Địa lí 10 Bài 16 Chân trời sáng tạo: Thực hành phân tích sự phân bố của đất và Sinh vật trên trái đất | Soạn Địa 10
Mời các em theo dõi nội dung bài học do thầy cô trường Trung học Bình Chánh biên soạn sẽ giúp các em nắm chắc kiến thức nội dung bài học tốt hơn.
Giải Địa lí lớp 10 Bài 16: Thực hành phân tích sự phân bố của đất và Sinh vật trên trái đất
Bạn đang xem: Địa lí 10 Bài 16 Chân trời sáng tạo: Thực hành phân tích sự phân bố của đất và Sinh vật trên trái đất | Soạn Địa 10
Video giải Địa lí lớp 10 Bài 16: Thực hành phân tích sự phân bố của đất và Sinh vật trên trái đất
I. Sự phân bố của đất và sinh vật theo vĩ độ
Câu hỏi trang 67 Địa Lí 10: Dựa vào hình 16.1, hình 16.2 và kiến thức đã học, em hãy:
– Nhận xét đặc điểm phân bố của các nhóm đất và các kiểu thảm thực vật chính theo vĩ độ.
– Giải thích tại sao lại có sự phân bố như vậy.
– Kể tên các nhóm đất và các kiểu thảm thực vật chính ở Việt Nam
Trả lời:
– Nhận xét: Các nhóm đất và các kiểu thảm thực vật chính phân bố khác nhau theo vĩ độ.
+ Tại hai cực Bắc – Nam hoàn toàn là đất băng tuyết.
+ Từ vòng cực Bắc đến khoảng 80oB là nhóm đất đài nguyên và đất pốtdôn.
+ Khoảng 40 oB – 50 oB là nhóm đất nâu xám rừng lá rộng ôn đới và đất đen, hạt dẻ thảo nguyên, đồng cỏ núi cao.
+ Dọc chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam về hai phía là nhóm đất đỏ nâu rừng cây bụi lá cứng và đất xám hoang mạc và bán hoang mạc.
+ Xích đạo gồm các nhóm đất: đất dỏ, nâu đỏ xavan, đất đen, hạt dẻ thảo nguyên, đồng cỏ núi cao.
+ Các loại đất: đất đỏ vàng cận nhiệt ẩm và đất đỏ vàng đen xám nhiệt đới chỉ xuất hiện tại vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới.
+ Đất phù sa phân bố rải rác từ 40 oB – 40 oN.
– Giải thích: Sự phân bố của các nhóm đất và các kiểu thảm thực vật chính trên Trái Đất chịu ảnh hưởng của các điều kiện khí hậu, vì thế tương ứng với các đai khí hậu theo vĩ độ sẽ có các kiểu thảm thực vật và nhóm đất khác nhau.
– Các nhóm đất và các kiểu thảm thực vật chính ở Việt Nam: rừng nhiệt đới ẩm, rừng cận nhiệt đới ẩm, rừng và cây bụi lá cứng cận nhiệt, rừng ngập mặn, rừng ôn đới núi cao.
+ Các nhóm đất: đất phù sa, đất feralit đỏ vàng, đất cát biển.
II. Sự phân bố đất và sinh vật theo độ cao
Câu hỏi trang 68 Địa Lí 10: Dựa vào hình 16.3 và kiến thức đã học, em hãy:
– Nhận xét sự thay đổi của đất và thảm thực vật theo độ cao.
– Nêu sự khác nhau về các loại đất và các kiểu thảm thực vật ở sườn Đông và sườn Tây dãy Cáp-ca (Kavkaz).
Trả lời:
– Nhận xét: Ở vùng núi, càng lên cao, nhiệt độ và áp suất không khí càng giảm còn độ ẩm không khí tăng lên (đến một độ cao nào đó mới giảm). Sự khác nhau về nhiệt ẩm theo độ cao đã dẫn đến sự thay đổi của thảm thực vật và đất theo độ cao.
+ Càng lên cao thảm thực vật càng nghèo nàn và thưa thớt dần, các rừng cây lá rộng tập trung dưới độ cao 1000m, từ 1500m lên là rừng lãnh sam, từ 2000m trở lên chỉ còn đồng cỏ, địa y và cây bụi, trên 3000m không còn thực vật sinh sống.
+ Các nhóm đất thay đổi: độ cao 500m là đất đỏ cận nhiệt, 1000m là đất nâu sẫm, 1500m là đất pốtdôn, 2000m là đất đồng cỏ núi, 3000m là đất sơ đẳng, 3500m là băng tuyết.
– Sự khác nhau về các loại đất và các kiểu thảm thực vật ở sườn Đông và sườn Tây dãy Cáp-ca (Kavkaz):
+ Về thảm thực vật: sương Tây có rừng lãnh sam còn sườn Đông không có thảm thực vật này. Thảm thực vật đồng cỏ An-pin ở sườn Tây tập trung ở độ cao >1500m đến >2000m còn ở sườn Đông là từ >1000m đến >2000m. Sườn Đông có thảm thực vật thảo nguyên còn sườn Tây thì không.
+ Về các loại đất: Sườn Tây có nhóm đất đỏ cận nhiệt, đất pốtdôn, vách đá và đứt đoạn các đảo đất còn sườn Đông không có các nhóm đất này, ngược lại sườn Đông có nhóm đất hạt dẻ và nẫu sẫm, đất rừng màu nâu và đất sơ đẳng còn sườn Tây thì không.
Xem thêm lời giải bài tập Địa lí lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 14: Đất
Bài 15: Sinh quyển, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của sinh vật
Bài 1: Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng
Bài 2: Phương pháp sử dụng bản đồ trong học tập địa lí và trong đời sống
Bài 3: Một số ứng dụng của GPS và bản đồ số trong đời sống
Đăng bởi: THCS Bình Chánh
Chuyên mục: Địa lí 10 Chân trời sáng tạo
- Địa lí 10 Bài 1 Chân trời sáng tạo: Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng | Soạn Địa 10
- Địa lí 10 Bài 2 Chân trời sáng tạo: Phương pháp sử dụng bản đồ trong học tập địa lí và trong đời sống | Soạn Địa 10
- Địa lí 10 Bài 3 ( Chân trời sáng tạo ): Một số ứng dụng của GPS và bản đồ số trong đời sống | Soạn Địa 10
- Địa lí 10 Bài 4 Chân trời sáng tạo: Trái đất, thuyết kiến tạo mảng | Soạn Địa 10
- Địa lí 10 Bài 5 Chân trời sáng tạo: Hệ quả địa lí các chuyển động của trái đất | Soạn Địa 10
- Địa lí 10 Bài 6 Chân trời sáng tạo: Thạch quyển, nội lực | Soạn Địa 10