Địa lí 10 Cánh DiềuHọc TậpLớp 10

Địa Lí 10 Bài 25 Cánh Diều: Tổ chức lãnh thổ công nghiệp | Soạn Địa 10 Cánh diều

Mời các em theo dõi nội dung bài học do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn sẽ giúp các em nắm chắc kiến thức nội dung bài học tốt hơn.

Giải Địa Lí lớp 10 Bài 25: Tổ chức lãnh thổ công nghiệp

Bạn đang xem: Địa Lí 10 Bài 25 Cánh Diều: Tổ chức lãnh thổ công nghiệp | Soạn Địa 10 Cánh diều

Trả lời câu hỏi trang 91 sgk Địa Lí 10 mới: Tổ chức lãnh thổ công nghiệp là gì? Vai trò và đặc điểm của các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp như thế nào?

Trả lời:

– Khái niệm: Là việc bố trí sắp xếp các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp để tạo nên không gian lãnh thổ công nghiệp các cấp khác nhau trên cơ sở sử dụng hợp lí các tài nguyên thiên nhiên điều kiện kinh tế xã hội nhằm đạt hiệu quả cao nhất về kinh tế và môi trường.

– Vai trò:

+  Sử dụng hợp lí nguồn lực lãnh thổ

+ Góp phần đạt hiệu quả cao về kinh tế, thúc đẩy quá trình CNH-HĐH

+ Giari quyết việc làm, đào tạo lao động nâng cao thu hập cho công nhân

+ Bảo về TNTN, môi trường đảm bảo cho phát triển bền vững

–  Đặc điểm.

+ Điểm công nghiệp: đồng nhất với một điểm dân cư, gồm 1-2 xí nghiệp nằm gần nguồn nguyên, nhiên liệu, công nghiệp hoặc vùng nguyên liệu nông sản, không có mối liên hệ giữa các xí nghiệp

+ Khu công nghiệp: có ranh giới rõ ràng, vị trí thuận lợi, tập trung nhiều xí nghiệp hợp tác sản xuất cao

+ Trung tâm công nghiệp: găn với đô thị vị trí thuận lợi, bao gồm khu công nghiệp, điểm công nghiệp, và nhiều xí nghiệp có quan hệ hợp tác với nhau.

+ Vùng công nghiệp: vùng lãnh thổ rộng lớn, bao gồm nhiều điểm công nghiệp, khu công nghiệp. Trung tâm công nghiệp có mối liện hệ về sản xuất có nét tương đồng trong quá trình hình thành công nghiệp, có ngành công nghiệp chủ yếu có ngành phụ vụ và bổ trợ

A/ Câu hỏi giữa bài

Trả lời câu hỏi trang 91 sgk Địa Lí 10 mới: Đọc thông tin và quan sát hình 25.1, hãy nêu quan niệm về tổ chức lãnh thổ công nghiệp. Lấy ví dụ cụ thể về vai trò của tổ chức lãnh thổ công nghiệp.

Trả lời:

Quan niệm: Là việc bố trí sắp xếp các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp để tạo nên không gian lãnh thổ công nghiệp các cấp khác nhau trên cơ sở sử dụng hợp lí các tài nguyên thiên nhiên điều kiện kinh tế xã hội nhằm đạt hiệu quả cao nhất về kinh tế và môi trường.

– Ví dụ: vai trò của tổ chức lãnh thổ công nghiệp:

+ Sử dụng hợp lí các nguồn lực của lãnh thổ.

+ Góp phần đạt hiệu quả cao về kinh tế, thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

+ Giải quyết việc làm, đào tạo lao động có kĩ năng, nâng cao thu nhập và đời sống cho công nhân.

+ Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường, đảm bảo cho phát triển bền vững.

Trả lời câu hỏi trang 93 sgk Địa Lí 10 mới: Dựa vào bảng 25, hãy nêu ví dụ cụ thể về một trong các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp.

