GDCD 6 Kết nối tri thứcHọc TậpLớp 6

GDCD 6 Bài 5 Kết nối tri thức: Tự lập | Giải bài tập GDCD lớp 6

Mời các em theo dõi nội dung bài học do thầy cô trường Trung học Bình Chánh biên soạn sẽ giúp các em nắm chắc kiến thức nội dung bài học tốt hơn.

Giải GDCD 6 Bài 5: Tự lập

Khởi động 

Bạn đang xem: GDCD 6 Bài 5 Kết nối tri thức: Tự lập | Giải bài tập GDCD lớp 6

Khởi động trang 22 Giáo dục công dân 6 – KNTT: Em hãy cùng các bạn tham gia trò chơi “giải ô chữ”

– Giải ô chữ để tìm chìa khóa, ai tìm được chìa khóa nhanh nhất sẽ thắng.

– Chia sẻ hiểu biết của em về từ khóa đó.

1. Hàng ngang gồm 7 chữ cái, chỉ thành tích nổi bật của học sinh mức bình thường.

2. Hàng ngang 2 gồm 6 chữ cái , chỉ sự đối lập và ỷ lại.

3. Hàng ngang số 3 gồm 7 chữ cái chỉ sự đồng nghĩa với làm việc.

4. Hàng  ngang 4 gồm 6 chữ cái, chỉ hoạt động chính học sinh, trường học. 

5. Hàng ngang số 5 gồm 6 chữ cái, chỉ thái độ tôn trọng và đúng mực đối với người lớn tuổi.

Trả lời:

1. Hàng ngang gồm 7 chữ cái, chỉ thành tích nổi bật của học sinh mức bình thường là: Xuất sắc

2. Hàng ngang 2 gồm 6 chữ cái , chỉ sự đối lập và ỷ lại là: Tự giác

3. Hàng ngang số 3 gồm 7 chữ cái chỉ sự đồng nghĩa với làm việc là: Lao động

4. Hàng  ngang 4 gồm 6 chữ cái, chỉ hoạt động chính học sinh, trường họclà: Học tập

5. Hàng ngang số 5 gồm 6 chữ cái, chỉ thái độ tôn trọng và đúng mực đối với người lớn tuổi là: Lễ phép

 

Khám phá

Khám phá 1 trang 22 Giáo dục công dân 6 – KNTT: 

1.Tự lập và biểu hiện của tự lập

* Thế nào là tự lập?

Em hãy đọc câu chuyện sau và trả lời câu hỏi

Trước khi ra đi tìm đường cứu nước, Bác Hồ còn rất trẻ, mang tên Nguyễn Tất Thành. Lúc đó, anh Thành có người bạn thân tên là anh Lê. Một lần cùng nhau đi chơi phố, đột nhiện Thành nhìn thẳng vào mắt bạn, hỏi:

– Anh Lê, anh có yêu nước không?

Câu hỏi đột ngột khiến anh bạn ngạc nhiên, lúng túng trong giây lát rồi trả lời:

– Tất nhiên là có chứ!

Anh có thể giữ bí mật không?

Người bạn đáp:

– Có

Anh Thành nói tiếp:

– Tôi muốn sang nước Pháp và các nước khác. Sau khi xem xét họ làm như thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào chúng ta. Nhưng đi một mình, thật ra cũng có nhiều mạo hiểm như khi đau ốm. Anh muốn đi với tôi không?

– Nhưng bạn ơi, chúng ta lấy đâu ra tiền mà đi?

– Đây, tiền đây. Anh Thành vừa nói vừa giơ hai bàn tay – Chúng ta sẽ làm bất cứ việc gì mà sống và để đi. Thế anh cùng đi với tôi chứ?

Bị lôi cuốn vì lòng hăng hái của bạn, anh Lê đồng ý, nhưng sau khi suy nghĩ kĩ về cuộc phiêu lưu đó, anh Lê không có đủ can đảm để giữ lời hứa.

Vài ngày sau, người thanh niên Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm đường cứu nước…

a) Vì sao Bác Hồ quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước với hai bàn tay trắng?

Trả lời:

– Bác Hồ quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước với hai bàn tay trắng vì:

+ Đau xót trước cảnh nước mất, nhà tan.

+ Đồng thời nhìn thấy những mặt hạn chế của các phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX, đã thôi thúc Nguyễn Tất Thành ra đi tìm con đường cứu nước mới cho dân tộc.

+ Bác không sợ khó khăn, gian khổ, có tính tự lập cao.

