thuốc hướng thần.

D. Người sử dụng chất ma túy, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần và bị lệ thuộc vào các chất này.

Câu 5: Theo Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015, trong nguyên tắc lập danh sách cử tri thì quy định nào sau đây là đúng?

A. Công dân có quyền lựa chọn ghi tên vào một danh sách cử tri theo nguyện vọng.

B. Mỗi công dân chỉ được ghi tên vào một danh sách cử tri ở nơi mình thường trú hoặc tạm trú.

C. Công dân có quyền lựa chọn ghi tên vào hai danh sách cử tri theo nguyện vọng.

D. Công dân có quyền lựa chọn ghi tên vào một hoặc hai danh sách cử tri theo quê quán chồng hoặc vợ.

Câu 6: Đối với vùng biển Việt Nam, vùng đặc quyền kinh tế được xác định như thế nào?

A. Là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, hợp với lãnh hải thành một vùng biển có chiều rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở.

B. Tính đến ngày bầu cử được công bố, công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử.

C. Là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, hợp với lãnh hải thành một vùng biển có chiều rộng 300 hải lý tính từ đường cơ sở.

D. Là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, hợp với lãnh hải thành một vùng biển có chiều rộng 500 hải lý tính từ đường cơ sở.

Câu 7: Đối với vùng biển Việt Nam, vùng tiếp giáp lãnh hải được xác định như thế nào?

A. Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, có chiều rộng 5 hải lý tính từ ranh giới ngoài của lãnh hải.

B. Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, có chiều rộng 10 hải lý tính từ ranh giới ngoài của lãnh hải.

C. Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, có chiều rộng 12 hải lý tính từ ranh giới ngoài của lãnh hải.

D. Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, có chiều rộng 15 hải lý tính từ ranh giới ngoài của lãnh hải.

Câu 8: Pháp luật quy định như thế nào khi đưa thông tin bí mật đời sống riêng tư của trẻ em trên môi trường mạng?

A. Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên môi trường mạng và cá nhân khi đưa thông tin bí mật đời sống riêng tư của trẻ em lên mạng phải có sự đồng ý của trẻ em; có trách nhiệm bảo đảm an toàn thông tin của trẻ em.

B. Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên môi trường mạng và cá nhân khi đưa thông tin bí mật đời sống riêng tư của trẻ em lên mạng phải có sự đồng ý của cha, mẹ trẻ em.

C. Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên môi trường mạng và cá nhân khi đưa thông tin bí mật đời sống riêng tư của trẻ em lên mạng phải có sự đồng ý của cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em và trẻ em.

D. Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên môi trường mạng và cá nhân khi đưa thông tin bí mật đời sống riêng tư của trẻ em lên mạng phải có sự đồng ý của cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em và trẻ em từ đủ 07 tuổi trở lên; có trách nhiệm bảo đảm an toàn thông tin của trẻ em.

Câu 9: Theo quy định của pháp luật hiện hành, người sử dụng trái phép chất ma túy là:

A. Người có hành vi sử dụng chất ma túy.

B. Người có hành vi sử dụng chất ma túy mà không được sự cho phép của người hoặc cơ quan chuyên môn có thẩm quyền.

C. Người có hành vi sử dụng chất ma túy mà không được sự cho phép của người hoặc cơ quan chuyên môn có thẩm quyền và xét nghiệm chất ma túy trong cơ thể có kết quả dương tính.

D. Người có hành vi sử dụng chất ma túy và xét nghiệm chất ma túy trong cơ thể có kết quả dương tính.

Câu 10: Vùng biển Việt Nam được hiểu như thế nào?

A. Bao gồm nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa thuộc chủ quyền Việt Nam.

B. Bao gồm nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam, được xác định theo pháp luật Việt Nam.

C. Bao gồm nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam, được xác định theo pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế về biên giới lãnh thổ mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982.