Trả lời:

– Điểm công nghiệp:

+ Sản xuất vật liệu xây dựng ở Đồng Hới (Quảng Bình);

+ Chế biến nông sản ở Bảo Lộc (Lâm Đồng);

+ Khai thác, chế biến lâm sản ở Pleiku (Gia Lai),…

– Khu công nghiệp:

+ Khu chế xuất (KCX) Tân Thuận. KCX Linh Trung, KCX Tân Tạo (TP. Hồ Chí Minh),

+ Khu công nghiệp (KCN) Nội Bài, KCN Thăng Long (Hà Nội), KCN Biên Hòa 1, 2, KCN Nhơn Trạch 1, 2, 3, KCN Sông Mây(Đồng Nai), KCN Sóng Thần 1, 2 (Bình Dương),…

– Trung tâm công nghiệp: Hà Nội, Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh, Đà Năng, Nha Trang. Thủ Dầu Một, Biên Hòa, Vũng Tàu, cần Thơ,…

Vùng công nghiệp:

+ Vùng 1: Các tỉnh Trung du – miền núi bắc bộ trừ Quảng Ninh.

+ Vùng 2: Các tỉnh Đồng bằng sông Hồng + Quảng Ninh + Thanh Hoá + Nghệ An + Hà Tĩnh.

+ Vùng 3: Các tỉnh từ Quảng Ninh đến Ninh Thuận.

+ Vùng 4: Các tỉnh Tây Nguyên (trừ Lâm Đồng).

+ Vùng 5: Các tỉnh Đông Nam Bộ + Lâm Đồng+Bình Thuận.

+ Vùng 6: Các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.

B/ Câu hỏi cuối bài

Câu 1 trang 93 sgk Địa Lí 10 mới: Hoàn thành sơ đồ theo mẫu sau để thể hiện đặc điểm của các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp.

Giải Địa Lí 10 Bài 25: Tổ chức lãnh thổ công nghiệp - Cánh diều (ảnh 1)

Trả lời:

Giải Địa Lí 10 Bài 25: Tổ chức lãnh thổ công nghiệp - Cánh diều (ảnh 1)

Câu 2 trang 93 sgk Địa Lí 10 mới: Hãy thu thập thông tin về một trong số các khu công nghiệp ở nước ta.

Trả lời:

(*) Khu công nghiệp Sóng thần 1 (Bình Dương)

 Địa chỉ khu công nghiệp: phường Dĩ An, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương

– Vị trí địa lý: Cách Cảng Sài Gòn và Tân Cảng 12 km, cảng Vũng Tàu 100 km; Cách sân bay Tân Sơn Nhất 15 km; Giáp với tuyến dường sắt Bắc Nam ở phía Đông, gần ga Sóng Thần; Cách trung tâm kinh tế-văn hóa-xã hội Tp. Hồ Chí Minh, Tp. Biên Hòa 15 km, Tp. Vũng Tàu 100 km

– Tổng vốn đầu tư: 245,1 tỷ đồng

– Diện tích đất công nghiệp cho thuê: 139,71 ha. Đất dịch vụ 12,038 ha.

– Tính chất khu công nghiệp: KCN thu hút các ngành nghề cơ khí chế tạo, máy móc thiết bị, công nghiệp nhẹ (dệt may, da giày, chế biến gỗ …), công nghiệp thực thẩm (đồ uống …), vật liệu xây dựng, kho bãi, điện, diện tử….

– Hạ tầng kỹ thuật: hoàn chỉnh

– Nhà máy xử lý nước thải tập trung: Tổng công suất 8.400 m3/ngày đêm

– Năm đi vào hoạt động: 1995

– Tổng vốn đầu tư đã thực hiện: 195,527 tỷ đồng

– Diện tích đất đã cho thuê lại: 139,71 ha; đạt tỷ lệ lấp kín: 100%

– Ngành nghề thu hút đầu tư:

+ Cơ khí chế tạo máy móc, thiết bị, lắp ráp và chế tạo các phương tiện giao thông vận tải, máy móc xây dựng, kết cấu xây dựng bằng bêtông và thép;

+ Công nghiệp chế biến nông, lâm sản bao gồm: chế biến cao su, điều, cà phê, thức ăn gia súc, gỗ;

+ Công nghiệp nhẹ bao gồm may mặc, điện, điện tử.​

Xem thêm lời giải bài tập Địa Lí lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác: 

Bài 26: Vai trò, đặc điểm, cơ cấu, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố dịch vụ

Bài 27: Địa lí giao thông vận tải và bưu chính viễn thông

Bài 28: Thương mại, tài chính ngân hàng và du lịch

Bài 29: Môi trường và tài nguyên thiên nhiên

Bài 30: Phát triển bền vững và tăng trưởng nhanh

Đăng bởi: THCS Bình Chánh

Chuyên mục: Địa lí 10 Cánh Diều

Rate this post


Trường THCS Bình Chánh

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button