Địa 10 Bài 11 Cánh Diều: Nước biển và đại dương | Soạn Địa 10 Cánh diều
Mời các em theo dõi nội dung bài học do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn sẽ giúp các em nắm chắc kiến thức nội dung bài học tốt hơn.
Giải bài tập Địa Lí 10 Bài 11: Nước biển và đại dương
Bạn đang xem: Địa 10 Bài 11 Cánh Diều: Nước biển và đại dương | Soạn Địa 10 Cánh diều
Địa Lí 10 Bài 11: Nước biển và đại dương
Mở đầu trang 42 sgk Địa Lí 10 mới: Tính chất nguồn nước và các quá trình thuỷ văn chủ yếu như sóng biển, thuỷ triều, dòng biển có những đặc trưng nào nổi bật? Vai trò của biển, đại dương đối với sự phát triển kinh tế – xã hội như thế nào?
Trả lời:
– Tính chất nguồn nước và các quá trình thuỷ văn chủ yếu như sóng biển, thuỷ triều, dòng biển có những đặc trưng riêng và có ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển kinh tế, xã hội.
– Vai trò của biển, đại dương đối với sự phát triển kinh tế – xã hội:
+ Cung cấp tài nguyên sinh vật: hải sản, rong biển…
+Cung cấp tài nguyên khoáng sản: dầu mỏ khí đốt, khoáng sản..
+ Cung cấp năng lượng: Sóng biển, thủy triều..
+ Phát triển ngành khinh tế đường biển: Giao thông vận tải đường biển du lịch
Một số tính chất của nước biển và đại dương
Câu hỏi trang 42 Địa Lí 10: Đọc thông tin, hãy trình bày một số tính chất của nước biển và đại dương.
Trả lời:
– Độ muối của nước biển và đại dương
+ Có nhiều chất hoà tan trong nước biển, đại dương nhưng muối biển là thành phần quan trọng nhất.
+ Độ muối trung bình của nước biển, đại dương là 35%o và thay đổi theo không gian.
+ Trên các đại dương có độ muối lớn hơn những vùng ven biển.
– Nhiệt độ của nước biển và đại dương
+ Nhiệt độ trung bình trên bề mặt toàn bộ đại dương thế giới là 17,5°C.
+ Nhiệt độ nước biển, đại dương vào mùa hè cao hơn vào mùa đông, giảm dần từ vùng xích đạo về vùng cực và theo độ sâu.
Sóng biển
Câu hỏi trang 43 Địa Lí 10: Đọc thông tin, hãy giải thích hiện tượng sóng biển.
Trả lời:
– Khái niệm: sóng biển là hình thức dao động của nước biển theo chiều thẳng đứng.
– Nguyên nhân: do tác dụng của gió, nhưng đôi khi cũng do các hoạt động địa chấn.
Thuỷ triều
Câu hỏi trang 43 Địa Lí 10: Đọc thông tin và quan sát hình 11.1, hãy:
– Giải thích hiện tượng thuỷ triều.
– Cho biết thuỷ triều đạt giá trị lớn nhất, nhỏ nhất khi nào. Tại sao?
Trả lời:
– Yêu cầu số 1: Hiện tượng thuỷ triều: là sự dao động của mực nước biển, đại dương trong một ngày do lực hấp dẫn của Mặt Trăng, Mặt trời và lực li tâm khi Trái đất tự quay
– Yêu cầu số 2: Cho biết thuỷ triều đạt giá trị lớn nhất, nhỏ nhất khi nào. Tại sao?
+ Thủy triều đạt giá trị lớn nhất khi Mặt Trăng, Mặt Trời, Trái Đất cùng nằm trên một đường thẳng. Nguyên nhân là do lực hút của mặt trăng và mặt trời đều tác động lên trái đất hút trái đất về phía mình.
+ Thủy triều đạt giá trị nhỏ nhất khi Mặt Trăng, Mặt Trời tạo với Trái Đất một góc vuông. Nguyên nhân là do mặt trăng và mặt trời đều hút trái đất về phía mình vì vậy thủy triều đạt giá trị nhỏ nhất
Dòng biển
Câu hỏi trang 44 Địa Lí 10: Đọc thông tin và quan sát hình 11.2, hãy trình bày sự chuyển động của dòng biển trên các đại dương.
Trả lời:
– Sự chuyển động của dòng biển trên các đại dương:
+ Chuyển động của dòng biển tạo thành những vòng tuần hoàn trên đại dương biểu hiện rõ rệt trong khoảng vĩ độ nhiệt đới, ôn đới ở cả hai bán cầu.
+ Hai bên xích đạo các dòng biển chạy từ phía đông về phía tây khi gặp bờ đông các lục địa bị chuyển hướng về phía bắc ở bán cầu bắc, phía nam ở bán cầu nam và tạo thành dòng biển nóng trên cả hai bán cầu.
+ Ở khoảng vĩ độ 30° – 40° trên cả 2 bán cầu, các dòng biển chảy về phía đông. Khi gặp bờ tây, các lục địa bị đổi hướng về phía nam ở bán cầu bắc, phía bắc ở bán cầu nam và tạo thành dòng biển lạnh ở khu vực xích đạo.
+ Trên vùng vĩ độ cao của bán cầu bắc dòng biển chuyển động phức tạp
+ Trên vùng vĩ độ cao của bán cầu nam dòng biển chuyển động hướng từ tây-đông
– Hướng chảy của các dòng biển nóng và lạnh trên các đại dương ở nửa cầu Bắc:
+ Đại Tây Dương
Dòng biển nóng Gơn-xrim, chảy từ chí tuyến Bắc lên Bắc Âu, Mỹ
Dòng biển nóng Guy-an, chảy từ Bắc xích đạo lên 30ºB.
