Giải Khoa học tự nhiên 7 Bài 31 Chân trời sáng tạo: Thực hành chứng minh thân vận chuyển nước và lá thoát hơi nước | Giải KHTN 7
Mời các em theo dõi nội dung bài học do thầy cô trường Trung học Bình Chánh biên soạn sẽ giúp các em nắm chắc kiến thức nội dung bài học tốt hơn.
Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 31: Thực hành chứng minh thân vận chuyển nước và lá thoát hơi nước
BÁO CÁO THỰC HÀNH
CHỨNG MINH THÂN VẬN CHUYỂN NƯỚC VÀ LÁ THOÁT HƠI NƯỚC
Nội dung thực hành: Chứng minh thân vận chuyển nước và lá thoát hơi nước.
Họ và tên: ………………………………………………………………………………
Học sinh lớp:…………………….Trường:……………………………………………….
1. Câu hỏi nghiên cứu:
– Nước được vận chuyển trong cơ thể thực vật như thế nào?
– Sự thoát hơi nước của cây có diễn ra ở lá không?
2. Giả thuyết nghiên cứu (hoặc dự đoán):
– Nước được vận chuyển từ rễ lên thân và lá.
– Ở lá có sự thoát hơi nước.
3. Kế hoạch thực hiện:
3.1. Tiến hành thí nghiệm 1: Chứng minh thân vận chuyển nước.
Tùy từng nhóm học sinh, có thể thiết kế bản thực hiện và theo dõi thực hành theo gợi ý sau:
Nhóm:………………………………………………………………………………….. Thí nghiệm: Chứng minh thân vận chuyển nước |
|
Trước buổi thực hành |
Chuẩn bị dụng cụ, mẫu vật thí nghiệm – Dụng cụ: Cốc thủy tinh, dao mổ, kính lúp. – Hóa chất: Nước cất, màu thực phẩm hay mực viết màu tím. – Mẫu vật: Cành hoa (huệ, hồng trắng, cúc trắng,…) |
Phân công nhiệm vụ – Hs A: Chuẩn bị cành hoa, màu thực phẩm. – Hs B + C: Tiến hành bước 1, 2 của thí nghiệm (thực hiện trước buổi thí nghiệm) – Hs D + E: Tiến hành bước 3 của thí nghiệm (thực hiện trong buổi thí nghiệm) – Cả nhóm: Trả lời các câu hỏi thí nghiệm, viết báo cáo (thực hiện trong buổi thí nghiệm) |
|
Cách tiến hành thí nghiệm – Bước 1: Cho nước vào hai cốc thủy tinh có đánh số 1 và 2. Sau đó, cho màu thực phẩm (hay mực viết) vào cả hai cốc, khuấy đều để tạo thành dung dịch màu. – Bước 2: Cắm vào mỗi cốc dung dịch màu 1 – 2 cành hoa (đã được cắt chéo, ngắn khoảng 10 – 15 cm). Để hai cốc vào chỗ thoáng khoảng 60 – 90 phút. – Bước 3: + Cốc 1: Cắt dần cành hoa từ trên xuống bằng dao mổ, dùng kính lúp để quan sát lát cắt và xác định vị trí của dung dịch màu. + Cốc 2: Quan sát sự thay đổi màu sắc của cánh hoa. |
|
Theo dõi, kiểm tra mẫu thí nghiệm |
|
Trong buổi thực hành |
– Kiểm chứng kết quả thí nghiệm (Tiến hành bước 3 của thí nghiệm) – Trả lời các câu hỏi thí nghiệm. – Viết báo cáo. |
3.2. Tiến hành thí nghiệm 2: Chứng minh lá thoát hơi nước
Nhóm:………………………………………………………………………………….. Thí nghiệm: Chứng minh lá thoát hơi nước |
|
Trước buổi thực hành |
Chuẩn bị dụng cụ, mẫu vật thí nghiệm – Dụng cụ: Giấy thấm, băng keo trong, máy sấy, đồng hồ bấm giờ, đũa thủy tinh, đĩa petri, kính lúp. – Hóa chất: Nước cất, cobalt chloride 5% (CoCl2), lọ calcium chloride (CaCl2) khô. – Mẫu vật: Một cây bất kì còn nguyên lá. |
Phân công nhiệm vụ – Hs A: Chuẩn cây còn nguyên lá – Hs B + C: Tiến hành bước 1 của thí nghiệm (thực hiện trước buổi thí nghiệm) – Hs D + E: Tiến hành bước 2, 3 của thí nghiệm (thực hiện trong buổi thí nghiệm) – Cả nhóm: Trả lời các câu hỏi thí nghiệm, viết báo cáo (thực hiện trong buổi thí nghiệm) |
|
