Điềm đạm là gì? Tại sao con người cần học cách điềm đạm?
Mời bạn đọc cùng tìm hiểu Điềm đạm là gì trong bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé.
Điềm đạm là gì?
Đây là một đức tính mà mỗi người trong số chúng ta nên có và nên rèn luyện. Dù biết cuộc đời này là vô thường, sẽ có những chuyện ập đến bất ngờ khiến cho chúng ta khó lòng mà bình tĩnh đối diện. Thế nhưng nếu giữ một tâm lý tiêu cực cũng sẽ không thể giải quyết được gì. Do đó, giữ một tâm thế điềm tĩnh nhất để có thể giải quyết vấn đề và là cách để lấy lại tinh thần.
Theo từ điển tiếng Việt thì điềm đạm là một tính từ được dùng để chỉ sự bình tĩnh và chậm rãi của con người trong lời nói, ứng xử. Người điềm đạm là người luôn từ tồn, nhẹ nhàng, không nóng này, gắt gỏng trong mọi trường hợp, hoàn cảnh.
Bạn đang xem: Điềm đạm là gì? Tại sao con người cần học cách điềm đạm?
Tuy nhiên điềm đạm không có nghĩa là thờ ơ với mọi điều xung quanh cũng không phải là đạt đến cảnh giới thản nhiên với tất cả chuyện buồn vui của cuộc sống. Mà điềm đạm là khả năng kiểm soát tốt cảm xúc của mình, biết buông bỏ những cảm xúc tiêu cực. Nhờ đó mà những người điềm đạm rất hiếm khi nổi nóng, tức giận, to tiếng, luôn đưa ra được những quyết định đúng đắn.
Như người điềm đạm là người luôn giữ được trong mình sự điềm tĩnh và sáng suốt trong đa số các trường hợp, là việc nhận thức đúng đắn về những ứng xử bản thân cần có.
Tại sao con người cần học cách điềm đạm?
Điềm đạm là một nét tính cách mà con người cần phải cực khổ rèn luyện. Vậy tại sao con người phải trở nên điềm đạm? Điều này có thực sự cần thiết không? Dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ về những lợi ích của sự điềm đạm đem lại cho cuộc sống của chúng ta để từ đó các bạn có được đáp án chính xác nhất cho những câu hỏi trên.
Ít khi đưa ra quyết định sai lầm
Người điềm đạm luôn có phong thái bình tĩnh, nhẹ nhàng trước mọi chuyện xảy đến trong cuộc sống dù đó là chuyện vui hay chuyện buồn. Những cảm xúc tiêu cực không thể lấn át lý trí, điều khiển hành động của họ. Sẽ không vì sự tức giận mà làm ra những hành động tổn thương bản thân mình cũng như những người xung quanh. Cảm xúc bực tức sẽ rất nhanh qua đi.
Người điềm đạm sẽ không dễ bị tác động bởi ngoại cảnh, họ luôn giữ được tâm thái bình tĩnh để giải quyết vấn đề. Do đó họ rất ít khi đưa ra những quyết định sai lầm khiến bản thân phải hối hận khi nhìn lại.
Sự điềm đạm là thước đo của sự trưởng thành
Sự điềm đạm cũng chính là sự trưởng thành, chín chắn của một người trong cách giải quyết mọi chuyện. Điềm đạm không phải là kìm nén cảm xúc hay cam chịu, lẩn tránh vấn đề xung đột như nhiều người vẫn nghĩ. Điềm đạm là suy xét vấn đề ở nhiều góc độ để có thể nhìn nhận vấn đề được thấu đáo hơn, không nóng vội giải quyết vấn đề cũng không giải quyết vấn đề quá chậm để mọi thứ đi quá xa. Việc giải quyết các vấn đề một cách điềm đạm rất có lợi trong cuộc sống hàng ngày cũng như trong công việc.
Ít căng thẳng với mọi người xung quanh
Người điềm tĩnh luôn được mọi người xung quanh yêu quý và nể trọng. Điều này không phải vì họ không xảy ra mâu thuẫn, tranh chấp với ai, cũng không phải vì họ luôn nhường nhịn chịu thiệt để êm ấm. Mà là vì người điềm đạm luôn bình tĩnh và nhìn mọi vấn đề một cách thấu đáo giải quyết mọi việc một cách thấu tình đạt lý nên được mọi người quý trọng.