+ Bác có lòng quyết tâm, hăng hái của tuổi trẻ, tự tin vào chính mình…

b) Từ câu chuyện Bác Hồ em hiểu thế nào là tự lập?

– Từ câu chuyện Bác Hồ em hiểu  tự lập là: Tự làm lấy , tự giải quyết công việc ; tự lo liệu, tạo dựng cho cuộc sống của mình không trông chờ và phụ thuộc vào người khác.

Em hãy quan sát bức tranh, đọc thông tin dưới đây để trả lời câu hỏi

Hải là con một trong gia đình khá giả. Nhà có bác giúp việc nhưng không vì thế mà Hải ỷ lại, dựa dẫm vào bác. Bạn luôn tự giác dọn dẹp phòng, gấp quần áo, chăn màn,… Những lúc rảnh rỗi, Hải còn phụ giúp bác nhặt rau, nấu cơm, lau nhà. Trong học tập, Hải luôn hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.

a) Em hãy xác định những biểu hiện của tự lập trong các bức tranh và thông tin trên?

Trả lời:

– Em xác định những biểu hiện của tự lập trong các bức tranh và thông tin trên như sau:

+ Biểu hiện của tự lập là bức tranh1 và 3 vì: Các bạn đã tự khâu lại áo, tự giác nấu cơm sớm ăn để học bài, phụ giúp gia đình và nhặt rau…

+ Biểu hiện của chưa tự lập là bức tranh 2 vì: Bạn không tự làm bài mà trông chờ vào người khác, xin chép bài của người khác.

b) Em còn biết những biểu hiện nào khác của tính tự lập?

Trả lời:

Em còn biết nhiều biểu hiện khác của tính tự lập như:

+ Tự làm bài tập, bài kiểm tra không quay cóp, nhìn tài liệu

+ Tự mình chuẩn bị đồ dùng học tập trước khi đến lớp.

+ Tự giặt quần áo, nấu cơm, rửa bát chén, dọn nhà cửa.

+ Không trông chờ, dựa dẫm vào người khác.

+ Tự thức dậy từ sáng sớm, tự vệ sinh cá nhân.

+ ……

Khám phá 2 trang 24 Giáo dục công dân 6 – KNTT: Em hãy đọc những trường hợp dưới đây và trả lời câu hỏi

1. Bố của Hưng mất sớm, mẹ vất vả lao động nuôi hai anh em ăn học. Hưng luôn ý thức tự giác phải tự làm tốt các việc cá nhân của mình đồng thời giúp đỡ mẹ mọi việc trong gia đình. Khi mẹ ốm phải nằm viện, Hưng lo toan việc nhà, chăm sóc mẹ và em chu đáo. Năm nào Hưng cũng đạt học sinh Giỏi.

a) Hưng đã biểu hiểu hiện tính tự lập như thế nào?

Trả lời:

– Hưng đã biểu hiểu hiện tự lập: Tự ý thức trong học tập, lo toan việc nhà, chăm sóc mẹ và em chu đáo.

b) Tính tự lập đã đem lại điều gì cho Hưng?

Trả lời:

Tính tự lập đã đem lại cho Hưng kết quả học tập khá tốt.

2. Anh Luận là người dân tộc Mường được bình chọn là Doanh nhân trẻ xuất sắc. Tuy gia đình khó khăn nhưng anh vẫn cố gắng học và đã thi đỗ vào trường đại học. Để có tiền đóng học phí và sinh hoạt, anh đã làm thêm nhiều việc: phát tờ rơi, gia sư, phục vụ bàn…Ra trường, anh trở về quê hương làm thuê, tự tích lũy tiền và bắt đầu kinh doanh cà phê. Doanh nghiệp của anh càng ngày phát triển, tạo công ăn việc làm cho nhiều người ở buôn làng.

Tính tự lập của anh Luận đã mang lại điều gì cho anh và cho xã hội?

Trả lời:

– Tính tự lập của anh Luận đã mang lại cho anh và cho xã hội nhiều điều tôt đẹp cuh thể như:

+ Tính tự lập của anh Luận đã mang lại cho anh là: Doanh nghiệp của anh ngày càng phát triển, được vinh danh là người dân tộc được bình chọn là Doanh nhân trẻ xuất sắc.

+ Tính tự lập của anh Luận đã mang lại cho xã hội đó là: Tạo công ăn việc làm cho nhiều người ở buôn làng.

Từ các trường hợp trên, em hãy cùng các bạn thảo luận và cho biết ý nghĩa của tự lập đối với bản thân, gia đình và xã hội?

