Đường Tăng có bao nhiêu kiếp nạn?
Mời bạn đọc cùng tìm hiểu Đường Tăng có bao nhiêu kiếp nạn? trong bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé.
Đường Tăng có bao nhiêu kiếp nạn?
Câu hỏi: Đường Tăng có bao nhiêu kiếp nạn?
Trả lời: Đường Tăng phải trải qua 81 kiếp nạn
Bạn đang xem: Đường Tăng có bao nhiêu kiếp nạn?
Giải thích: Danh sách 81 kiếp nạn thử thách thầy trò Đường Tăng
- Nạn thứ nhất: Phải đọa đầu thai
- Nạn thứ hai: Mới lọt lòng, gần bị giết
- Nạn thứ ba: Bị thả trôi sông
- Nạn thứ tư: Tìm mẹ trả thù cha
- Nạn thứ năm: Mới ra khỏi thành gặp cọp
- Nạn thứ sáu: Sa hầm, chết kẻ theo
- Nạn thứ bảy: Qua núi Song xa
- Nạn thứ tám: Tại núi Lưỡng giái
- Nạn thứ chín: Bị rồng nuốt ngựa
- Nạn thứ mười: Bị thiêu ban đêm
- Nạn thứ mười một: Mất áo cà sa
- Nạn thứ mười hai: Bắt đặng Bát Giới
- Nạn thứ mười ba: Bị quái Hùynh Phong
- Nạn thứ mười bốn: Ði cầu ông Linh Kiết
- Nạn thứ mười lăm: Khó qua sông Lưu Sa
- Nạn thứ mười sáu: Thâu đặng Sa Tăng
- Nạn thứ mười bảy: Bốn thánh giả gái tốt
- Nạn thứ mười tám: Bị quán Ngủ trang
- Nạn thứ mười chín: Khó cứu cây nhơn sâm
- Nạn thứ hai mươi: Ðuổi Tôn Hành Giả
- Nạn thứ hai mươi mốt: Bị tại núi Hắc tòng
- Nạn thứ hai mươi hai: Ðem thơ nước Bữu tượng
- Nạn thứ hai mươi ba: Hóa ra hình cọp
- Nạn thứ hai mươi bốn: Gặp yêu núi Bình đảnh
- Nạn thứ hai mươi lăm: Bị treo tại ông Liên Hoa
- Nạn thứ hai mươi sáu: Cứu vua nước Ô Kê
- Nạn thứ hai mươi bảy: Bị yêu giả hình
- Nạn thứ hai mươi tám: Gặp yêu núi Hiệu sơn
- Nạn thứ hai mươi chín: Bị yêu bắt về động
- Nạn thứ ba mươi: Tôn Hành Giả bị đốt
- Nạn thứ ba mươi mốt: Thỉnh Phật bắt yêu
- Nạn thứ ba mươi hai: Chìm sông Bắc hà
- Nạn thứ ba mươi ba: Tới nước Xa Trì
- Nạn thứ ba mươi bốn: Ðàng cuộc với yêu quái
- Nạn thứ ba mươi lăm: Cứu vớt thầy chùa
- Nạn thứ ba mươi sáu: Ði gặp sông lớn
- Nạn thứ ba mươi bảy: Té xuống sông Thông thiên
- Nạn thứ ba mươi tám: Quan Âm hiện hình ngư lâm
- Nạn thứ ba mươi chín: Gặp yêu núi Kim đâu
- Nạn thứ bốn mươi: Các thiên thần khó cứu
- Nạn thứ bốn mươi mốt: Di Lạc trói yêu
- Nạn thứ bốn mươi hai:Uống nước lớn bụng
- Nạn thứ bốn mươi ba: Bị nữ vương bắt
- Nạn thứ bốn mươi bốn: Bị bắt về động Tì bà
- Nạn thứ bốn mươi lăm: Ðuổi Hành Giả lần thứ nhì
- Nạn thứ bốn mươi sáu: Bị Lục nhỉ hầu
- Nạn thứ bốn mươi bảy: Gặp Hỏa diệm sơn
- Nạn thứ bốn mươi tám: Cầu mượn quạt ba tiêu
- Nạn thứ bốn mươi chín: Trói Ngưu ma vương
- Nạn thứ năm mươi: Quét tháp trước Tế Thái
- Nạn thứ năm mươi mốt: Lấy báu cứu thầy chùa
- Nạn thứ năm mươi hai: Bị mộc tiên bắt
- Nạn thứ năm mươi ba: Bị nạn Tiểu Lôi Âm
- Nạn thứ năm mươi bốn: Các thiên thần bị khối
- Nạn thứ năm mươi lăm: Bị đường truông núi Thất Yệt
- Nạn thứ năm mươi sáu: Cứu xóm Ðà la.
