Học TậpLớp 7

Hãy trao đổi về vấn đề: “Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trong thời kì chống Mỹ cứu nước qua tản văn “Người ngồi đợi trước hiên nhà” của tác giả Huỳnh Như Phương (10 mẫu)

Hãy trao đổi về vấn đề: “Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trong thời kì chống Mỹ cứu nước qua tản văn “Người ngồi đợi trước hiên nhà” của tác giả Huỳnh Như Phương bao gồm hướng dẫn viết cùng 10 bài mẫu tham khảo do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn sẽ là nguồn tài liệu hữu ích cho các em học sinh trau dồi thêm vốn từ, rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn ngắn ngày một hoàn thiện hơn.

Đề bài: Hãy trao đổi về vấn đề: “Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trong thời kì chống Mỹ cứu nước qua tản văn “Người ngồi đợi trước hiên nhà” của tác giả Huỳnh Như Phương

Hãy trao đổi về vấn đề: “Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trong thời kì chống Mỹ cứu nước qua tản văn “Người ngồi đợi trước hiên nhà” của tác giả Huỳnh Như Phương
Hãy trao đổi về vấn đề: “Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trong thời kì chống Mỹ cứu nước qua tản văn “Người ngồi đợi trước hiên nhà” của tác giả Huỳnh Như Phương

Mục lục

Gợi ý Hãy trao đổi về vấn đề: “Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trong thời kì chống Mỹ cứu nước qua tản văn “Người ngồi đợi trước hiên nhà” của tác giả Huỳnh Như Phương

1. Mở đầu:

Bạn đang xem: Hãy trao đổi về vấn đề: “Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trong thời kì chống Mỹ cứu nước qua tản văn “Người ngồi đợi trước hiên nhà” của tác giả Huỳnh Như Phương (10 mẫu)

– Lời chào và giới thiệu.

– Dẫn dắt và chủ đề chính: Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trong thời kì chống Mỹ cứu nước qua tác phẩm “Người ngồi đợi trước hiên nhà”.

2. Triển khai:

a, Nội dung tác phẩm: Phản ánh sự tàn khốc của chiến tranh và những nỗi đau, chia lìa mà nó mang lại cho con người.

b, Phân tích hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trong chiến tranh chống Mỹ qua nhân vật dì Bảy:

* Người phụ nữ phải chịu biết bao thiệt thòi, đối diện với khó khăn chồng chất trong cuộc sống:

– Sự cô đơn lẻ bóng của người ở lại:

+ Vừa tổ chức lễ cưới được một tháng thì mỗi người một ngả.

+ Người ở lại đặt mọi niềm tin, hi vọng vào những bức thư gửi vội.

– Sự đau khổ, mất mát bởi chiến tranh gây ra:

+ “Ông ngoại tôi mất sớm trên miền Bắc, ba tôi hi sinh trên chiến trường đã tám năm”.

+ “Nhà có năm người ra đi, ba người trở về, cũng còn là may mắn”.

+ Dượng Bảy mất trên chiến trường, đến tận bây giờ vẫn không có thông tin gì để tìm lại mộ phần.

=> Đây là hoàn cảnh chung của biết bao gia đình trong thời chiến.

* Trong nghịch cảnh, người phụ nữ vẫn sáng lên với những đức tính đáng quý:

– Thủy chung, son sắt, thương yêu chồng:

+ Luôn đợi chờ, cầu nguyện cho dượng được bình an trở về.

+ Từ chối lời ngỏ của tất cả những người khác.

+ Mỗi khi đi làm đồng về, dì thường ngồi nhìn ra con ngõ khi xưa dượng cùng đồng đội đến xin trú quân.

+ Đến tận khi dượng mất, dì Bảy vẫn không bước tiếp mà chọn ở vậy một mình.

– Sự cứng rắn, mạnh mẽ:

+ Khi nhận tin dượng mất, dì cố nén nỗi đau vào trong để tổ chức tang lễ cho chồng.

+ Một mình sống trong ngôi nhà cũ, chống chọi lại với sự cô đơn và thiên tai, khó khăn của cuộc sống.

c, Nêu cảm xúc, suy nghĩ của bản thân về hình ảnh người phụ nữ thời chống Mỹ:

– Xót thương, đồng cảm với những khó khăn, cực khổ, thiệt thòi mà người phụ nữ phải chịu đựng.

– Ca ngợi những đức tính quý báu: giàu lòng hi sinh, thủy chung, tình nghĩa.

3. Kết thúc:

– Khẳng định lại những phẩm chất cao đẹp của người phụ nữ Việt Nam.

– Lời chào tạm biệt và cảm ơn.

Hãy trao đổi về vấn đề: “Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trong thời kì chống Mỹ cứu nước qua tản văn “Người ngồi đợi trước hiên nhà” của tác giả Huỳnh Như Phương- Mẫu 1

Xin chào cô và các bạn!

Người phụ nữ Việt Nam ta xưa nay luôn được biết tới với vô vàn đức tính tốt đẹp. Hôm nay, em xin phép được trình bày hiểu biết, cảm nhận của bản thân về hình ảnh những “nữ chiến binh” ấy trong thời chiến qua tản văn “Người ngồi đợi trước hiên nhà”.