Cách tiến hành thí nghiệm – Bước 1: Chuẩn bị giấy tẩm dung dịch CoCl2. + Dùng kéo cắt giấy thấm thành những miếng nhỏ hình chữ nhật có kích thước 1 cm × 2 cm. + Ngâm các mảnh giấy thấm trong dung dịch CoCl2 khoảng 25 – 30 phút cho mảnh giấy thấm đều CoCl2, lúc này giấy có màu hồng. + Sấy các mảnh giấy thấm bằng máy sấy đến lúc khô, lúc này giấy sẽ chuyển màu xanh da trời. Sau đó, cho các mảnh giấy này vào lọ CaCl2. – Bước 2: Đặt vào mỗi mặt lá một mảnh giấy tẩm đã tẩm dung dịch CoCl2 theo hết chiều ngang của lá và dùng băng keo trong dán đè lên mảnh giấy để tạo một hệ thống kín. Lưu ý: Khi kẹp giấy thấm nên cùng làm trên một lá hoặc các lá có độ tuổi tương đương để đảm bảo tính chính xác. – Bước 3: Quan sát và giải thích sự chuyển màu của giấy thấm sau 20 phút. |
|
Theo dõi, kiểm tra mẫu thí nghiệm |
|
Trong buổi thực hành |
– Kiểm chứng kết quả thí nghiệm (Tiến hành bước 2, 3 của thí nghiệm) – Trả lời các câu hỏi thí nghiệm. – Viết báo cáo. |
4. Kết quả thực hiện:
4.1. Kết quả thí nghiệm 1: Chứng minh thân vận chuyển nước.
– Kết quả:
+ Khi dùng kính lúp quan sát các lát cắt cành thì thấy ở phần mạch dẫn của thân bị nhuộm màu tím.
+ Quan sát màu sắc cánh hoa thì thấy cánh hoa trắng ban đầu có hiện tượng xuất những vệt màu tím giống với màu cốc nước màu.
– Giải thích: Dung dịch nước màu ở trong cốc được mạch gỗ ở cành vận chuyển lên các bộ phận còn lại của cành hoa khiến cho mạch gỗ và cánh hoa đều có màu giống màu của cốc nước.
4.2. Kết quả thí nghiệm 2: Chứng minh lá thoát hơi nước
– Kết quả:
+ Các mảnh giấy tẩm CoCl2 có hiện tượng chuyển màu từ màu xanh da trời chuyển dần sang màu hồng.
+ Mảnh giấy tẩm CoCl2 kẹp ở mặt dưới của lá có tốc độ chuyển màu nhanh hơn.
– Giải thích:
+ Ở lá có quá trình thoát hơi nước, hơi nước từ lá thoát ra làm ẩm giấy tẩm CoCl2 khiến giấy tẩm CoCl2 chuyển sang màu hồng. Tất cả các mảnh giấy đều có hiện tượng này chứng tỏ cả mặt trên và mặt dưới của lá đều có quá trình thoát hơi nước.
+ Khí khổng tập trung chủ yếu ở mặt dưới của lá nên hơi nước thoát ra ở mặt dưới của lá nhiều hơn dẫn đến giấy tẩm CoCl2 ở mặt dưới của lá sẽ có tốc độ chuyển màu nhanh hơn.
5. Kết luận
– Thân cây tham gia vận chuyển nước.
– Lá cây là cơ quan diễn ra quá trình thoát hơi nước.
Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 26: Thực hành về hô hấp tế bào ở thực vật thông qua sự nảy mầm của hạt
Bài 27: Trao đổi khí ở sinh vật
Bài 28: Vai trò của nước và các chất dinh dưỡng đối với cơ thể sinh vật
Bài 29: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở thực vật
Bài 30: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật
Đăng bởi: THCS Bình Chánh
Chuyên mục: Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo
- Giải Khoa học tự nhiên 7 Bài 1 Chân trời sáng tạo: Phương pháp và kĩ năng học tập môn Khoa học tự nhiên | Giải KHTN 7
- Giải Khoa học tự nhiên 7 Bài 2 Chân trời sáng tạo: Nguyên tử | Giải KHTN 7
- Giải Khoa học tự nhiên 7 Bài 3 Chân trời sáng tạo: Nguyên tố hóa học | Giải KHTN 7
- Giải Khoa học tự nhiên 7 Bài 4 Chân trời sáng tạo: Sơ lược bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học | Giải KHTN 7
- Giải Khoa học tự nhiên 7 Bài 5 Chân trời sáng tạo: Phân tử – Đơn chất – Hợp chất | Giải KHTN 7
- Giải Khoa học tự nhiên 7 Bài 6 Chân trời sáng tạo: Giới thiệu về liên kết hóa học | Giải KHTN 7