Khi xảy ra mâu thuẫn người điềm đạm không hùng hổ tranh luận làm cho vấn đề thêm gay gắt mà họ sẽ bình tĩnh đưa ra quan điểm của mình một cách nhẹ nhàng. Mỗi luận điểm họ đưa ra đều có tính lập luận chặt chẽ và có tính thuyết phục cao. Nhờ đó mà người điềm đạm dễ dành được thắng lợi
Dễ thành công hơn
Điềm đạm là một trong những tố chất quan trọng cần có của người lãnh đạo. Vì khi vì ở vị trí này sẽ phải thường xuyên đối mặt với những vấn đề đau cần giải quyết. Một quyết định của người lãnh đạo sẽ ảnh hưởng đến rất nhiều người do đó họ cần phải có đủ sự tỉnh táo, bình tĩnh suy xét toàn điện và đưa ra phương án giải quyết toàn vẹn nhất.
Bên cạnh đó thì người điềm đạm thường sẽ dễ thành công hơn so với những người khác. Bởi họ luôn suy xét kỹ lưỡng mọi việc, không hành động theo cảm tính. Các hành xử, nói chuyện điềm đạm dễ dàng ghi điểm trong mắt của mọi người đặc biệt là đối với khách hàng, lãnh đạo.
Cách để trở thành người điềm đạm
Làm sao để có thể trở nên điềm đạm là vấn để được nhiều người đặt ra. Có thể nói đây là điều rất khó thực hiện, nó là cả một quá trình đầy gian khó, cần sự quyết tâm cao. Dưới đây là những điều cần làm để trở nên điềm đạm hơn:
Có nhận thức đúng đắn về bản thân
Trước tiên chúng ta cần nhận thức đúng về bản thân của hiện tại. Bởi có nhận thức đúng về bản thân chúng ta mới có thể sửa chữa, thay đổi và trở nên tốt hơn. Cụ thể:
- Bạn cần xem xét hiện tại bạn có phải là người nóng tính hay không?
- Bạn có đang kiểm soát tốt cảm xúc của mình không?
- Bạn có hay giận dỗi người xung quanh không?
- Bạn có hay thể hiện cơn giận của mình với người khác bằng cách nói “lời nặng nhẹ” không?
Khi nhận thấy mình đang có tất cả những điều trên đây thì chúng ta sẽ hình thành nên tâm lý muốn thay đổi bản thân. Các bạn có thể luyện tập bằng nhiều cách để có thể trở nên điềm tĩnh hơn. Tiếp sau đây là một số cách các bạn có thể tham khảo.
Học cách chấp nhận và không than phiền
Gary Vaynerchuk đã từng nói rằng: “Nếu như bạn biết mình sẽ chết vào tuần này, liệu bạn có còn than phiền về ngày thứ Hai chết tiệt của bạn? Tôi cá chắc rằng bạn sẽ không?”. Đại ý của câu nói này đó chính là thời gian của chúng ta có rất ít, thật sự lãng phí nếu chúng ta dùng nó để than phiền về cuộc sống. Việc than phiền vì thứ 2, vì công việc và vì mình không được làm cái này cái kia… mọi thứ thật vô nghĩa. Than phiền không giúp chúng ta tốt hơn mà ngược lại nó khiến chúng ta phiền muộn hơn, không thể nhìn thấy những điều tốt đẹp hơn.
Thay vì nhìn vào những điều xấu xí chúng ta nên hướng về những điều đẹp đẽ để trở nên tích cực hơn, nhìn thấy được hi vọng, và những cơ hội để thay đổi. Chúng ta có thể chia sẻ những khó khăn đang gặp phải với những người thân yêu một cách nhẹ nhàng và tìm cách để vượt qua nó. Nhưng hãy nhận định rõ rằng bạn đang chỉ chia sẻ đơn thuần hay đang than phiền về bất mãn?
Đọc sách
Đọc sách có vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành nhân cách, cách hành xử của của con người. Sách chính là nguồn tri thức rộng lớn nó giúp chúng ta hiểu biết sâu rộng hơn, có cái nhìn rộng hơn với mọi vấn đề. Có thể nối đọc sách là một trong những cách tốt nhất để trở nên điềm đạm.
Tuy nhiên việc đọc sách gì và đọc như thế nào cũng rất quan trọng. Sách để chữa lành tâm hồn, nuôi dưỡng sự tĩnh lặng trong ta các bạn có thể tham khảo một số quyển như: Hiểu về trái tim của thiền sư Minh Niệm, Yêu những điều không hoàn hảo của Đại đức Hae Min, Gieo trồng hạnh phúc của thiền sư Thích Nhất Hạnh…. và ngoài ra các bạn có thể đọc thêm các sách về lĩnh vực bạn đam mê, lĩnh vực bạn đang làm việc.