Tác phẩm là sự tố cáo, lên án tội ác của chiến tranh, đồng thời thể hiện thái độ trân trọng với bao hi sinh của người phụ nữ trong kháng chiến chống Mỹ. Nhân vật chính của truyện là dì Bảy – người phụ thủy chung, sắt son. Một mình dì đã mạnh mẽ, kiên cường chống chọi lại sự cô đơn cùng nỗi đau chiến tranh để lại.

Trước tiên, có thể thấy được hoàn cảnh mà phía hậu phương phải chịu đựng là vô cùng khó khăn, thiệt thòi. Dì Bảy và dượng chưa kịp tận hưởng niềm hạnh phúc vợ chồng thì đã mỗi người một ngả. Niềm tin của dì đặt hết vào những bức thư tay “gói trong bọc ni lông bé tí”, ấy vậy mà vẫn bền bỉ suốt hai mươi năm. Qua lời kể của nhân vật “tôi”, ta được thấy rất rõ sự tàn khốc của chiến tranh: “Nhà có năm người ra đi, ba người trở về, cũng còn là may mắn”. Hay như dượng Bảy dù hi sinh đã lâu nhưng đến tận bây giờ vẫn chưa thể tìm thấy mộ phần. Tất cả đã phản ánh hậu quả khủng khiếp mà bom đạn gây ra. Và đáng buồn thay, đây lại là tình trạng chung của rất nhiều gia đình lúc bấy giờ.

Sống trong hoàn cảnh đau thương ấy, dì Bảy vẫn giữ vững những phẩm chất tốt đẹp, quý giá. Vừa mới cưới nhau được một tháng, dì đã phải tiễn chồng ra đi. Ngày nào đi làm đồng về, dì cũng ngóng ra con ngõ kỉ niệm – nơi dượng cùng đồng đội xin trú nhờ khi xưa. Người phụ nữ son sắt ấy từ chối tất cả những lời ngỏ chỉ để chờ chồng quay về. Ngay cả khi biết dượng đã hi sinh, dì Bảy vẫn không chịu đi bước nữa. Điều này khiến cho sự mạnh mẽ, cứng rắn của dì được bộc lộ rất rõ nét. Hai mươi năm đợi chờ và cả mấy chục năm đơn độc sau đó, dì lựa chọn ở vậy một mình nơi quê nhà.

Qua nhân vật dì Bảy, chúng ta đã thấy rõ hơn về những mất mát, đau thương mà chiến tranh gây ra, đặc biệt là với người phụ nữ. Dẫu có khó khăn, thiệt thòi đến đâu, họ vẫn giữ nguyên phẩm chất thiện lương, tốt đẹp nhưng cũng không kém phần mạnh mẽ của mình.

Trên đây là phần trình bày của em. Rất mong nhận được góp ý của cô và các bạn!

Hãy trao đổi về vấn đề: “Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trong thời kì chống Mỹ cứu nước qua tản văn “Người ngồi đợi trước hiên nhà” của tác giả Huỳnh Như Phương- Mẫu 2

Đọc tản văn Người ngồi đợi trước hiên nhà của Huỳnh Như Phương, tôi mãi ấn tượng về nhân vật dì Bảy, người dì đại diện cho số phận biết bao người phụ nữ nơi hậu phương mòn mỏi chờ chồng, dành cả cuộc đời để hi sinh thầm lặng cho gia đình, cho quê hương, Tổ quốc.

Dì Bảy là một nhân vật đã để lại trong tôi nhiều sự thương mến và cảm phục. Dì lấy chồng khi mới 20 tuổi. Dượng Bảy lại phải đi tập kết và chiến đấu. Vậy là từ ngày cưới, cả hai vợ chồng dì chưa được ở cạnh nhau bao lâu. Họ gặp nhau chỉ qua những cánh thư. 20 năm sau, Dượng Bảy mới có thể nhờ người gửi chiếc nón bài thơ cho dì làm quà và để chứng tỏ tình cảm của mình, để an ủi những ngày chờ mong dài đằng đẵng. Thế nhưng, trước khi chiến tranh kết thúc khoảng mươi ngày, dượng Bảy đã mãi mãi ra đi nơi chiến trường, dì Bảy đã trở thành người phụ nữ góa chồng. Vậy là suốt hơn 20 năm chờ đợi, biết bao thương nhớ, biết bao buồn tủi, biết bao là những nỗi lo lắng, bồn chồn, cuối cùng dì vẫn không đợi được một hạnh phúc trọn vẹn.

Mất chồng, dì Bảy vẫn cứ lầm lũi ngồi bên bậc thềm, nhìn ra xa như trông đợi điều gì. Dì Bảy đã phải hi sinh hạnh phúc cá nhân mình vì nghĩa lớn. Tôi biết, không chỉ có dì Bảy, mà còn có rất nhiều người phụ nữ trên dải đất hình chữ S này cũng chung cảnh ngộ như dì. Họ đều đã hi sinh thầm lặng, cao cả cho cuộc kháng chiến, để đất nước được thống nhất và phát triển. Chúng ta, những thế hệ hôm nay phải biết ơn và làm được điều gì để đền đáp được công ơn đó.