D. Bao gồm nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa thuộc chủ quyền Việt Nam. Tất cả các vùng biển nằm ngoài vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam nhưng không bao gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển.

B. TỰ LUẬN.

Câu hỏi: Bạn có suy nghĩ gì về tình trạng ma túy xâm nhập học đường hiện nay? Đề xuất giải pháp (nếu có) của bạn?

Suy nghĩ gì về tình trạng ma túy xâm nhập học đường hiện nay:

– Hàng loạt vụ việc liên quan đến các thanh thiếu niên sử dụng ma túy bị phát hiện thời gian qua khiến dư luận không khỏi lo lắng. Ma túy thế hệ mới trá hình dưới dạng tem thấm, cỏ thơm… núp bóng thực phẩm dưới hình thức thực phẩm chức năng có chứa chất ma túy và ma túy được các đối tượng pha trộn, đóng gói dưới dạng thực phẩm, đồ uống… đã và đang nguy cơ xâm nhập môi trường học đường với nhiều chiêu thức tinh vi, gây ra những hậu quả khó lường.

– Học sinh là những đối tượng mới lớn, đang trong độ tuổi hình thành và hoàn thiện nhân cách, tâm lý chưa ổn định, bị ảnh hưởng rất nhiều bởi bạn bè cùng lứa tuổi, chủ quan, dễ dao động, dễ bị dụ dỗ, lôi kéo, rủ rê, trải nghiệm những cái mới và thể hiện bản thân. Từ đó, học sinh trở thành đối tượng mà tội phạm ma túy muốn hướng đến. Không những thế, lợi dụng sự phát triển của internet, tội phạm sử dụng các trang mạng xã hội như Facebook, Zalo, YouTube,… để quảng cáo, môi giới, buôn bán ma túy và tổ chức sử dụng ma túy.

– Một nguyên nhân khác tác động tiêu cực đến quá trình ma túy xâm lấn học đường là sự buông lỏng quản lý của một số gia đình và nhà trường. Không ít bậc phụ huynh mải mê làm ăn mà quên đi việc nắm bắt tâm tư tình cảm, uốn nắn con cái trong quan hệ tiếp xúc bạn bè, cũng như định hướng về hành vi, lối sống. Về phía nhà trường, thực tế cho thấy, tại một số cơ sở đào tạo, việc quản lý, tổ chức phòng, chống ma túy chưa được đầu tư chiều sâu, chưa thực sự phát huy vai trò chủ động của học sinh. Nhiều trường học chưa có cơ chế cảnh báo và giải pháp phòng, chống hiệu quả, giúp học sinh không sa vào tệ nạn ma túy…

Đề xuất giải pháp (nếu có):

– Đẩy mạnh tuyên truyền phòng, chống ma túy đến từng khu phố, hộ gia đình và trực tiếp tại cộng đồng dân cư; đa dạng hóa hình thức, biện pháp, nội dung tuyên truyền; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, mạng xã hội, nền tảng di động… trong các hoạt động tuyên truyền.

– Các cơ quan chức năng cần tích cực nghiên cứu, rà soát, sửa đổi, bổ sung tài liệu, học liệu về tuyên truyền, giáo dục tội phạm, vi phạm pháp luật, phòng ngừa lây nhiễm HIV/AIDS, tệ nạn ma túy, mại dâm trong trường học để phù hợp với bối cảnh hiện nay.

– Ngoài các biện pháp tuyên truyền ngăn chặn ma túy “từ sớm, từ xa”, nhà trường cũng cần khuyến khích các em chủ động phát hiện, tố giác các hành vi vi phạm.

– Các gia đình cần phải sẵn sàng phối hợp với nhà trường, theo sát con em mình, nắm bắt kịp thời những biểu hiện bất thường để tìm hiểu, tháo gỡ. Các phụ huynh cần phải dành thời gian tìm hiểu, nhận thức, nhận diện đúng về ma túy cũng như thường xuyên theo dõi những hình thức ma túy “trá hình”, quan tâm, chia sẻ với con cái để giúp con tránh xa các mối nguy cơ.

