Tổng hợp

Động viên quốc phòng là gì? Các nguyên tắc động viên quốc phòng

Mời bạn đọc cùng tìm hiểu Động viên quốc phòng là gì? trong bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé.

Động viên quốc phòng là gì?

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 11 Luật Quốc phòng 2018 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2019) thì khái niệm Động viên quốc phòng được quy định cụ thể như sau:

Động viên quốc phòng là tổng thể các hoạt động và biện pháp huy động mọi nguồn lực của đất nước hoặc một số địa phương phục vụ cho quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc.

Bạn đang xem: Động viên quốc phòng là gì? Các nguyên tắc động viên quốc phòng

Động viên quốc phòng là gì?
Động viên quốc phòng là gì?

Nhiệm vụ động viên quốc phòng

Nhiệm vụ động viên quốc phòng bao gồm:

– Động viên mọi nguồn lực của nền kinh tế quốc dân bảo đảm cho quốc phòng;

– Động viên bảo đảm nhu cầu quốc phòng năm đầu chiến tranh;

– Xây dựng và huy động lực lượng dự bị động viên; xây dựng và mở rộng lực lượng Dân quân tự vệ;

– Động viên công nghiệp;

– Chuyển tổ chức, hoạt động của các Bộ, ngành trung ương, địa phương từ thời bình sang thời chiến;

– Thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật có liên quan.

Việc tổ chức xây dựng kế hoạch và biện pháp thực hiện động viên quốc phòng theo quy định của Chính phủ.

Nhiệm vụ động viên quốc phòng
Nhiệm vụ động viên quốc phòng

Nguyên tắc động viên quốc phòng

+ Động viên quốc phòng được tiến hành trên cơ sở năng lực sản xuất, sửa chữa đã có của các doanh nghiệp công nghiệp, Nhà nước chỉ đầu tư thêm trang thiết bị chuyên dùng để hoàn chỉnh dây chuyền sản xuất, sửa chữa trang bị cho quân đội.

+ Việc lựa chọn, giao nhiệm vụ động viên công nghiệp quốc phòng cho các doanh nghiệp công nghiệp phải bảo đảm tính đồng bộ theo nhu cầu sản xuất, sửa chữa trang bị của quân đội và phù hợp với năng lực sản xuất, sửa chữa trang bị của doanh nghiệp.

+ Nhà nước bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp công nghiệp, người lao động trong chuẩn bị và thực hành động viên công nghiệp quốc phòng.

Nội dung động viên quốc phòng

Khi xác định nội dung động viên quốc phòng trong Nghị quyết Trung ương 8 (khóa XI) về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, Đảng ta chỉ rõ: “sẵn sàng vũ trang toàn dân bảo vệ Tổ quốc”, “chuẩn bị chu đáo các phương án động viên nhân tài, vật lực cho nhiệm vụ quốc phòng, an ninh khi cần thiết”. Trong Chiến lược quốc phòng, Đảng ta chủ trương: Xây dựng lực lượng quốc phòng toàn dân phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, các loại hình tổ chức kinh tế – xã hội và từng vùng, miền. Xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân vững chắc trên cả nước, mạnh ở trọng điểm. Chuẩn bị tốt, sẵn sàng chuyển đất nước sang thời chiến. Huy động sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị, xây dựng nền quốc phòng toàn dân, toàn diện, độc lập, tự chủ, tự cường. Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đề ra chủ trương: “Phát huy cao nhất sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị, kết hợp với sức mạnh thời đại, tranh thủ tối đa sự đồng tình, ủng hộ của cộng đồng quốc tế để bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc”

Tuy nhiên, việc tổ chức quán triệt, thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Đảng về động viên quốc phòng còn có những hạn chế, bất cập. Đó là, một số lĩnh vực, địa bàn, việc kết hợp giữa phát triển kinh tế – xã hội với bảo đảm quốc phòng, an ninh chưa chặt chẽ, hiệu quả, nên nguồn lực động viên quốc phòng của một số bộ, ngành, địa phương chưa thực sự vững chắc. Đầu tư xây dựng khu vực phòng thủ một số địa phương chưa tương xứng với tiềm năng, tốc độ phát triển kinh tế; khả năng dự trữ và huy động các nguồn lực cho quốc phòng có ngành, địa phương hạn chế. Tình trạng di dân tự phát, tội phạm, tệ nạn xã hội, an ninh, trật tự ở một số địa bàn có thời điểm chưa được kiểm soát, quản lý chặt chẽ, ảnh hưởng đến động viên quốc phòng, nhất là xây dựng “thế trận lòng dân” của khu vực phòng thủ, v.v.

Nội dung động viên quốc phòng
Nội dung động viên quốc phòng

Giải pháp động viên quốc phòng

Một là, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, điều hành của Nhà nước đối với công tác động viên quốc phòng.

Hai là, phát huy sức mạnh tổng hợp của các ban, bộ, ngành Trung ương, địa phương và hệ thống chính trị, nhằm huy động cao nhất vai trò, trách nhiệm, khả năng của các tổ chức và nhân dân trong thực hiện công tác động viên quốc phòng

Ba là, hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách động viên quốc phòng.

Bốn là, nâng cao hiệu quả kết hợp phát triển kinh tế – xã hội với chuẩn bị nguồn lực động viên quốc phòng.

Năm là, tăng cường công tác huấn huyện, diễn tập, tổng kết thực tiễn động viên quốc phòng.

Trên đây là nội dung bài viết giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về Động viên quốc phòng là gì? Mọi thông tin trong bài viết Động viên quốc phòng là gì? Các nguyên tắc động viên quốc phòng  đều được xác thực rõ ràng trước khi đăng tải. Tuy nhiên đôi lúc vẫn không tránh khỏi những sai xót đáng tiếc. Hãy để lại bình luận xuống phía dưới bài viết để đội ngũ biên tập được nắm bắt ý kiến từ bạn đọc.

Đăng bởi THCS Bình Chánh trong chuyện mục Tổng hợp

5/5 - (22 bình chọn)

Nguyễn Thanh Tùng

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button