Địa Lí 10 Bài 23 Cánh Diều: Vai trò, đặc điểm, cơ cấu, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp | Soạn Địa 10 Cánh diều
Mời các em theo dõi nội dung bài học do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn sẽ giúp các em nắm chắc kiến thức nội dung bài học tốt hơn.
Giải Địa Lí lớp 10 Bài 23: Vai trò, đặc điểm, cơ cấu, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp
Trả lời câu hỏi trang 81 sgk Địa Lí 10 mới: Công nghiệp có vai trò như thế nào trong nền kinh tế và có những đặc điểm gì nổi bật? Sự phát triển và phân bố công nghiệp chịu ảnh hưởng của các nhân tố nào?
Trả lời:
– Vai trò:
+ Sản xuất ra một khối lượng của cải vật chất rất lớn.
+ Cung cấp hầu hết các tư liệu sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật cho tất cả các ngành kinh tế.
+ Tạo ra sản phẩm tiêu dùng nhằm nâng cao đời sống xã hội.
+ Thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành kinh tế khác, tạo điều kiện khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên, tạo khả năng mở rộng sản xuất, thị trường lao động, tạo nhiều việc làm, tăng thu nhập, củng cố an ninh quốc phòng
– Đặc điểm:
+ Gắn liền với sử dụng máy móc và những tiến bộ của khoa học – công nghệ là động lực thúc đẩy sản xuất công nghiệp
+ Có tính chất tập trung cao độ, mức độ tập trung hóa, chuyên môn hóa, hợp tác hóa cao
+ Tiêu thụ khối lượng lớn nguyên nhiên liệu và năng lượng nên lượng phát thải ra môi trường nhiều
+ Có tính linh hoạt trong phân bố theo không gian
– Các nhân tố ảnh hưởng:
+ Nhân tố: vị trí địa lí
+Tự nhiên: điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
+ Kinh Tế-xã Hội: Dân cư lao động, khoa học công nghệ, vốn đầu tư và thị trường, chính sách phát triển công nghiệp.
A/ Câu hỏi giữa bài
Trả lời câu hỏi trang 81 sgk Địa Lí 10 mới: Đọc thông tin, hãy nêu ví dụ về vai trò của công nghiệp trong nền kinh tế và đời sống.
Trả lời:
-Ví dụ về công nghiệp khai thác dầu khí:
+ Công nghiệp khai thác dầu khí có vai trò rất quan trọng đời sống con người khai thác dầu khí cung cấp nguyên liệu thô cho ngành sản xuất điện, giao thông vận tải, nguyên liệu cho công nghiệp hóa chất…
+ Khai thác dầu khí góp phần phát triển kinh tế vùng tăng thu nhập cho người lao động.
Trả lời câu hỏi trang 82 sgk Địa Lí 10 mới: Đọc thông tin và quan sát hình 23.1, hãy nêu đặc điểm của sản xuất công nghiệp.
Trả lời:
– Đặc điểm của sản xuất công nghiệp:
+ Gắn liền với sử dụng máy móc và những tiến bộ của khoa học – công nghệ là động lực thúc đẩy sản xuất công nghiệp
+ Có tính chất tập trung cao độ, mức độ tập trung hóa, chuyên môn hóa, hợp tác hóa cao
+ Tiêu thụ khối lượng lớn nguyên nhiên liệu và năng lượng nên lượng phát thải ra môi trường nhiều
+ Có tính linh hoạt trong phân bố theo không gian
Trả lời câu hỏi trang 82 sgk Địa Lí 10 mới: Đọc thông tin và quan sát hình 23.2, hãy nêu cơ cấu ngành công nghiệp. Lấy ví dụ cụ thể.
Trả lời:
– Cơ cấu ngành công nghiệp bao gồm 3 nhóm chính:
+ Công nghiệp khai thác: khai thác nhiên liệu, nước, sinh vật tự nhiên để tạo ra nguồn nguyên, nhiên liệu cho hoạt động công nghiệp chế biến.
+ Công nghiệp chế biến: chế biến vật chất tự nhiên và nhân tạo thành sản phẩm đáp ứng nhu cầu sản xuất, đời sông của con người.
+ Dịch vụ công nghiệp: cung ứng vật tư, nguyên vật liệu, thiết kế mẫu mã tư vấn phát triển tiêu thụ và sửa chữa sản phẩm công nghiệp.
– Ví dụ: công nghiệp khai thác than, dầu khí, khai thác kim loại…
Trả lời câu hỏi trang 83 sgk Địa Lí 10 mới: Quan sát hình 13.3, hãy lựa chọn và phân tích một trong ba nhóm nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp. Lấy ví dụ minh hoạ.
Trả lời:
– Phân tích nhân tố tự nhiên: điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên:
+ Khoáng sản ảnh hưởng trực tiếp đến cơ cấu ngành và lãnh thổ.
+ Qũy đất và giá đất ảnh hưởng đến phân bố công nghiệp
+ Tài nguyên nước, rừng biển…ảnh hưởng đến phân bố các ngành công nghiệp.
– Ví dụ: khu vực Tây Nguyên nước ta có tài nguyên rừng phong phú, giá đất rẻ…nên ở đây hình thành rất nhiều khu công nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ.