Đáp án Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu kiến thức pháp luật năm 2023 – Kỳ 4

Câu 1: Theo Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, quy định nào sau đây là đúng?

A. Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật.

B. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

C. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật.

D. Tất cả các phương án trên

Câu 2: Theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự 2015, độ tuổi gọi nhập ngũ của công dân không thuộc diện được tạm hoãn là bao nhiêu?

A. Từ đủ 18 tuổi đến hết 23 tuổi

B. Từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi

C. Từ đủ 18 tuổi đến hết 27 tuổi

D. Từ đủ 18 tuổi đến hết 29 tuổi

Câu 3: Theo Bộ luật Lao động hiện hành, người lao động có phải trả chi phí cho việc tuyển dụng không?

A. Không phải trả chi phí

B. Có phải trả chi phí

C. Trả một phần chi phí

D. Tùy thỏa thuận giữa hai bên

Câu 4: Người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc khi thuộc các trường hợp nào sau đây:

A. Không đăng ký, không thực hiện hoặc tự ý chấm dứt cai nghiện ma túy tự nguyện.

B. Trong thời gian cai nghiện ma túy tự nguyện bị phát hiện sử dụng trái phép chất ma túy.

C. Người nghiện ma túy các chất dạng thuốc phiện không đăng ký, không thực hiện hoặc tự ý chấm dứt điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế hoặc bị chấm dứt điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế do vi phạm quy định về điều trị nghiện.

D. Tất cả các trường hợp trên

Câu 5: Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, cơ quan nào ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần?

A. Cơ quan công an

B. Viện kiểm sát

C. Tòa án

D. Bộ Tư pháp

Câu 6: Theo pháp luật hiện hành, đồng phạm là trường hợp có bao nhiêu người cố ý cùng thực hiện một tội phạm?

A. 2 người

B. 3 người

C. 5 người

D. Là một tổ chức

Theo khoản 1 Điều 17 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.

Câu 7: Việc làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp; làm luật và sửa đổi luật là nhiệm vụ của cơ quan nào sau đây?

A. Nhà nước

B. Hệ thống chính trị

C. Quốc hội

D. Chính phủ

Câu 8: Theo Bộ luật Dân sự 2015, việc sử dụng hình ảnh trong trường hợp nào sau đây không cần có sự đồng ý của người có hình ảnh hoặc người đại diện theo pháp luật của họ?

A. Hình ảnh được sử dụng vì lợi ích quốc gia, dân tộc

B. Hình ảnh được sử dụng vì lợi ích công cộng

C. Hình ảnh được sử dụng từ các hoạt động công cộng, bao gồm hội nghị, hội thảo, hoạt động thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật và hoạt động công cộng khác mà không làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh

D. Tất cả các quy định trên

Câu 9: Lực lượng phòng cháy và chữa cháy nào sau đây không nằm trong quy định của Luật Phòng cháy và chữa cháy?

A. Lực lượng dân phòng.

B. Lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở.

C. Lực lượng dân quân tự vệ

D. Lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy.

Câu 10: Việc trợ giúp pháp lý và tư vấn tâm lý, kỹ năng để ứng phó với bạo lực gia đình được quy định như thế nào?

A. Người bị bạo lực gia đình được Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước hoặc tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý cung cấp dịch vụ trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý.

B. Người bị bạo lực gia đình được cung cấp dịch vụ tư vấn tâm lý, kỹ năng để ứng phó với bạo lực gia đình theo quy định của Chính phủ.

C. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ tư vấn miễn phí cho người bị bạo lực gia đình.

D. Tất cả các quy định trên

Câu hỏi tự luận: Bạn có suy nghĩ gì về tình trạng tội phạm nguy hiểm ngày càng trẻ hóa? Đề xuất giải pháp (nếu có) của bạn?