- Nạn thứ năm mươi bảy: Làm thuốc cứu vua Chung Tử
- Nạn thứ năm mươi tám: Ðánh yêu cứu Kim Thác Cung
- Nạn thứ năm mươi chín: Bị bảy con tinh gái
- Nạn thứ sáu mươi: Bị đạo sĩ Ngô Công Thuốc
- Nạn thứ sáu mươi mốt: Bị núi Sư đà
- Nạn thứ sáu mươi hai: Ba yêu dụng kế
- Nạn thứ sáu mươi ba: Bị giam cầm trong thành
- Nạn thứ sáu mươi bốn: Thỉnh Phật Tổ bắt đại bàng
- Nạn thứ sáu mươi lăm: Cứu trẻ nhỏ nước Tì Khưu
- Nạn thứ sáu mươi sáu: Quốc Trượng mổ tim
- Nạn thứ sáu mươi bảy: Cứu con gái rừng tòng
- Nạn thứ sáu mươi tám: Bịnh nặng tại chùa
- Nạn thứ sáu mươi chín: Bị bắt về động Vô để
- Nạn thứ bảy mươi: Khó qua nước Diệt pháp
- Nạn thứ bảy mươi mốt: Gặp yêu núi Ẩn vụ
- Nạn thứ bảy mươi hai: Ðào võ quận Phụng Tiên
- Nạn thứ bảy mươi ba: Bị mất binh khí
- Nạn thứ bảy mươi bốn: Yêu làm hội Ðinh ba
- Nạn thứ bảy mươi lăm: Mắc nạn núi Trước tiết
- Nạn thứ bảy mươi sáu: Bị khổ động Huyền Anh
- Nạn thứ bảy mươi bảy: Bắt lũ trâu nước
- Nạn thứ bảy mươi tám: Vua Thiên Trúc kén Phò Mã
- Nạn thứ bảy mươi chín: Giam cầm tại phủ Ðồng Ðài
- Nạn thứ tám mươi: Bỏ xác tại bến đò Lăng vân.
- Nạn thứ tám mươi mốt: Gặp nạn nơi Thông Thiên hà
Hành trình của trải qua kiếp nạn của Đường Tăng
Đường Tăng, hay còn gọi là Đường Tam Tạng (tiếng Trung: 唐三藏, bính âm: Táng sānzàng), là nhân vật trong tiểu thuyết Tây Du Ký của Ngô Thừa Ân, được phỏng theo nhân vật có thật là Trần Huyền Trang. Câu chuyện Tây Du Ký chủ yếu kể về cuộc hành trình đi lấy kinh của ông cùng với 4 người đệ tử: Tôn Ngộ Không, Trư Ngộ Năng, Sa Ngộ Tĩnh và Bạch Long Mã.
Đường Tam Tạng, họ Trần tên Huyền Trang, tên hồi bé là Giang Lưu, kiếp trước là Kim Thiền Tử, đệ tử của Phật Tổ Như Lai, do ngủ gật trong giờ giảng kinh và vô tình đá đổ một hạt gạo nên bị phạt đày xuống trần gian tu 10 kiếp và phải trải qua 81 kiếp nạn mới được trở lại Linh Sơn.