Dòng biển lạnh Grơn-len, chảy từ vùng cực Bắc xuống chí tuyến
+ Thái Bình Dương:
Dòng biển nóng Cư-rô-si-ô, chảy từ xích đạo lên Đông Bắc
Dòng biển nóng Alaxca, chảy từ xích đạo lên Tây Bắc.
Dòng biển lạnh Ca-li-fooc-ni-a, chảy từ 40ºB chảy về xích đạo
– Hướng chảy của các dòng biển nóng và lạnh trên các đại dương ở nửa cầu Nam:
+ Đại Tây Dương:
Dòng biển nóng Bra-xin, chảy từ xích đạo chảy về Nam.
Dòng biển lạnh Ben-ghê-la, chảy từ phía Nam lên xích đạo.
+ Thái Bình Dương:
Dòng biển nóng Đông Úc, chảy từ xích đạo chảy về hướng Đông Nam.
Dòng biển lạnh Pê-ru, chảy từ phía Nam 60ºN lên xích đạo.
Vai trò của biển. Đại dương đối với sự phát triển kinh tế – xã hội
Câu hỏi trang 44 Địa Lí 10: Đọc thông tin, hãy lấy ví dụ để phân tích vai trò của biển, đại dương đối với sự phát triển kinh tế – xã hội.
Trả lời:
– Biển và đại dương có vai trò quan trọng đối với xã hội loại người và ngày càng được coi trọng trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của nhiều quốc gia, như:
+ Cung cấp tài nguyên sinh vật
+ Cung cấp tài nguyên khoáng sản
+ Cung cấp năng lượng
+ Phát triển kinh tế biển
– Ví dụ: hiện nay việt nam đang sử dụng và phát triển giao thông vận tải biển để giao lưu buôn bán trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia nhằm mục đích phát triển kinh tế.
Luyện tập & Vận dụng (trang 44)
Luyện tập 1 trang 44 Địa Lí 10: Tính chất của nước biển, đại dương thể hiện ở độ muối và nhiệt độ như thế nào?
Trả lời:
– Độ muối:
+ Có nhiều chất hòa tan trong nước biển nhưng muối biển là thành phần quan trọng nhất, trong đó 77,8%o là muối natriclorua
+ Độ muối trung bình của nước biển, đại dương là 35%o và thay đổi theo không gian
+ Độ muối lớn nhất ở vùng chí tuyến là 36, 8%0, giảm đi ở xích đạo (34,5%0) và vùng cực 34%0
+ Độ muối ở đại dương lớn hơn những vùng ven biển
– Nhiệt độ:
+ Nhiệt độ trung bình trên toàn bộ đại dương thế giới là 17,5⁰C
+ Nhiệt độ nước biển, đại dương vào mùa hè cao hơn mùa đông, giảm dần từ vùng xích đạo về vùng cực và theo độ sâu.
+ Ở vùng xích đạo và nhiệt đới, nhiệt độ trung bình năm mặt biển, đại dương phổ biến từ 26°C đến 28°C, giảm xuống còn từ 20°C đến 10°C ở vùng cận nhiệt, ôn đới và phổ biến dưới 5°C ở vùng cận cực.
+ Từ mặt nước biển đến độ sâu khoảng 300 m, nhiệt độ giảm mạnh nhất, từ độ sâu khoảng 3 000 m trở lên, nhiệt độ rất ít thay đổi.
Vận dụng 2 trang 44 Địa Lí 10: Hãy phân tích một trong các vai trò của biển, đại dương đối với sự phát triển kinh tế – xã hội ở nước ta.
Trả lời:
– Vai trò của biển, đại dương đối với sự phát triển kinh tế – xã hội Việt Nam:
+ Cung cấp tài nguyên sinh vật: hải sản, rong biển…
+ Cung cấp tài nguyên khoáng sản: dầu mỏ khí đốt, khoáng sản..
+ Cung cấp năng lượng: Sóng biển, thủy triều..
+ Phát triển ngành khinh tế đường biển: Giao thông vận tải đường biển du lịch
– Phân tích vai trò của biển,đại dương đối với Việt Nam
+ Tại các vùng ven biển của Việt Nam có rất nhiều cảng lớn với mục đích là giao thông thủy giúp nước ta giao lưu luôn bán với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới hoặc giữa các tỉnh ven biển với nhau,…
+ Ngoài ra biển còn phục vụ cho du lịch …
Xem thêm lời giải bài tập Địa Lí lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 12: Đất và sinh quyển
Bài 13: Thực hành: Phân tích bản đồ, sơ đồ về phân bố của đất và sinh vật trên thế giới
Bài 14: Vỏ địa lí. Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh
Bài 15: Quy luật địa đới và phi địa đới
Bài 16: Dân số và gia tăng dân số. Cơ cấu dân số
Đăng bởi: THCS Bình Chánh
Chuyên mục: Địa lí 10 Cánh Diều
- Địa 10 Bài 1 Cánh Diều: Môn Địa lí với định hướng nghề nghiệp cho học sinh | Soạn Địa 10 Cánh diều
- Địa 10 Bài 2 Cánh Diều: Sử dụng bản đồ | Soạn Địa 10 Cánh diều
- Địa 10 Bài 3 Cánh Diều: Trái đất. Thuyết kiến tạo mảng | Soạn Địa 10 Cánh diều
- Địa 10 Bài 4 Cánh Diều: Hệ quả địa lí các chuyển động chính của Trái Đất | Soạn Địa 10 Cánh diều
- Địa 10 Bài 5 Cánh Diều: Thạch quyển. Nội lực và tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất | Soạn Địa 10 Cánh diều
- Địa 10 Bài 6 Cánh Diều: Ngoại lực và tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất | Soạn Địa 10 Cánh diều