Luyện tập
Bài tập: trang 52 sgk Ngữ Văn 9 tập một
Hãy kể lại Chuyện người con gái Nam Xương theo cách của em
Bạn đang xem: Hãy kể lại Chuyện người con gái Nam Xương theo cách của em
Lời giải chi tiết:
Vũ Thị Thiết, người con gái quê ở Nam Xương, tính tình thùy mị, nết na lại thêm tư dung tốt đẹp nên Trương Sinh, người cùng làng mới xin mẹ đem trăm lạng vàng cưới nàng về làm vợ. Cuộc hôn nhân không bình đẳng của hai người đã ít nhiều hé lộ cuộc sống của Vũ Nương sau này.
Về làm vợ Trương Sinh, biết chồng có tính đa nghi, hay ghen nên Vũ Nương luôn luôn giữ gìn khuôn phép, giữ đạo làm vợ nên cả hai vợ chồng chưa lúc nào bất hòa. Cuộc sum vầy của đôi vợ chồng son chưa được bao lâu thì chiến tranh nổ ra, triều đình bắt trai tráng trong làng đi đánh giặc Chiêm. Trương Sinh phải tham gia tòng quân đánh giặc. Ngày tiễn chồng ra trận, Vũ Nương tuy buồn khổ, đau đớn song cũng không ngăn cản chàng vì Trương Sinh phải thực hiện nghĩa vụ với đất nước và nàng cũng hiểu chí nam nhi mà Trương Sinh theo đuổi. Vũ Nương không mong Trương Sinh quay trở về trong vinh hoa, phú quý, chỉ mong khi chàng trở về sẽ mang theo được hai chữ bình yên. Những người tiễn Trương Sinh nghe lời Vũ Nương không ai cầm được nước mắt. Nàng còn đứng ở đó trông theo bóng của chồng mãi đến khi bóng Trương Sinh khuất hẳn mới quay trở về.
Lúc bấy giờ nàng đang có mang, Trương Sinh đi chưa được bao lâu thì Vũ Nương sinh ta một đứa con trai kháu khỉnh, đặt tên là Đản. Thoắt cái đã nửa năm Vũ Nương xa chồng nhưng nàng lúc nào cũng mong nhớ và chờ đợi tin của chàng. Người mẹ già cũng vì thương nhớ con trai mà sinh bệnh. Vũ Nương vừa phải chăm con, vừa phải lo cho mẹ già. Nàng chạy chữa thuốc thang, cũng bái thần phật và lấy lời khôn khéo khuyên lơn bà. Song bệnh tình mỗi ngày một nặng, bà không qua khỏi. Trước khi nhắm mắt xuôi tay, bà đã trối lại với nàng rằng ngắn dài có số, tươi héo bởi trời. Mẹ không phải không muốn đợi chồng con về mà không gắng ăn miếng cơm, miếng cháo đặng cùng vui sum họp. Song lòng tham vô cùng mà vận trời khó tránh. Nước hết chuông rền, số cùng khí kiệt. Một tấm thân tàn, nguy trong sớm tối, việc sống việc chết không khỏi phiền đến con. Chồng con nơi xa xôi chưa biết sống chết thế nào, không thể về đền ơn được. Sau này, trời xét lòng thành, ban cho phúc đức, giống dòng tươi tốt, con cháu đông đàn, xanh kia quyết chẳng phụ con, như con đã chẳng phụ mẹ. Vũ Nương đã lo ma chay, tế lễ cho bà chu đáo như đối với cha mẹ đẻ.
Bà cụ mất, ở nhà chỉ còn hai mẹ con. Vũ Nương mỗi tối ôm con, thường hay đùa trỏ bóng của mình trên vách nhà và nói với bé Đản đó là cha của nó. Sở dĩ nàng nói thế phần vì để vơi đi nỗi nhớ chồng, phần vì đứa con khỏi tủi thân khi thiếu vắng bóng người cha trong nhà. Thế nhưng, cái bóng cũng chính là nguyên nhân tạo nên nỗi oan khiên của nàng. Một năm sau khi mẹ chồng mất, giặc buông giáo đầu hàng, Trương Sinh trở về mới hay tin mẹ đã mất. Chàng đau khổ, buồn bã. Ôm con trong lòng ra thăm mồ của mẹ nhưng đứa con quấy khóc không nghe. Trương Sinh dỗ dành con và nghe được câu nói của bé Đản khiến chàng nghi ngờ sự thủy chung của vợ “Ô hay! Thế ra ông cũng là cha tôi ư?…Trước đây, thường có một người đàn ông, đêm nào cũng đến, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi, nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả”. Mối nghi ngờ trong lòng Trương Sinh ngày càng lớn và không có cách nào gỡ ra được. Chàng đã về nhà nặng lời nhiếc móc, trách mắng vợ. Mặc cho vợ hết lời giải thích, minh oan, họ hàng làng xóm bênh vực và biện minh cho nàng nhưng cũng chẳng ăn thua gì cả. Cuối cùng, Vũ Nương đã phải tìm đến cái chết để chứng minh cho sự trong sạch của mình. Nàng về nhà tắm gội sạch chay, ra bến Hoàng Giang ngửa mặt lên trời mà than: “Kẻ bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu, chồng con rẫy bỏ, điều đâu bay buộc, tiếng chịu nhuốc nhơ, thần sông có linh, xin thần chứng giám. Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu Mĩ. Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng, dối con, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ, và xin chịu khắp mọi người phỉ nhổ”. Nói rồi nàng gieo mình xuống sông mà chết. Trương Sinh tuy giận nhưng thấy nàng tự vẫn cũng động lòng thương, thuê người tìm vớt thây nàng nhưng chẳng thấy đâu cả. Trong một đêm không vắng vẻ, chàng ôm con dưới ngọn đèn khuya, chợt đứa con trỏ bóng chàng trên vách và bảo là cha mình. Bấy giờ Trương Sinh mới hiểu ra nỗi oan khuất của Vũ Nương nhưng tất cả đã quá muộn.