Tây du ký là bộ tiểu thuyết lãng mạn mang sắc thái thần thoại thành công nhất trong lịch sử văn học Trung Quốc. Sau Tây du ký, hàng loạt tiểu thuyết thần ma yêu quái ra đời như: Phong thần diễn nghĩa, Tục Tây Du ký, Hậu Tây du ký… Tây du ký không chỉ nhân dân Trung Quốc ưa thích mà còn được dân chúng các nước Đông Nam Á, Nhật, Anh, Nga, Pháp rất ưa thích. Đặc biệt, nó càng có sức hấp dẫn và cuốn hút hơn khi được dựng thành phim. Hơn nữa, các nhân vật Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới trở thành biểu tượng cho các loại người trong xã hội.
Cũng giống như đệ tử của ông là Tôn Ngộ Không, Đường Tăng cũng có khá nhiều tên gọi:
- Giang Lưu Nhi (Đứa trẻ trôi sông): Được đặt bởi Pháp Minh thiền sư, khi Đường Tăng hồi bé bị mẹ thả sông lưu lạc.
- Chiên Đàn Công Đức Phật: Được phong phật khi lấy được kinh, tu thành chính quả.
Trong 9 kiếp đầu, Kim Thiền Tử có đi lấy kinh nhưng qua sông Lưu Sa lại bị Quyển Liêm (Sa Tăng) ăn thịt, mỗi lần ăn thịt lại ném đầu lâu xuống sông nhưng đầu lâu không chìm, thấy là vật lạ nên Quyển Liêm xâu đầu lâu lại thành vòng cổ, tổng cộng 9 kiếp của Kim Thiền Tử đều bị Quyển Liêm ăn thịt nên không thể đi lấy được kinh, chỉ góp phần làm cho chuỗi vòng đầu lâu có đến chín cái sọ.
Tới thời vua Đường Thái Tông, có ông Trần Quang Nhụy thi đỗ trạng nguyên, sau được bà Ân Ôn Kiều chọn và cưới bà Ân Ôn Kiều, trở thành con rể Ân thừa tướng, rồi mang thai Huyền Trang. Sau này, Quang Nhuỵ được nhậm chức đi xa, anh cùng vợ và mẹ lên đường nhận chức. Giữa đường, mẹ Quang Nhuỵ bị bệnh nên tạm thời gửi lại quán trọ, sau khi nhận quan sẽ quay lại đón nhưng ai dè trên đường sang sông, Quang Nhụy bị tên cướp là Lưu Hồng hạ sát, vứt xác xuống sông, giành chức lẫn cướp vợ. May sao Quang Nhụy trước kia có ơn với Long Vương nên xác được bảo quản kĩ, không thối rữa. Bà Ôn Kiều sinh Trần Huyền Trang, lo lắng con bị Lưu Hồng hại, bà cắn ngón chân con trai làm dấu, cho trôi sông cùng với bức thư. Trần Huyền Trang trôi theo dòng nước đến chùa Kim Sơn, được sư ở đây nuôi lớn, dạy dỗ và khi lên 18 thì được nói về quá khứ của mình.
Biết được quá khứ, Huyền Trang về xứ cũ tìm bà nội và chữa bệnh cho bà, tìm mẹ và nhờ ông ngoại cứu mẹ. Cha sau này khi mọi chuyện xong xuôi được hồi sinh, gia đình đoàn tụ nhưng Huyền Trang lại tiếp tục tu, bà Ôn Kiều sau uống thuốc độc tự tử, bi kịch tiếp nối bi kịch…
Tính từ khi sinh đến thời điểm này, Tam Tạng đã trải qua 4 kiếp nạn trong 81 kiếp nạn.
Cuộc hành trình của Huyền Trang bắt đầu sau khi vua Đường Thái Tông đã mời Huyền Trang về giảng kinh thư. Bồ Tát hóa thân đến thành Trường An thấy Huyền Trang, tặng cho Huyền Trang áo cà sa và cây tích trượng, nói rằng cách Đông Thổ 108000 dặm là Linh Sơn có 3 tạng kinh Đại Thừa Chân Kinh, có được sẽ cảm hoá được chúng sinh. Huyền Trang quyết tâm ra đi để thỉnh kinh về.