Học cách lắng nghe
Để trở thành người điềm đạm các bạn cần học cách lắng nghe những người xung quanh và lắng nghe chính bản thân mình. Chỉ khi chúng ta lắng nghe chúng ta mới có cơ hội để hiểu mình, hiểu thêm về người khác và hiểu rõ được sự việc. Học cách lắng nghe cũng là một cách rèn luyện sự kiên nhẫn của bản thân.
Lắng nghe còn giúp chúng ta có được cái nhìn đa chiều về một vấn đề, sự kiện. Nó cũng giúp chúng ta biết cách phản ứng sao cho phù hợp nhất và tạo nên kết quả tốt nhất. Và Nghe nhiều hơn cũng giúp chúng ta học được nhiều hơn.
Chọn lọc những điều đưa vào tâm trí
Việc chọn lọc những điều đưa vào tâm trí của mình sẽ giúp chúng ta tích cực, lạc quan hơn. Nó sẽ giúp chúng ta dễ dàng nhìn vào mặt tích cực khi có một sự việc không may nào đó xảy ra. Và nó cũng khiến chúng ta trở nên bình tĩnh, điềm đạm hơn trước những sự cố, sự nóng giận và ghen tị sẽ chẳng thể nào xuất hiện nếu như trong tâm trí của bạn toàn là những điều đẹp đẽ, tích cực.
Học tập cách biết ơn
Nuôi dưỡng lòng biết ơn mang lại cho bạn những lợi ích to lớn đặc biệt về mặt “sức khỏe” tinh thần. Sống biết ơn giúp chúng có xu hướng ứng xử tử tế và hành xử có văn hóa hơn. Lòng biết ơn tạo cho ta niềm hạnh phúc từ sâu thẳm trái tim, giúp cho tâm trạng lạc quan, vui vẻ yêu mến cuộc đời hơn.
Không chỉ vậy sự biết ơn còn đem đến cho chúng ta một nguồn năng lượng dồi dào, giúp chúng ta cảm nhận được những cảm xúc tích cực. Từ đó tạo cho ta sức mạnh để đối phó với nghịch cảnh của cuộc sống, có động lực để cải thiện và xây dựng phát triển bản thân, phát triển những mối quan hệ lành mạnh.
Thường xuyên thể hiện lòng biết ơn không chỉ có ích cho cuộc sống tinh thần của mỗi người mà còn đem lại lợi ích to lớn trong việc phát triển bản thân cũng như sự nghiệp. Người có lòng biết ơn sẽ luôn trân trọng hiện tại, xem mỗi ngày là một cơ hội mới để trao đi và đón nhận hạnh phúc.
Các câu danh ngôn giúp cho bạn rèn luyện tính cách điềm đạm
Rất nhiều người nổi tiếng trên thế giới có cho mình khí chất điềm đạm. Việc rèn luyện đức tính này sẽ giúp cho bạn có đủ dũng khí để vượt qua những khó khăn của cuộc sống và theo đuổi những mục tiêu mà mình đã đặt ra.
- Sự trả thù là dấu hiệu của một tinh thần yếu ớt, bất lực, không thể chịu đựng được sự lăng mạ.
- Kẻ thấy nghèo không sợ, thấy khổ không nao, là người không ai nhiếp phục được (Épicure).
- Điều chỉnh đời mình theo thiên nhiên, thời không bao giờ nghèo; điều chỉnh đời mình theo dư luận của con người, thời không bao giờ giàu (Séneque).
- Ta nên coi những sự ngang ngược phạm đến ta như chiếc thuyền không lỡ đâm phải ta, như cơn gió dữ lỡ tạt nhằm ta, ta nghĩ cho cùng thì có gì đáng giận (Mạnh Tử).
- Những điều không thể tránh khỏi, đừng để cho nó bận lòng mình.
- Người mà tính khí bất thường, suốt đời không làm nên được việc gì (Tăng Quốc Phiên).
- Tâm không bình, khí không hòa thì lời nói hay lỗi lầm (Hứa Thành).
- Biết người ta dối mà không thèm nói ra miệng, phải người ta khinh mà không thèm giận ra mặt, như thế thì có ý vị vô cùng và thụ dụng vô cùng (Súc Đức Lục).