Trả lời:

Ý nghĩa của tự lập đối với bản thân, gia đình và xã hội là:

– Ý nghĩa của tự lập đối với bản thân:

+ Giúp thành công trong cuộc sống và xứng đáng nhận được sự tôn trọng của mọi người.

+ Có thêm kinh nghiệm sống, kinh nghiệm trong công việc.

+ Rèn đức tính kiên trì, nhẫn nại để vượt lên hoàn cảnh.

+….

– Ý nghĩa của tự lập đối với gia đình:

+ Khi con cái biết tự lập, cha mẹ vui và hạnh phúc.

+ Bố mẹ không phải lo lắng vì con mình đã trưởng thành, tự lo cho mình, không dựa dẫm, ỷ lại vào người khác.

+ …

– Ý nghĩa của tự lập đối với xã hội là:

+ Góp phần phát triển xã hội.

 

Luyện tập

Luyện tập 1 trang 25 Giáo dục công dân 6 – KNTT: 

1. Em hãy nêu 1 số biểu hiện về tự lập và trái tự lập trong học tập và sinh hoạt hằng ngày?

Trả lời:

– Một số biểu hiện về tự lập trong học tập và sinh hoạt hằng ngày mà em biết là:

+ Tự làm bài tập, bài kiểm tra không quay cóp, nhìn tài liệu

+ Tự mình chuẩn bị đồ dùng học tập trước khi đến lớp.

+ Tự giặt quần áo, nấu cơm, rửa bát chén, dọn nhà cửa.

+ Không trông chờ, dựa dẫm vào người khác.

+ Tự thức dậy từ sáng sớm, tự vệ sinh cá nhân.

+ Rèn luyện thể dục thường xuyên.

+ ……  

– Một số biểu hiện về trái với tự lập trong học tập và sinh hoạt hằng ngày mà em biết là:

+ Không tự làm bài tập về nhà mà đi chép bài của bạn.

+ Quay cóp khi làm bài kiểm tra.

+ Phải để bố mẹ, thầy cô nhắc nhở nhiều về học tập.

+ Thời gian rảnh rỗi, chỉ xem tivi chưa tự giác giúp bố mẹ làm việc nhà như: giặt quần áo, nấu cơm, rửa bát chén, dọn nhà cửa…

+ Lúc nào cũng trông chờ, dựa dẫm vào người khác.

+ ……  

Luyện tập 2 trang 25 Giáo dục công dân 6 – KNTT: 

a) Nếu là Hoa em sẽ làm gì?

Trả lời:

– Nếu là Hoa em sẽ gọi điện hỏi mẹ cách nấu hoặc tự tìm hiểu cách nấu ăn trên mạng Internet và tự tay vào bếp để tập nấu.

b) Nếu là Hải, em sẽ nói gì với An?

Trả lời:

– Nếu là Hải, em sẽ nói An là:

+ Bạn nên tự giác đến trường, không nên phiền bố mẹ như vậy vì nhà bạn gần trường có thể chịu khó đi bộ hoặc đi xe đạp.

+ Bạn nên tập tính tự giác khi còn nhỏ từ những việc mình có thể làm, để có thể sống tự lập vì sau này bố mẹ già yếu không phải theo bạn lo cho bạn cả đời được….

Luyện tập 3 trang 25 Giáo dục công dân 6 – KNTT:

1. Em hãy lập và thực hiện kế hoạch rèn luyện tính tự lập của bản thân theo gợi ý sau: các lĩnh vực rèn luyện (học tập, sinh hoạt hằng ngày); công việc thực hiện; biện pháp thực hiện; kết quả rèn luyện.

Trả lời:

– Em lập và thực hiện kế hoạch rèn luyện tính tự lập của bản thân từ các lĩnh vực rèn luyện (học tập, sinh hoạt hằng ngày); công việc thực hiện; biện pháp thực hiện; kết quả rèn luyện theo bảng cụ thể sau:

Các lĩnh vực

Nội dung công việc

Biện pháp thực hiện

Kết quả rèn luyện

Học tập

– Học bài và làm bài tập đầy đủ

– Tự giác học ôn lại bài không cần ai nhắc nhở.

– Chăm chú nghe thầy cô giảng bài

– Tích cực phát biểu xây dựng bài

– Tìm ra phương pháp học tập hiệu quả với mình

-…

 

Sinh hoạt hằng ngày

– Làm những công việc vừa sức của mình

– Vui chơi, giải trí

– Thời gian rảnh rỗi tự giác giúp bố mẹ làm việc nhà như: giặt quần áo, nấu cơm, rửa bát chén, dọn nhà cửa…

– Tập thể dục, thể thao, đọc thêm sách, báo…khi rảnh

 

Hoạt động tập thể

– Tham gia các hoạt động tập thể ở trường, lớp.