Lại nói về Vũ Nương, sau khi gieo mình xuống sông, được các nàng tiên trong cung nước thương mình vô tội nên đã rẽ một đường nước để nàng thoát chết và trở thành cung nữ của Linh Phi, vợ vua biển Nam Hải. Ở dưới thủy cung, Vũ Nương gặp được Phan Lang, người cùng làng cũng là ân nhân cứu mạng của Linh Phi. Hai người đã trò chuyện với nhau, khi Linh Phi sai người rẽ nước đưa Phan Lang trở về, Vũ Nương đã gửi một cây hoa vàng và nhờ Phan Lang chuyển lời tới Trương Sinh lập đàn giải oan rồi nàng sẽ trở về. Phan Lang về nói lại với Trương Sinh, chàng không tin nhưng khi nhìn thấy chiếc hoa vàng của vợ mới tin đó là sự thật. Chàng bèn lập đàn giải oan ở bến sông Trường Giang. Quả nhiên, Vũ Nương có trở về. Nàng ngồi trên chiếc kiệu hoa đứng giữa dòng nước, theo sau có đến năm mươi chiếc xe cờ tán, võng lọng rực rỡ đầy sông, lúc ẩn lúc hiện. Trương Sinh có gọi nhưng nàng chỉ nói vọng vào ở giữa sông: “Thiếp cảm ơn đức của Linh Phi, đã thề sống chết cũng không bỏ. Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa”. Rồi chốc lát, bóng nàng loang loáng, mờ nhạt dần rồi biến đi mất.
Đăng bởi: THCS Bình Chánh
Chuyên mục: Lớp 9
- Nội dung chính bài Những đứa trẻ
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Những đứa trẻ
- Câu chuyện đời thường và câu chuyện cổ tích được lồng vào nhau trong nghệ thuật kể chuyện của Go-rơ-ki như thế nào qua các chi tiết…
- Tìm trong văn bản một số hình ảnh của ba đứa trẻ hàng xóm qua sự cảm nhận tinh tế của A-li-ô-sa, sau đó phân tích và bình luận những hình ảnh đó.
- Xem xét hoàn cảnh của chú bé A-li-ô-sa, ba đứa con đại tá Ốp-xi-an-ni-cốp và quan hệ giữa hai gia đình để lí giải vì sao tình bạn tuổi thơ trong trắng ấy…
- Thử chia văn bản thành ba phần và đặt tiêu đề cho mỗi phần. Tìm những chi tiết xuất hiện ở cả…
- Nội dung chính bài Cố hương
- Cảm xúc và suy nghĩ của nhân vật “tôi” khi trên đựờng về quê và lúc rời quê ra đi có gì giống và khác nhau?
- Hãy viết một bài văn trình bày suy nghĩ của em về vấn đề ô nhiễm môi trường hiện nay (25 mẫu)
- Rừng là lá phổi xanh của nhân loại. Em hãy viết bài văn trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên (5 mẫu)
- Bạo lực học đường đang là vấn đề được cả xã hội quan tâm. Em hãy viết một bài văn trình bày suy nghĩ của em về vấn đề trên (51 mẫu)
- Viết một đoạn văn ngắn nói về cảm xúc của em khi được thưởng thức một tác phẩm văn nghệ (truyện, thơ, phim, ảnh, tượng,…), trong đoạn văn đó có câu chứa thành phần tình thái hoặc cảm thán (25 mẫu)
- Nêu một tác phẩm văn nghệ mà em yêu thích và phân tích ý nghĩa, tác động của tác phẩm ấy đối với mình (9 mẫu)
- Phân tích Tiếng nói của văn nghệ của Nguyễn Đình Thi lớp 9 hay nhất (17 mẫu)