- Có yên tĩnh mới nảy ra tinh thần, có tinh thần mới nảy ra trí lực (Hồ Lam Đức).
- Điều dưỡng cái khí lúc đang giận; đề phòng câu nói lúc sướng mồm; lưu tâm sự lầm lúc bối rối; biết dùng đồng tiền lúc sẵn sàng (Uông Thụ Chi).
- Than van, khóc lóc, khẩn cầu, đều là khiếp nhược (A. De Vigny).
- Nghe lời chê bai mà giận là làm mồi cho kẻ gièm pha, nghe câu khen ngợi mà mừng là làm mồi cho người nịnh hót (Văn Trung Tử).
- Nuốt được cái cay đắng trong cay đắng mới làm nên được hạng người trên loài người.
- Kẻ bị sỉ nhục, dùng sỉ nhục để báo thù, có khác gì người sỉ nhục kia không? Chẳng qua là những kẻ cùng làm quấy như nhau nhưng kẻ trước người sau mà thôi (Tertullian).
- Ít nói không phải là nói ít, mà là đừng nói những điều vô ích (Francois De Salle).
- Bị người ta làm nhục mà giận là đem cái lỗi của người mà hành hạ báo thù mình (Swift).
- Kẻ nhẫn nại quý hơn người dũng sĩ, kẻ làm chủ được tâm hồn mình quý hơn kẻ thâu thành cướp lũy (Kempis).
- Cơn giận thử thách kẻ khôn ngoan.
- Người mà nóng nảy, nông nổi, hẹp hòi thì xử việc, việc hay hỏng, tiếp người, người hay giận, mà chính mình cũng phải thiệt thòi (Lữ Khôn).
- Hay nóng giận nản lòng là triệu chứng của một tâm hồn yếu đuối (Plutarque).
- Nhịn điều người ta không thể nhịn được, dung điều người ta không thể dung được, chỉ có người kiến thức và độ lượng hơn người mới làm được như thế (Trình Di).
- Người ta thường vì những sự nhỏ mọn không đâu mà gây phiền não cho mình. Nếu ai cũng biết thản nhiên đối với sự vật, bình tâm mà xét thì sẽ thấy trăm việc đến cho mình, chín mươi việc không đáng bận lòng chút nào (Thu Giang Nguyễn Duy Cần).
- Cái thuật ở đời, giống như phép đấu võ hơn là phép khiêu vũ: phải vững chân mà đứng, sẵn sàng đợi sự bất ngờ vụt đến.
- Chính mình không kiềm chế nổi mình mà cứ muốn kiềm chế người khác thì thật là khờ dại (Khuyết Danh).
- Càng nói ít càng nghe được nhiều (Alexander Solshenitsen).
- Lửa bốc lên cao, nước chảy xuống thấp, thế mà lửa lúc nào cũng thua nước.
- Vạn vật trong thiên hạ không gì mềm nhũn bằng nước, thế mà nước to vô hạn, sâu vô cùng (Hoài Nam Tử).
- Chỗ mà người xưa gọi là hào kiệt ắt phải có khí tiết hơn người. Nhưng, nhân tình có chỗ không thể nhịn được. Bởi vậy, kẻ thất phu gặp nhục, tuốt gươm đứng dậy, vươn mình xốc đánh. Cái đó chưa đủ gọi là Dũng. Kẻ đại dũng trong thiên hạ, trái lại thình lình gặp những việc phi thường cũng không kinh, vô cớ bị những điều ngang trái cũng không giận. Đó là nhờ chỗ hoài bão của họ rất lớn và chỗ lập chí của họ rất xa vậy (Tô Đông Pha).
- Một thân thể không đau, một tâm hồn không loạn: Chân hạnh phúc của con người chỉ có bấy nhiêu thôi (Épicure).
- Người khéo léo thắng là thắng ở chỗ rất mềm dẻo, chứ không phải lấy mạnh đè yếu, lấy ít đè nhiều (Nguyễn Huệ).
***
Trên đây là nội dung bài viết giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về Điềm đạm là gì. Mọi thông tin trong bài viết Điềm đạm là gì? Tại sao con người cần học cách điềm đạm? đều được xác thực rõ ràng trước khi đăng tải. Tuy nhiên đôi lúc vẫn không tránh khỏi những sai xót đáng tiếc. Hãy để lại bình luận xuống phía dưới bài viết để đội ngũ biên tập được nắm bắt ý kiến từ bạn đọc.
Đăng bởi THCS Bình Chánh trong chuyên mục Tổng hợp