Hóa học 10 Chân trời sáng tạoHọc TậpLớp 10

Giải Hóa 10 Bài 8 trang 52, 53, 54 Chân trời sáng tạo

Mời các em theo dõi nội dung bài học hôm nay Giải hóa 10 bài 8 trang 52, 53, 54 Chân trời sáng tạo


Khi liên kết với nhau, nguyên tử của các nguyên tố dường như đã cố gắng “bắt chước” cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố khí hiếm để bền vững hơn
Hình 8.1 giải thích sự hình thành phân tử hydrogen (H2) và fluorine (F2) từ các nguyên tử.

Bạn đang xem: Giải Hóa 10 Bài 8 trang 52, 53, 54 Chân trời sáng tạo

CH tr 52 MĐ

Khi liên kết với nhau, nguyên tử của các nguyên tố dường như đã cố gắng “bắt chước” cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố khí hiếm để bền vững hơn. Điều này đã được nhà hóa học người Mỹ Lewis (Li-uýt, 1875 – 1946) đề nghị khi nghiên cứu về sự hình thành phân tử từ các nguyên tử. Ông gọi đó là quy tắc octet. Quy tắc octet là gì?

 

Lời giải:

Quy tắc octet (bát tử): Trong quá trình hình thành liên kết hóa học, nguyên tử của các nguyên tố nhóm A có xu hướng tạo thành lớp vỏ ngoài cùng có 8 electron tương ứng với khí hiếm gần nhất (hoặc 2 electron với khí hiếm helium)

CH tr 52 CH

1. Hình 8.1 giải thích sự hình thành phân tử hydrogen (H2) và fluorine (F2) từ các nguyên tử. Theo em, các nguyên tử hydrogen và fluorine đã “bắt chước” cấu hình electron của các nguyên tử khí hiếm nào khi tham gia liên kết?

Hướng dẫn giải:

Sau khi tham gia liên kết, nguyên tử hydrogen có 2 electron lớp ngoài cùng và nguyên tử fluorine có 8 electron lớp ngoài cùng

Lời giải:

– Sau khi tham gia liên kết:

   + Nguyên tử H: Có 1 lớp electron, 2 electron ở lớp ngoài cùng => Giống cấu hình electron của He

   + Nguyên tử F: Có 2 lớp electron, 8 electron ở lớp ngoài cùng => Giống cấu hình electron của Ne

CH tr 52 CH

2. Sử dụng sơ đồ tương tự như Hình 8.1, hãy giải thích sự tạo thành phân tử chlorine (Cl2) và oxygen (O2) từ các nguyên tử tương ứng

Hướng dẫn giải:

– Nguyên tử O có 6 electron ở lớp ngoài cùng => Cần thêm 2 electron

– Nguyên tử Cl có 7 electron ở lớp ngoài cùng => Cần thêm 1 electron

Lời giải:

– Nguyên tử chlorine có 7 electron ở lớp ngoài cùng. Khi 2 nguyên tử Cl liên kết với nhau, mỗi nguyên tử Cl sẽ góp 1 electron để tạo 1 cặp electron dùng chung tạo thành cấu hình electron bền vững của khí hiếm

– Nguyên tử oxygen có 6 electron ở lớp ngoài cùng. Khi 2 nguyên tử O liên kết với nhau, mỗi nguyên tử O sẽ góp 2 electron để tạo 2 cặp electron dùng chung tạo thành cấu hình electron bền vững của khí hiếm

CH tr 53 CH

3. Từ Hình 8.2, cho biết mỗi nguyên tử nitrogen đã đạt được cấu hình electron bền vững của nguyên tử khí hiếm nào

Hướng dẫn giải:

Sau khi tham gia liên kết, nguyên tử nitrogen có 8 electron ở lớp ngoài cùng

Lời giải:

Sau khi tham gia liên kết, nguyên tử nitrogen 8 electron ở lớp ngoài cùng và có 2 lớp electron

=> Đạt được cấu hình electron bền vững của nguyên tử khí hiếm Neon

CH tr 53 LT

Nguyên tử của các nguyên tố hydrogen và fluorine có xu hướng cho đi, nhận thêm hay góp chung các electron hóa trị khi tham gia liên kết hình thành phân tử hydrogen fluoride (HF)?

Hướng dẫn giải:

– Nguyên tử fluorine và hydrogen đều là phi kim

   + Fluorine có 7 electron lớp ngoài cùng

   + Hydrogen có 1 electron lớp ngoài cùng (lớp 1 có tối đa 2 electron)

=> Cả 2 có xu hướng nhận electron để đạt cấu hình electron của khí hiếm

Lời giải:

– Nguyên tử fluorine và hydrogen đều là phi kim

   + Fluorine có 7 electron lớp ngoài cùng

   + Hydrogen có 1 electron lớp ngoài cùng (lớp 1 có tối đa 2 electron)

=> Cả 2 có xu hướng nhận electron để đạt cấu hình electron của khí hiếm

=> Khi tham gia liên kết hình thành phân tử HF, mỗi nguyên tử sẽ bỏ ra 1 electron để tạo thành 1 cặp electron dùng chung

CH tr 53 CH

4. Ion sodium và ion fluoride có cấu hình electron của các khi hiếm tương ứng nào?

Hướng dẫn giải:

Quan sát Hình 8.3 và Hình 8.4 và rút ra nhận xét

 

 

Lời giải:

– Ion sodium có 2 lớp electron và có 8 electron ở lớp ngoài cùng => Giống cấu hình electron của khí hiếm Neon

– Ion fluoride có 2 lớp electron và có 8 electron ở lớp ngoài cùng => Giống cấu hình electron của khí hiếm Neon

CH tr 54 CH

5. Trình bày sự hình thành ion lithium. Cho biết ion lithium có cấu hình electron của khí hiếm tương ứng nào?

Hướng dẫn giải:

– Viết cấu hình electron của Lithium => Xu hướng nhường hay nhận electron

Lời giải:

– Lithium có số hiệu nguyên tử: Z = 3 => Cấu hình electron: 1s22s1

=> Lithium có xu hướng nhường 1 electron để đạt cấu hình electron bền vững của khí hiếm He

1s22s1 → 1s2 + 1e

CH tr 54 LT

Biết phân tử magnesium oxide hình thành bởi các ion Mg2+ và O2-. Vận dụng quy tắc octet, trình bày sự hình thành các ion trên từ những nguyên tử tương ứng.