Đáp án Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu kiến thức pháp luật năm 2023 – Kỳ 3

Câu 1: Theo pháp luật hiện hành, người được khám sức khỏe có hành vi gian dối làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe của mình nhằm trốn tránh nghĩa vụ quân sự sẽ bị xử phạt ở mức nào?

A. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 9.000.000 đồng

B. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng

C. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng

D. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng

Câu 2: Việc báo tin, tố giác về hành vi bạo lực gia đình đến nơi có thẩm quyền tiếp nhận và giải quyết, có thể thực hiện theo hình thức nào sau đây?

A. Gọi điện, nhắn tin;

B. Gửi đơn, thư;

C. Trực tiếp báo tin

D. Tất cả các hình thức trên

Câu 3: Theo quy định của pháp luật hiện hành, Hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ; hạ sĩ quan, chiến sĩ hoàn thành thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân khi về nơi cư trú hoặc nơi làm việc, học tập trong thời hạn bao nhiêu ngày làm việc phải đến cơ quan đăng ký nghĩa vụ quân sự để đăng ký phục vụ trong ngạch dự bị?

A. 15 ngày

B. 30 ngày

C. 60 ngày

D. 90 ngày

Câu 4: Nội dung cơ bản xây dựng thế trận biên phòng toàn dân bao gồm những nội dung nào sau đây:

A. Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng, bố trí các cụm dân cư đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng, phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh ở khu vực biên giới.

B. Xây dựng công trình phòng thủ liên hoàn, vững chắc; tổ chức, bố trí lực lượng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ biên phòng

C. Phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức, lực lượng phát huy sức mạnh tổng hợp, kịp thời xử lý các tình huống ở biên giới, khu vực biên giới; tổ chức Nhân dân tham gia thực hiện nhiệm vụ biên phòng.

D. Tất cả các nội dung trên.

Câu 5: Theo quy định của Luật Tiếp công dân năm 2013, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh định kỳ trực tiếp tiếp công dân tại trụ sở bao nhiêu buổi?

A. 1 ngày trong 1 tháng

B. Ít nhất 1 ngày trong 1 tháng

C. Ít nhất 2 ngày trong 1 tháng

D. Luật không quy định

Câu 6: Trong trường hợp nào sau đây, người sử dụng lao động không được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động?

A. Người lao động ốm đau hoặc bị tai nạn, bệnh nghề nghiệp đang điều trị, điều dưỡng theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 36 của Bộ luật Lao động năm 2019.

B. Người lao động đang nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng và trường hợp nghỉ khác được người sử dụng lao động đồng ý.

C. Người lao động nữ mang thai; người lao động đang nghỉ thai sản hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

D. Tất cả các trường hợp trên

Câu 7: Trong trình tự khiếu nại, khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì người khiếu nại có quyền nào sau đây?

A. Khiếu nại lần đầu đến người đã ra quyết định hành chính

B. Khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định

C. Khiếu nại đến thủ trưởng cấp trên của người đã ra quyết định hành chính

D. Khiếu nại lần đầu đến người đã ra quyết định hành chính hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định.

Khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì người khiếu nại khiếu nại lần đầu đến người đã ra quyết định hành chính hoặc cơ quan có người có hành vi hành chính hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính. (Khoản 1 Điều 7 Luật Khiếu nại 2011).

Câu 8: Đối với vùng biển Việt Nam, lãnh hải được xác định như thế nào?

A. Lãnh hải là vùng biển có chiều rộng 10 hải lý tính từ đường cơ sở ra phía biển. Ranh giới ngoài của lãnh hải là biên giới quốc gia trên biển của Việt Nam.

B. Lãnh hải là vùng biển có chiều rộng 12 hải lý tính từ đường cơ sở ra phía biển. Ranh giới ngoài của lãnh hải là biên giới quốc gia trên biển của Việt Nam.

