Giải Lịch Sử 7 Bài 15 Kết nối tri thức: Nước Đại Ngu thời Hồ | Soạn Sử 7
Mời các em theo dõi nội dung bài học do thầy cô trường Trung học Bình Chánh biên soạn sẽ giúp các em nắm chắc kiến thức nội dung bài học tốt hơn.
Giải bài tập Lịch Sử 7 Bài 15: Nước Đại Ngu thời Hồ
Bạn đang xem: Giải Lịch Sử 7 Bài 15 Kết nối tri thức: Nước Đại Ngu thời Hồ | Soạn Sử 7
Câu hỏi mở đầu trang 74 Bài 15 Lịch sử 7: Nhà Hồ đã làm gì để củng cố chính quyền trung ương cũng như tăng cường tiềm lực đất nước và kháng chiến chống ngoại xâm?
Trả lời:
– Nhà Hồ đã tiến hành hàng loạt các chính sách cải cách trên nhiều lĩnh vực như: chính trị – quân sự; kinh tế – xã hội và văn hóa để củng cố chính quyền trung ương cũng như tăng cường tiềm lực đất nước
1. Sự thành lập nhà Hồ
Câu hỏi 1 trang 75 Lịch sử 7: Hãy cho biết nhà Hồ được thành lập như thế nào.
Trả lời:
– Nửa sau thế kỉ XIV, nhà Trần ngày càng suy yếu, tầng lớp quý tộc ăn chơi hưởng lạc khiến nhân dân bất bình.
– Năm 1397, Hồ Quý Ly thâu tóm quyền lực ép vua Trần dời đô vào Thanh Hóa
– Năm 1400, Hồ Quý Ly buộc vua Trần nhường ngôi, lập ra triều Hồ, đặt tên nước là Đại Ngu
2. Một số nội dung và tác động từ những cải cách đất nước của Hồ Quý Ly
a, Nội dung
b, Tác động
Câu hỏi 2 trang 75 Lịch sử 7: Trình bày những nét chính về cải cách của Hồ Quý Ly trên các lĩnh vực và tác động của những cải cách đó đối với xã hội.
Trả lời:
* Nét chính về cải cách của Hồ Quý Ly:
– Chính trị – quân sự
+ Tiến hành các biện pháp để củng cố chế độ quan chủ lập hiến: cải tổ quy chế quan lại, lập lại kỉ cương
+ Tăng cường lực lượng quân đội chính quy, xây dựng nhiều thành lúy, chế tạo súng thần cơ, đóng thuyền chiến
– Kinh tế – xã hội
+ Thực hiện chính sách hạn điền, hạn nô
+ Phát hành tiền giấy “Thông bảo hội sao”
+ Cải cách chế độ thuế khóa, thống nhất đơn vị đo lường trong nước.
– Văn hóa – giáo dục
+ Cải cách chế độ học tập, thi cử để tuyển chọn nhân tài. Năm 1400, tổ chức kì thi Thái học sinh tuyển chọn được nhiều người giỏi
+ Khuyến khích sử dụng chữ Nôm để dịch sách chữ Hán, dạy học và sáng tác văn chương
* Tác động:
– Tích cực:
+ Góp phần củng cố quyền lực của chính quyền trung ương
+ Gảm bớt thế lực tầng lớp quý tộc
+ Tăng cường tiềm lực kinh tế đất nước và phát triển văn hóa dân tộc.
– Tiêu cực: cải cách chưa triệt để và kết quả trong thực tế còn hạn chế.
3. Kháng chiến chống quân Minh của nhà Hồ
Câu hỏi 1 trang 76 Lịch sử 7: Mô tả những nét chính của cuộc kháng chiến chống quân Minh.
Trả lời:
– Nét chính của cuộc kháng chiến chống quân Minh:
+ Cuối năm 1406, lấy cớ Hồ Quý Ly cướp ngôi nhà Trần nhà Minh huy động lực lượng do Trương Phụ và Mộc Thạnh chỉ huy tiến sang xâm lược Đại Ngu
+ Tháng 1/1407, quân Minh chiếm thành Đa Bang và Đông Đô, nhà Hồ rút về Tây Đô
+ Tháng 6/1407, cuộc kháng chiến của nhà Hồ thất bại.
Câu hỏi 2 trang 76 Lịch sử 7: Khai thác tư liệu 1,2 và thông tin trong mục, hãy giải thích vì sao cuộc kháng chiến chống Minh của nhà Hồ thất bại nhanh chóng.
Trả lời:
– Nguyên nhân thất bại của nhà Hồ:
+ Nhà Hồ không có đường lối kháng chiến đúng đắn, chủ yếu dựa vào thành lũy, nặng về phòng ngự bị động rồi rút lui cố thủ.
+ Không tập hợp được đông đảo nhân dân tham gia kháng chiến.
