Địa lí 10 Kết nối tri thứcHọc TậpLớp 10

Địa lí 10 Bài 21 Kết nối tri thức: Các nguồn lực phát triển kinh tế | Soạn Địa 10

Mời các em theo dõi nội dung bài học do thầy cô trường THCSBinhChanh biên soạn sẽ giúp các em nắm chắc kiến thức nội dung bài học tốt hơn.

Giải Địa lí lớp 10 Bài 21: Các nguồn lực phát triển kinh tế

Mở đầu trang 63 Địa lí 10: Tại sao các quốc gia có sự phát triển kinh tế không đồng đều?

Trả lời:

Bạn đang xem: Địa lí 10 Bài 21 Kết nối tri thức: Các nguồn lực phát triển kinh tế | Soạn Địa 10

– Các quốc gia có sự phát triển kinh tế không đồng đều do các nguồn lực kinh tế của các quốc gia các khác nhau, không đồng đều. Ví dụ:

+ Quốc gia có nhiều tài nguyên hơn sẽ thuận lợi phát triển kinh tế hơn các quốc gia kém tài nguyên.

+ Quốc gia có lao động trình độ cao, chính sách đúng đắn, nguồn vốn lớn thì kinh tế sẽ phát triển hơn.

1. Khái niệm

Câu hỏi 1 trang 63 Địa lí 10: Đọc thông tin mục 1, trình bày khái niệm nguồn lực.

Trả lời:

– Nguồn lực kinh tế của một lãnh thổ là sức mạnh tổng hợp được tích lũy từ vị trí địa lý, lịch sử văn hóa, tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động, tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai, bao gồm cả nguồn lực bên ngoài có thể huy động nhằm phục vụ phát triển kinh tế vùng đó.

2. Phân loại

Câu hỏi 2 trang 63 Địa lí 10: Dựa vào sơ đồ trong mục 2, hãy trình bày sự phân loại nguồn lực.

Trả lời:

– Nguồn lực bên trong lãnh thổ:

+ Vị trí địa lí (vị trí tự nhiên, kinh tế, chính trị)

+ Nguồn lực tự nhiên (khí hậu, đất, nước, khoáng sản, sinh vật, biển…)

+ Nguồn kinh tế – xã hội (vốn, chính sách phát triển, lịch sử – văn hóa, nguồn lao động, thị trường…)

– Nguồn lực bên ngoài lãnh thổ:

+ Vốn nước ngoài

+ Nguồn nhân lực nước ngoài

+ Thị trường nước ngoài

+ Khoa học – công nghệ nước ngoài

3. Vai trò của nguồn lực

Câu hỏi trang 64 Địa lí 10: Dựa vào thông tin mục 3, hãy phân tích vai trò của nguồn lực với sự phát triển kinh tế.

Trả lời:

– Nguồn lực bên trong có vai trò quyết định đến sự phát triển kinh tế của một lãnh thổ

+ Vị trí địa lý tạo ra những thuận lợi hoặc khó khăn cho việc trao đổi, tiếp cận giữa các vùng, giữa các quốc gia. Ví dụ: Việt Nam có vị trí địa lí thuận lợi để giao lưu, giao thương với các quốc gia khác trên thế giới.

+ Nguồn lực tự nhiên là yếu tố đầu vào để sản xuất ra hàng hóa, dịch vụ giúp phát triển kinh tế. Sự giàu có, đa dạng về tài nguyên thiên nhiên đem lại lợi thế cho sự phát triển. Ví dụ: Các quốc gia ở Trung Đông có nhiều dầu mỏ, đã giúp họ phát triển kinh tế nhờ khai thác dầu mỏ.

+ Nguồn lực kinh tế xã hội: Có vai trò trực tiếp và quan trọng cho sự phát triển kinh tế – xã hội. Lao động đóng vai trò quyết định, chính sách, vốn, khoa học công nghệ tạo môi trường sản xuất hiện đại, linh hoạt, giúp tăng năng suất lao động. Ví dụ: Nhật Bản tuy nghèo khoáng sản nhưng lại là cường quốc do có chính sách kinh tế đúng đắn, lao động chất lượng cao, vốn lớn, khoa học công nghệ hiện đại…

– Nguồn lực bên ngoài lãnh thổ: Tận dụng các nguồn lực bên ngoài sẽ tạo thêm sức mạnh cho sự phát triển kinh tế, đặc biệt trong thời kì kinh tế tri thức.

– Kết hợp giữa nguồn lực bên trong và bên ngoài hợp lí, giúp phát triển kinh tế, lãnh thổ nhanh và bền vững.

Luyện tập trang 64 Địa lí 10: Lấy ví dụ về tác động của các nhân tố: Vị trí địa lí, tài nguyên khoáng sản, vốn đầu tư nước ngoài đến phát triển kinh tế.

Trả lời:

– Vị trí địa lí: Đối với Việt Nam có vị trí giáp biển, gần trung tâm Đông Nam Á, nằm trên đường hàng hải hàng không quốc tế nên thuận lợi giao lưu kinh tế, văn hóa với các quốc gia, các khu vực khác.

– Khoáng sản: Các nước Trung Đông có lượng dầu mỏ lớn, việc khai thác dầu mỏ đã đem lại cho họ nguồn lợi kinh tế lớn.

– Vốn đầu tư nước ngoài: Việt Nam đang đẩy mạnh mở cửa, thu hút vốn đầu tư để phát triển kinh tế trong nước: các công ty nước ngoài, ngân hàng, bảo hiểm… Việc thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đã phần nào góp phần thúc đẩy chuyển dịch, đẩy mạnh sự phát triển kinh tế, nhiều mô hình tăng trưởng vượt bật, nâng cao khả năng cạnh tranh của các nhà đầu tư trong và ngoài nước, từ đó thúc đẩy kinh tế phát triển.

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo

Vận dụng trang 64 Địa lí 10: Tìm hiểu và trình bày một số nguồn lực chính để phát triển kinh tế ở địa phương em.

Trả lời:

(*) Nguồn lực phát triển của Hà Nội:

– Hà Nội là thủ đô của đất nước, nằm ở vị trí thuận lợi, là trung tâm kinh tế, văn hóa của cả nước.

– Nguồn lực tự nhiên: Đất phù sa màu mỡ, nước dồi dào, khí hậu có 1 mùa đông lạnh để đa dạng cơ cấu cây trồng.

– Nguồn lực kinh tế xã hội:

+ Lao động có trình độ, có kinh nghiệm, lao động nhập cư có chất lượng hàng năm lớn.

+ Thu hút đầu tư từ nước ngoài, tận dụng nguồn vốn đẩy mạnh phát triển kinh tế.

+ Cơ sở hạ tầng ngày càng được xây dựng hiện đại, đồng bộ góp phần thúc đẩy các ngành kinh tế phát triển.

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo.

Xem thêm lời giải bài tập Địa lí lớp 10 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác: 

Bài 22: Cơ cấu nền kinh tế, tổng sản phẩm trong nước và tổng thu nhập quốc gia

Bài 23: Vai trò, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản

Bài 24: Địa lí ngành nông nghiệp

Bài 25: Địa lí ngành lâm nghiệp và ngành thủy sản

Bài 26: Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp, một số vấn đề phát triển nông nghiệp hiện đại trên thế giới và định hướng phát triển nông nghiệp trong tương lai

Đăng bởi: THCS Bình Chánh

Chuyên mục: Địa lí 10 Kết nối tri thức

Rate this post


Trường THCS Bình Chánh

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button