B/ Câu hỏi cuối bài
Câu 1 trang 83 sgk Địa Lí 10 mới: Hãy nêu sự khác biệt giữa đặc điểm của ngành công nghiệp với ngành nông nghiệp.
Trả lời:
Đặc điểm |
Sản xuất công nghiệp |
Sản xuất nông nghiệp |
Giai đoạn sản xuất |
– Gồm hai giai đoạn diễn ra đồng thời hoặc cách xa nhau về mặt không gian |
– Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là cây con, có sự sinh trưởng và phát triển qua nhiều giai đoạn kết tiếp, theo quy luật sinh học |
Mức độ tập trung |
– Sản xuất công nghiệp có tính tập trung cao độ |
– Sản xuất nông nghiệp phân tán trên một không gian rộng lớn. – Mang tính mùa vụ |
Sản phẩm |
– Sản phẩm là những vật vô tri vô giác |
– Sản phẩm là những cá thể sống |
Mức độ phụ thuộc tự nhiên |
– Ít phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên |
– Phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên |
Tính chuyên môn hóa |
– Chuyên môn hóa, hợp tác hóa cao – Bao gồm nhiều ngành phức tạp, được phân công tỉ mỉ và có sự phối hợp giữa nhiều ngành để tạo ra sản phẩm cuối cùng |
– Hình thành các vùng chuyên môn hóa nông nghiệp |
Câu 2 trang 83 sgk Địa Lí 10 mới: Hãy thu thập thông tin về cuộc cách mạng công nghiệp.
Trả lời:
– Thuật ngữ “Cách mạng công nghiệp lần thứ tư” đã được áp dụng cho sự phát triển công nghệ quan trọng một vài lần trong 75 năm qua, và là để thảo luận về học thuật. Khái niệm Công nghiệp 4.0 hay nhà máy thông minh lần đầu tiên được đưa ra tại Hội chợ công nghiệp Hannover tại Cộng hòa Liên bang Đức vào năm 2011. Công nghiệp 4.0 nhằm thông minh hóa quá trình sản xuất và quản lý trong ngành công nghiệp chế tạo. Sự ra đời của Công nghiệp 4.0 tại Đức đã thúc đẩy các nước tiên tiến khác như Mỹ, Nhật, Trung Quốc, Ấn Độ thúc đẩy phát triển các chương trình tương tự nhằm duy trì lợi thế cạnh tranh của mình.
– Bản chất của Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 là dựa trên nền tảng công nghệ số và tích hợp tất cả các công nghệ thông minh để tối ưu hóa quy trình, phương thức sản xuất; nhấn mạnh những công nghệ đang và sẽ có tác động lớn nhất là công nghệ in 3D, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ tự động hóa, người máy,…
– Cuộc Cách mạng công nghiệp thứ 4 là xu hướng hiện tại của tự động hóa và trao đổi dữ liệu trong công nghệ sản xuất. Nó bao gồm các hệ thống mạng vật lý, mạng Internet kết nối vạn vật và điện toán đám mây.
– Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 không chỉ là về các máy móc, hệ thống thông minh và được kết nối, mà còn có phạm vi rộng lớn hơn nhiều. Đồng thời là các làn sóng của những đột phá xa hơn trong các lĩnh vực khác nhau từ mã hóa chuỗi gen cho tới công nghệ nano, từ các năng lượng tái tạo tới tính toán lượng tử….
– Công nghiệp 4.0 tạo điều kiện thuận lợi cho việc tạo ra các “nhà máy thông minh” hay “nhà máy số”. Trong các nhà máy thông minh này, các hệ thống vật lý không gian ảo sẽ giám sát các quá trình vật lý, tạo ra một bản sao ảo của thế giới vật lý. Với IoT, các hệ thống vật lý không gian ảo này tương tác với nhau và với con người theo thời gian thực, và thông qua IoS thì người dùng sẽ được tham gia vào chuỗi giá trị thông qua việc sử dụng các dịch vụ này.
Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo
Xem thêm lời giải bài tập Địa Lí lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 24: Địa lí một số ngành công nghiệp
Bài 25: Tổ chức lãnh thổ công nghiệp
Bài 26: Vai trò, đặc điểm, cơ cấu, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố dịch vụ
Bài 27: Địa lí giao thông vận tải và bưu chính viễn thông
Bài 28: Thương mại, tài chính ngân hàng và du lịch
Đăng bởi: THCS Bình Chánh
Chuyên mục: Địa lí 10 Cánh Diều
- Địa 10 Bài 1 Cánh Diều: Môn Địa lí với định hướng nghề nghiệp cho học sinh | Soạn Địa 10 Cánh diều
- Địa 10 Bài 2 Cánh Diều: Sử dụng bản đồ | Soạn Địa 10 Cánh diều
- Địa 10 Bài 3 Cánh Diều: Trái đất. Thuyết kiến tạo mảng | Soạn Địa 10 Cánh diều
- Địa 10 Bài 4 Cánh Diều: Hệ quả địa lí các chuyển động chính của Trái Đất | Soạn Địa 10 Cánh diều
- Địa 10 Bài 5 Cánh Diều: Thạch quyển. Nội lực và tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất | Soạn Địa 10 Cánh diều
- Địa 10 Bài 6 Cánh Diều: Ngoại lực và tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất | Soạn Địa 10 Cánh diều