C. Lãnh hải là vùng biển có chiều rộng 15 hải lý tính từ đường cơ sở ra phía biển. Ranh giới ngoài của lãnh hải là biên giới quốc gia trên biển của Việt Nam.

D. Lãnh hải là vùng biển có chiều rộng 20 hải lý tính từ đường cơ sở ra phía biển. Ranh giới ngoài của lãnh hải là biên giới quốc gia trên biển của Việt Nam.

Câu 9: Theo quy định hiện hành thì Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật được thành lập ở cấp nào?

A. Trung ương, tỉnh.

B. Trung ương, tỉnh, huyện.

C. Tỉnh, huyện, xã.

D. Trung ương, tỉnh, huyện, xã.

Đáp án đúng phải là: Trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật được thành lập ở trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh… (Khoản 1 Điều 7 Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật 2012).

Câu 10: Pháp luật quy định như thế nào khi đưa thông tin bí mật đời sống riêng tư của trẻ em trên môi trường mạng?

A. Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên môi trường mạng và cá nhân khi đưa thông tin bí mật đời sống riêng tư của trẻ em lên mạng phải có sự đồng ý của trẻ em; có trách nhiệm bảo đảm an toàn thông tin của trẻ em.

B. Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên môi trường mạng và cá nhân khi đưa thông tin bí mật đời sống riêng tư của trẻ em lên mạng phải có sự đồng ý của cha, mẹ trẻ em.

C. Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên môi trường mạng và cá nhân khi đưa thông tin bí mật đời sống riêng tư của trẻ em lên mạng phải có sự đồng ý của cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em và trẻ em.

D.Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên môi trường mạng và cá nhân khi đưa thông tin bí mật đời sống riêng tư của trẻ em lên mạng phải có sự đồng ý của cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em và trẻ em từ đủ 07 tuổi trở lên; có trách nhiệm bảo đảm an toàn thông tin của trẻ em.

Đáp án Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu kiến thức pháp luật năm 2023 – Kỳ 2

Câu 1: Theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự 2015, công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ là bao nhiêu?

A. Đến hết 25 tuổi

B. Đến hết 27 tuổi

C. Đến hết 28 tuổi

D. Đến hết 30 tuổi

Câu 2: Theo pháp luật hiện hành, những trường hợp công dân nào sau đây được miễn gọi nhập ngũ?

A. Con của liệt sĩ, con của thương binh hạng một; một anh hoặc một em trai của liệt sĩ.

B. Một con của thương binh hạng hai; một con của bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; một con của người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên.

C. Người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, Công an nhân dân; cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật từ 24 tháng trở lên.

D. Tất cả các trường hợp trên

Câu 3: Theo quy định hiện hành thì Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật được thành lập ở cấp nào?

A. Trung ương, tỉnh.

B. Trung ương, tỉnh, huyện.

C. Tỉnh, huyện, xã.

D. Trung ương, tỉnh, huyện, xã.

Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật được thành lập ở trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh

Câu 4: Trường hợp người bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình là cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng vũ trang nhân dân thì thực hiện theo quy định nào sau đây?

A. Người ra quyết định xử phạt có trách nhiệm thông báo cho người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền quản lý người đó (người vi phạm).

B. Cá nhân bị xử phạt vi phạm có trách nhiệm thông báo cho người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền quản lý người đó (người vi phạm).

C. Tổ trưởng dân phố, trưởng thôn nơi người vi phạm bị xử phạt hành chính có trách nhiệm thông báo cho người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền quản lý người đó (người vi phạm).

D. Bí thư chi bộ, trưởng thôn, tổ trưởng dân phố nơi người vi phạm bị xử phạt hành chính có trách nhiệm thông báo cho người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền quản lý người đó (người vi phạm).

Câu 5: Những hành vi nào sau đây bị nghiêm cấm theo Luật Nghĩa vụ quân sự 2015?

A. Trốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự; chống đối, cản trở việc thực hiện nghĩa vụ quân sự.

B. Gian dối trong khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự; lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái quy định về nghĩa vụ quân sự.

C. Sử dụng hạ sĩ quan, binh sĩ trái quy định của pháp luật; xâm phạm thân thể, sức khỏe; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của hạ sĩ quan, binh sĩ.

D. Tất cả các hành vi trên

Câu 6: Người lái xe phải làm gì khi quay đầu xe trên cầu, đường ngầm hay khu vực đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt?

A. Không được quay đầu xe.

B. Lợi dụng chỗ rộng và lúc không có xe khác đi tới.

C. Lợi dụng chỗ rộng có thể quay đầu được để quay đầu xe cho an toàn.

D. Phải có người làm tín hiệu sau xe để bảo đảm an toàn.

Câu 7: Theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự 2015, thời hạn phục vụ tại ngũ trong thời bình của hạ sĩ quan, binh sĩ là bao lâu?

A. 18 tháng

B. 20 tháng

C. 24 tháng

D. 30 tháng

Câu 8: Theo pháp luật hiện hành, “xâm hại trẻ em” là hành vi nào sau đây?

A. Gây tổn hại và thương tích về thể chất, tâm lý.

B. Đánh đập, bóc lột lao động, xâm hại tình dục.

C. Bỏ rơi, không quan tâm, gây thương tổn trẻ em.

D. Gây tổn hại về thể chất, tình cảm, tâm lý, danh dự, nhân phẩm của trẻ em dưới các hình thức bạo lực, bóc lột, xâm hại tình dục, mua bán, bỏ rơi, bỏ mặc trẻ em và các hình thức gây tổn hại khác.

Câu 9: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm”. Điều này được quy định ở đâu?

A. Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam

B. Bộ luật Hình sự nước Cộng hòa XHCN Việt Nam

C. Bộ luật Tố tụng Hình sự nước Cộng hòa XHCN Việt Nam

D. Luật An ninh mạng nước Cộng hòa XHCN Việt Nam

Câu 10: Trong trường hợp nào sau đây, người sử dụng lao động không được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động?

A. Người lao động ốm đau hoặc bị tai nạn, bệnh nghề nghiệp đang điều trị, điều dưỡng theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 36 của Bộ luật Lao động năm 2019.

B. Người lao động đang nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng và trường hợp nghỉ khác được người sử dụng lao động đồng ý.

C. Người lao động nữ mang thai; người lao động đang nghỉ thai sản hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

D. Tất cả các trường hợp trên

Đáp án Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu kiến thức pháp luật năm 2023 – Kỳ 1

A. TRẮC NGHIỆM.

Câu 1: Theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự 2015, độ tuổi gọi nhập ngũ của công dân là bao nhiêu?

A. Công dân đủ 17 tuổi được gọi nhập ngũ; độ tuổi gọi nhập ngũ từ đủ 17 tuổi đến hết 25 tuổi; công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi.
B. Công dân đủ 18 tuổi được gọi nhập ngũ; độ tuổi gọi nhập ngũ từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi; công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi.
C. Công dân đủ 19 tuổi được gọi nhập ngũ; độ tuổi gọi nhập ngũ từ đủ 19 tuổi đến hết 25 tuổi; công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi.
D. Công dân đủ 20 tuổi được gọi nhập ngũ; độ tuổi gọi nhập ngũ từ đủ 20 tuổi đến hết 25 tuổi; công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi.

Câu 2: Theo pháp luật hiện hành của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì độ tuổi được phép kết hôn của nam và nữ là bao nhiêu?

A. Nam, nữ từ đủ 20 tuổi trở lên.
B. Nam, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên
C. Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên
D. Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 19 tuổi trở lên

Câu 3: Văn bản quy phạm pháp luật nào của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có hiệu lực pháp lý cao nhất?