Vua khuyến khích đi, đặt tên Huyền Trang là Tam Tạng, kết nghĩa huynh đệ, tặng cho cái bát vàng, một con ngựa trắng và 2 sư đi cùng.
Đáng tiếc thay, vừa ra khỏi thành thì 2 sư bị yêu quái giết, nhờ có Thái Bạch Kim Tinh cứu, Đường Tăng may mắn sống sót. Tam Tạng được thợ săn Lưu Bá Khâm giúp đỡ trước khi gặp đồ đệ đầu tiên là Tôn Ngộ Không. Và từ đây, ông tiếp tục trải qua hết 81 kiếp nạn cùng 4 người đệ tử của mình và lấy được chân kinh, tu thành chính quả, được phong chức Chiên Đàn Công Đức Phật hay Công Đức Phật Tổ hay Vô Lượng Công Đức Phật.
Đường Tăng tượng trưng cho thứ đứng đầu trong Ngũ vị nhất thể, đó là Thân. Bởi lẽ Tam Tạng là cái Thân, nên chính kiến của bản thân còn phụ thuộc vào sự tranh đấu giữa Tâm (Tôn Ngộ Không) và Tình (Trư Bát Giới). Nếu chú ý ta có thể thấy, mỗi lần gặp yêu quái biến hóa, Đường Tăng thường muốn cứu, Ngộ Không khuyên không cứu thì Bát Giới lại phản đối muốn cứu. Và lần nào nghe Trư Bát Giới thì lại bị yêu quái bắt. Điều này cũng giống như khi con người nghe theo cái Tình thì rất dễ bị sa ngã, hay trong trường hợp này là bị yêu quái bắt. Đặc biệt có thể kể đến điển tích Ba lần đánh Bạch Cốt Tinh, Đường Tăng nghe lời xui khiến của Trư Bát Giới, đuổi Tôn Ngộ Không đi.
Tam Tạng là cái Thân, cũng là tâm điểm của cả đoàn thỉnh kinh, như vậy cũng bởi cái Thân có thể tiếp tục sống, hay tiếp tục tu hành cũng cần đến Tâm (Tôn Ngộ Không), Tình (Trư Bát Giới), Tính (Sa Tăng) và Ý (Bạch Long Mã). Thân phải có đủ 4 điều trên, mới có thể đến được Linh Sơn mà tu thành chính quả.
Đường Tam Tạng tuy là lấy từ nhân vật có thật nhưng tính cách của nhân vật này trong truyện lại hoàn toàn do tác giả sáng tạo nên. Điều này cũng gây nên sự tranh cãi vì cho rằng nó xúc phạm tới Trần Huyền Trang. Tổng quan có thể thấy, Tam Tạng do đi tu từ bé nên từ lâu đã dứt bỏ những thú vui của trần tục, là con người có học thức, nhân hậu hiền lành, có tình thương cảm với những người xung quanh, đặc biệt với những người dân gặp khó khăn. Tuy nhiên, nhân vật này cũng rất yếu đuối, có phần nhu nhược, chính kiến dễ bị lung lay. Nhiều lúc nhân vật này gây ra sự khó hiểu, ông ta luôn theo tư tưởng không sát sinh, nhưng khi Ngộ Không đập chết con hổ, đập chết yêu quái thì không nói gì, thậm chí ở hồi 46, khi Tôn Ngộ Không nhảy ra khỏi vạc dầu đã đập nát thây quan Giám sát của nước Xa Trì, nhưng sau đó Đường Tăng dù nhìn thấy cũng không trách phạt Ngộ Không. Điều này cực kì đáng ngạc nhiên.
***
Trên đây là nội dung bài viết giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về Đường Tăng có bao nhiêu kiếp nạn?. Mọi thông tin trong bài viết Đường Tăng có bao nhiêu kiếp nạn? đều được xác thực rõ ràng trước khi đăng tải. Tuy nhiên đôi lúc vẫn không tránh khỏi những sai xót đáng tiếc. Hãy để lại bình luận xuống phía dưới bài viết để đội ngũ biên tập được nắm bắt ý kiến từ bạn đọc.
Đăng bởi THCS Bình Chánh trong chuyên mục Tổng hợp