 

Hướng dẫn giải:

– Nguyên tử Mg có 2 electron ở lớp vỏ ngoài cùng => Xu hướng nhường 2 electron

– Nguyên tử O có 6 electron ở lớp vỏ ngoài cùng => Xu hướng nhận 2 electron

Lời giải:

– Nguyên tử Mg có Z = 12 => Cấu hình electron: 1s22s22p63s2

=> Nguyên tử Mg sẽ nhường 2 electron tạo thành ion Mg2+ để đạt cấu hình electron bền vững của khí hiếm:

1s22s22p63s2 → 1s22s22p6 + 2e  ( Mg → Mg2+ + 2e)

 

– Nguyên tử O có Z = 8 => Cấu hình electron: 1s22s22p4

=> Nguyên tử O sẽ nhận 2 electron tạo thành ion O2- để đạt cấu hình electron bền vững của khí hiếm:

1s22s22p4 + 2e → 1s22s22p6 ( O + 2e → O2-)

CH tr 54 BT1

Bài 1: Nguyên tử của nguyên tố nào sau đây có xu hướng đạt cấu hình electron bền vững của khí hiếm argon khi tham gia hình thành liên kết hóa học?

A. Fluorine

B. Oxygen

C. Hydrogen

D. Chlorine

Hướng dẫn giải:

Cấu hình electron khí hiếm Argon: 1s22s22p63s23p6

Lời giải:

– Fluorine (Z = 9): 1s22s22p5 => Có xu hướng nhận 1 electron thành F có cấu hình: 1s22s22p6

– Oxygen (Z = 8): 1s22s22p=> Có xu hướng nhận 2 electron thành O2- có cấu hình: 1s22s22p6

– Hydrogen (Z = 1): 1s1 => Có xu hướng góp chung 1 electron để tạo thành 1 cặp electron dùng chung đạt cấu hình: 1s2

– Chlorine (Z = 17): 1s22s22p63s23p5 => Có xu hướng nhận 1 electron thành Cl có cấu hình: 1s22s22p63s23p6

=> Nguyên tử của nguyên tố chlorine có xu hướng đạt cấu hình electron bền vững của khí hiếm argon

Đáp án D

CH tr 54 BT2

Bài 2: Để đạt quy tắc octet, nguyên tử của nguyên tố potassium (Z = 19) phải nhường đi

A. 2 electron

B. 3 electron

C. 1 electron

D. 4 electron

Hướng dẫn giải:

– Viết cấu hình electron của nguyên tử potassium

=> Xu hướng nhường bao nhiêu electron

Lời giải:

– Nguyên tử potassium có Z = 19

=> Cấu hình electron: 1s22s22p63s23p64s1

=> Có xu hướng nhường 1 electron để đạt cấu hình electron bền vững của khí hiếm Argon: 1s22s22p63s23p6

Đáp án C

CH tr 54 BT3

Bài 3: Vận dụng quy tắc octet, trình bày sơ đồ mô tả sự hình thành phân tử potassium chloride (KCl) từ nguyên tử của các nguyên tố potassium và chlorine.

Hướng dẫn giải:

Bước 1: Viết cấu hình electron của nguyên tử K và Cl => Xu hướng nhường hay nhận electron của K và Cl

Bước 2: Vẽ sơ đồ mô tả

Lời giải:

– Nguyên tử K (Z = 19): 1s22s22p63s23p64s1 => Có xu hướng nhường 1 electron

– Nguyên tử Cl (Z = 17): 1s22s22p63s23p5 => Có xu hướng nhận 1 electron

=> Nguyên tử Cl sẽ nhận 1 electron của nguyên tử K để hình thành phân tử potassium chlorine (KCl)

– Sơ đồ mô tả:

CH tr 54 CH

Bài 4: Giải thích sự hình thành liên kết trong phân tử H2O bằng cách áp dụng quy tắc octet

Hướng dẫn giải:

Bước 1: Viết cấu hình electron của O và H => Xu hướng nhường hay nhận electron của O và H

Bước 2: Vẽ sơ đồ mô tả

Lời giải:

– Nguyên tử O (Z = 8): 1s22s22p4 => Có xu hướng nhận 2 electron

– Nguyên tử H (Z = 1): 1s1 => Có xu hướng nhận 1 electron

=> Mỗi nguyên tử H sẽ bỏ ra 1 electron và góp chung với 2 electron của nguyên tử O tạo thành 2 cặp electron dùng chung

Lý thuyết

>> Xem chi tiết: Lý thuyết bài 8: Quy tắc octet

Hy vọng với nội dung trong bài Giải hóa 10 bài 8 trang 52, 53, 54 Chân trời sáng tạo

do thầy cô trường Trung học Bình Chánh biên soạn sẽ giúp các em nắm chắc kiến thức nội dung bài học tốt hơn để từ đó hoàn thành tất cả các bài tập trong SGK.

Đăng bởi: THCS Bình Chánh

Chuyên mục: Hóa học 10 Chân trời sáng tạo

5/5 - (1 bình chọn)


Trường THCS Bình Chánh

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button