A. Bộ luật, luật.
B. Pháp lệnh.
C. Hiến pháp.
D. Nghị định, nghị quyết liên tịch

Câu 4: Trong trường hợp đã ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng được hai bên tuân thủ đúng quy định, nếu người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thì phải báo trước cho người sử dụng lao động trước thời điểm nghỉ là bao nhiêu ngày?

A. Không quy định thời gian
B. Ít nhất 15 ngày
C. Ít nhất 30 ngày
D. Ít nhất 45 ngày

Câu 5: Quy định nào trong chính sách của nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật sau đây là đúng?

A. Phổ biến, giáo dục pháp luật là trách nhiệm của các cơ quan theo hệ thống gồm: Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Công an nhân dân, Bộ Tư pháp.
B. Phổ biến, giáo dục pháp luật là trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị, trong đó Nhà nước giữ vai trò nòng cốt.
C. Phổ biến, giáo dục pháp luật là trách nhiệm của các cơ quan tư pháp.
D. Phổ biến, giáo dục pháp luật là trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị.

Câu 6: Người đủ bao nhiêu tuổi trở lên thì được điều khiển xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi lanh từ 50 cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3,5 tấn; xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi?

A. 17 tuổi
B. 18 tuổi
C. 19 tuổi
D. 20 tuổi

Câu 7: Chế độ, chính sách nào dành cho thân nhân hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ?

A. Bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ hoặc bố, mẹ chồng; người nuôi dưỡng hợp pháp; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ được hưởng chế độ bảo hiểm y tế theo quy định của Luật bảo hiểm y tế, được hưởng trợ cấp khó khăn do ngân sách nhà nước bảo đảm.
B. Con đẻ, con nuôi hợp pháp của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ được miễn, giảm học phí khi học tại cơ sở giáo dục phổ thông công lập và ngoài công lập theo quy định của pháp luật về chế độ miễn, giảm học phí.
C. Trường hợp hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ hy sinh, từ trần trong khi làm nhiệm vụ thì gia đình được hưởng chế độ ưu đãi theo quy định của pháp luật.
D. Tất cả các chế độ, chính sách trên

Câu 8: Theo quy định của Luật Tiếp công dân năm 2013, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã định kỳ trực tiếp tiếp công dân tại trụ sở bao nhiêu buổi?

A. 1 tháng 1 lần
B. 1 tháng 2 lần
C. 1 tháng 3 lần
D. Ít nhất 1 ngày trong 1 tuần

Câu 9: Khái niệm “Biên phòng” nào sau đây là đúng:

A. Là tổng thể các hoạt động, biện pháp bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
B. Là tổng thể các hoạt động, biện pháp bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc và bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
C. Là tổng thể các hoạt động, biện pháp bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc và bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới bằng sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc.
D. Là việc tổ chức, triển khai, bố trí lực lượng và các nguồn lực cần thiết để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ biên giới quốc gia.

Câu 10: Trường hợp sử dụng âm thanh, hình ảnh về hành vi bạo lực gia đình đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng, internet thực hiện như thế nào?

A. Phải được sự đồng ý của người bị bạo lực gia đình hoặc người giám hộ, người đại diện theo pháp luật của người bị bạo lực gia đình, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
B. Được phép, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
C. Không được phép, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
D. Phải được sự đồng ý của cơ quan bảo vệ pháp luật.

B. TỰ LUẬN.

Câu hỏi: Tình trạng công dân trốn tránh thực nghĩa vụ quân sự hiện nay khá phổ biến. Theo bạn, phải làm gì để chấm dứt hiện tượng trên?

Trên đây là nội dung bài viết Đáp án Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu kiến thức pháp luật năm 2023 được đăng trong chuyên mục Tài liệu & Biểu mẫu

Đăng bởi: THCS Bình Chánh

Rate this post

Trường THCS Bình Chánh

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button