Luyện tập – Vận dụng
Luyện tập – Vận dụng 1 trang 76 Lịch sử 7: Lập bảng thống kê (hoặc sơ đồ tư duy) về nội dung chủ yếu trong cải cách của Hồ Quý Ly. Từ đó, hãy chỉ ra những mặt tích cực và hạn chế đó.
Trả lời:
* Bảng thống kê những nội dung chủ yếu trong cải cách Hồ Quý Ly
Lĩnh vực |
Nội dung |
Chính trị, quân sự |
– Tiến hành các biện pháp để củng cố chế độ quan chủ lập hiến: cải tổ quy chế quan lại, lập lại kỉ cương – Tăng cường lực lượng quân đội chính quy, xây dựng nhiều thành lũy, chế tạo súng thần cơ, đóng thuyền chiến |
Kinh tế, xã hội
|
– Thực hiện chính sách hạn điền, hạn nô – Phát hành tiền giấy “Thông bảo hội sao” – Cải cách chế độ thuế khóa, thống nhất đơn vị đo lường trong nước. |
Văn hóa, giáo dục |
– Cải cách chế độ học tập, thi cử để tuyển chọn nhân tài. – Khuyến khích sử dụng chữ Nôm để dịch sách chữ Hán, dạy học |
* Đánh giá
– Tích cực:
+ Đưa đất nước thoát khỏi tình trạng khủng hoảng.
+ Góp phần hạn chế tệ tập trung ruộng đất của giai cấp quý tộc, địa chủ, làm suy yếu thế lực của quý tộc tôn thất nhà Trần, tăng nguồn thu nhập của nhà nước và tăng cường quyền lực của nhà nước quân chủ trung ương tập quyền.
+ Những cải cách về văn hoá, giáo dục có nhiều tiến bộ.
– Hạn chế:
+ Một số chính sách chưa triệt để: gia nô, nô tì chưa được giải phóng thân phận, chưa phù hợp với tình hình thực tế của đất nước.
Luyện tập – Vận dụng 2 trang 76 Lịch sử 7: Theo em những đường lối kháng chiến của nhà Hồ chống quân Minh có ý gì khác so với đường lối kháng chiến của nhà Trần trong ba lần kháng chiến chống quân Mông – Nguyên.
Trả lời:
– Đường lối kháng chiến của nhà Trần:
+ Biết dựa vào sức mạnh toàn dân, đoàn kết dân tộc, vua tôi nhà Trần trên dưới một lòng kiên quyết kháng chiến chống quân xâm lược.
+ Thực hiến kế sách “vườn không nhà trống” vừa đánh, vừa rút lui để bảo toàn lực lượng, khi có thời cơ thì tổng phản công giành thắng lợi quyết định.
– Đường lối kháng chiến của nhà Hồ: Không dựa vào sức mạnh toàn dân mà dựa vào thành lũy và sức mạnh quân sự.
Luyện tập – Vận dụng 3 trang 76 Lịch sử 7: Từ sự thất bại của cuộc kháng chiến chống Minh của nhà Hồ đã để lại bài học kinh nghiệm gì cho công cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc.
Trả lời:
– Bài học kinh nghiệm từ sự thất bại của nhà Hồ cho công cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc là:
+ Đoàn kết và phát huy sức mạnh của toàn dân.
+ Giáo dục, nâng cao tình yêu quê hương đất nước, tự hào dân tộc.
+ Tăng cường củng cố hệ thống quốc phòng an ninh.
Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo
Xem thêm lời giải bài tập Lịch sử lớp 7 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:
Bài 1: Quá trình hình thành và phát triển của chế độ phong kiến ở Tây Âu
Bài 2: Các cuộc phát kiến địa lí và sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu
Bài 3: Phong trào Văn hóa Phục hưng và Cải cách tôn giáo
Bài 4: Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX
Bài 5: Ấn Độ từ thế kỉ IV đến giữa thế kỉ XIX
Xem thêm tài liệu Lịch sử lớp 7 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:
Lý thuyết Bài 15: Nước Đại Ngu thời Hồ (1400 – 1407)
Đăng bởi: THCS Bình Chánh
Chuyên mục: Lịch sử 7 Kết nối tri thức
- Lịch Sử 7 Bài 1 Kết nối tri thức: Quá trình hình thành và phát triển của chế độ phong kiến ở Tây Âu | Soạn Sử 7
- Lịch Sử 7 Bài 2 Kết nối tri thức: Các cuộc phát kiến địa lí và sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu | Soạn Sử 7
- Lịch Sử 7 Bài 3 Kết nối tri thức: Phong trào Văn hóa Phục hưng và Cải cách tôn giáo | Soạn Sử 7
- Giải Lịch Sử 7 Bài 4 Kết nối tri thức: Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX | Soạn Sử 7
- Lịch Sử 7 Bài 5 Kết nối tri thức: Ấn Độ từ thế kỉ IV đến giữa thế kỉ XIX | Soạn Sử 7
- Giải Lịch Sử 7 Bài 6 Kết nối tri thức: Các vương quốc phong kiến Đông Nam Á nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI | Soạn Sử 7