– Tham gia các hoạt động tập thể ở ở xã  phường…

– Tích cực tham gia các hoạt động của trường, của lớp như: tham gia văn nghệ, viết báo tường, ..vào kỉ niệm ngày lễ.

– Tích cực tham gia các hoạt động ở ở xã  phường như: dọn đường làng, ngõ xóm,…

 

 

Vận dụng

Vận dụng 1 trang 25 Giáo dục công dân 6 – KNTT: 

2. Em hãy kể về hành vi ỷ lại, dựa dẫm và phụ thuộc vào người khác mà em đã gặp hoặc nghe kể trong học tập và cuộc sống. Em rút ra bài học gì từ những hành vi đó?

Trả lời:

– Em kể về hành vi ỷ lại, dựa dẫm và phụ thuộc vào người khác mà em đã gặp hoặc nghe kể trong học tập và cuộc sống theo bảng sau:

Hành vi ỷ lại, dựa dẫm và phụ thuộc vào người khác

Trong học tập

Cuộc sống hàng ngày

+ Quay cóp khi làm bài kiểm tra.

+ Không tự làm bài tập về nhà mà đi chép bài của bạn.

+ Phải để thầy cô nhắc nhở nhiều về học tập.

+….

 

 

+ Lúc nào cũng trông chờ, dựa dẫm vào bố mẹ.

+ Ngủ dậy không tự gấp chăn màn.

+ Không tự giác làm việc nhà giúp đỡ bố mẹ lúc rảnh rỗi.

+…

 

 – Em rút ra bài học nếu chúng ta sống ỷ lại, dựa dẫm và phụ thuộc vào người khác thì:

+ Bản thân sẽ không tự mình đưa ra những quyết định cần thiết trong cuộc sống.

+ Không làm chủ cuộc đời, không có bản lĩnh, không có sự sáng tạo.

+ Dễ gặp thất bại trong công việc, trở thành ghánh nặng cho gia đình và xã hội.

+…..

=> Vì thế mà chúng ta cần phải sống tự lập, tích cực rèn luyện và trau dồi kiến thức, kĩ năng sống tốt,…để trở thành người con ngoan trong gia đình và người công dân có ích cho xã hội.

Vận dụng 2 trang 25 Giáo dục công dân 6 – KNTT:

2. Sắp tới kì nghỉ hè, bố mẹ dự định cho em về quê ngoại một tháng sống cùng ông bà. Em hãy thiết kế một cuốn sổ tay để nhắc nhở bản thân trong sinh hoạt và học tập. (Nội dung chính của cuốn sổ tay: thời gian, nội dung nhắc nhở, cách thức thực hiện, tự đánh giá.)

Trả lời:

– Sắp tới kì nghỉ hè, bố mẹ dự định cho em về quê. Em thiết kế cuốn sổ tay để nhắc nhở bản thân trong sinh hoạt và học tập khi về quê ngoại một tháng sống cùng ông bà như sau:

Thời gian

Nội dung nhắc nhở

Cách thức thực hiện

Tự đánh giá

Một tháng

– Về học tập

– Tự giác ôn bài không cần ai nhắc nhở

– Đọc thêm sách tham khảo và làm bài tập sách nâng cao

– Tự ôn và học thêm từ mới tiếng Anh qua mạng,…

-…

 

– Về sinh hoạt hằng ngày

– Thời gian rảnh rỗi tự giác giúp ông bà làm việc nhà như: giặt quần áo, nấu cơm, rửa bát chén, dọn nhà cửa…

– Tập thể dục, thể thao: nhờ ông bà dạy bơi…

– Xem tivi cùng ông bà, nghe ông bà kể chuyện…

 

 

 

 

Xem thêm lời giải sách bài tập GDCD lớp 6 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 6: Tự nhận thức bản thân

Bài 7: Ứng phó với tình huống nguy hiểm

Bài 8: Tiết kiệm

Bài 9: Công dân nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Bài 10: Quyền và nghĩa vụ cở bản của công dân

Trắc nghiệm Bài 5: Tự lập

Đăng bởi: THCS Bình Chánh

Chuyên mục: GDCD 6 Kết nối tri thức

Rate this post


Trường THCS Bình Chánh

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button