Không chỉ có dì Bảy còn rất nhiều người phụ nữ cũng phải chịu những nỗi tổn thương sâu sắc về tinh thần, dành cả đời mình để chờ đợi người chồng nơi chiến trận khốc liệt. Họ hi sinh tuổi thanh xuân, hạnh phúc cá nhân của mình để góp phần vào sự nghiệp giải phóng dân tộc. Họ không cần cầm súng, cầm gươm giáo trực tiếp chiến đấu với kẻ thù mà âm thầm, lặng lẽ nơi hậu phương vững chắc, là điểm tựa tinh thần cho những chiến sĩ ngoài chiến trường xa xôi kia, vun vén gia đình nhỏ nơi quê nhà yêu dấu.

Tôi tin rằng lớp người trẻ chúng tôi tôi và những thế hệ mai sau sẽ đều ghi nhớ công ơn của các thế hệ trước. Mong rằng chiến tranh sẽ không bao giờ lặp lại, sẽ không còn ai phải chịu cảnh ngộ, phải hi sinh như dì Bảy.

Hãy trao đổi về vấn đề: “Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trong thời kì chống Mỹ cứu nước qua tản văn “Người ngồi đợi trước hiên nhà” của tác giả Huỳnh Như Phương- Mẫu 3

Xin chào cô và các bạn!

Với chủ đề thảo luận ngày hôm nay, em xin phép trình bày hiểu biết, cảm nhận của bản thân về hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trong thời kì chống Mỹ cứu nước qua nhân vật dì Bảy trong tản văn “Người ngồi đợi trước hiên nhà”.

Dễ thấy, cuộc sống của những người phụ nữ trong chiến tranh không phải dễ dàng gì. Họ đã phải hi sinh và chịu đựng biết bao điều, nhận đủ thiệt thòi về mình. Nỗi đau do bom đạn gây ra được thể hiện rất rõ qua lời tự sự của nhân vật “tôi”: “Ông ngoại tôi mất sớm trên miền Bắc, ba tôi hi sinh trên chiến trường đã tám năm”, “Nhà có năm người ra đi, ba người trở về, cũng còn là may mắn”. Gia đình li tán, đôi lứa cũng bị chia lìa. Vợ chồng dì Bảy mới lấy nhau được một tháng thì phải xa rời, cuối cùng âm dương cách biệt. Những sự mất mát đó lại là hoàn cảnh chung mà nhân dân ta phải chịu đựng suốt hàng chục năm chiến tranh.

Tuy phải gánh chịu nhiều vất vả như vậy nhưng người phụ nữ Việt Nam vẫn sáng lên những phẩm chất vô cùng đáng quý. Đó là tình yêu, sự thủy chung, sắt son cũng như tinh thần mạnh mẽ, cứng cỏi. Chưa kịp tận hưởng cuộc sống vợ chồng, dì Bảy và dượng đã mỗi người một ngả. Vậy nhưng dì vẫn luôn một mực đợi chờ tin tức, ngóng trông những bức thư mà dượng gửi về. Người phụ nữ ấy từ chối bao lời ngỏ, tin tưởng mãnh liệt vào ngày vợ chồng đoàn tụ. Kể cả khi dượng đã hi sinh, dì Bảy vẫn không đi bước nữa, lựa chọn ở vậy cả đời để giữ trọn vẹn tấm lòng son. Cuộc sống đơn độc ấy không hề dễ dàng nhưng dì vẫn vượt qua bằng sự mạnh mẽ, ý chí kiên cường của bản thân. Dì giống như bao người phụ nữ khác trong giai đoạn bấy giờ, phải gồng mình, nén đau thương, hoàn thành trách nhiệm chăm lo cho gia đình. Đó quả là sự hi sinh lớn lao, là một trong những yếu tố quan trọng làm nên thắng lợi cho kháng chiến.

Với nhân vật dì Bảy được xây dựng hết sức chân thật, giản dị, gần gũi, tác giả đã tái hiện cho độc giả hình tượng đẹp đẽ, lớn lao của người phụ nữ Việt Nam thời chiến. Qua đó, ta lại càng thêm biết ơn sự hi sinh, đóng góp vĩ đại của họ cho Tổ quốc. Trong bom đạn cùng nỗi đau chiến tranh, họ vẫn giữ nguyên vẹn những giá trị đạo đức, phẩm chất quý giá. Họ chính là tấm gương sáng cho mọi thế hệ tương lai.

Trên đây là phần trình bày của em. Cảm ơn cô và các bạn đã chú ý lắng nghe!

Hãy trao đổi về vấn đề: “Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trong thời kì chống Mỹ cứu nước qua tản văn “Người ngồi đợi trước hiên nhà” của tác giả Huỳnh Như Phương- Mẫu 4

Hình ảnh người phụ nữ qua thời gian đều khác nhau nhưng có lẽ hình ảnh người phụ nữ trong thời kì kháng chiến chống Mĩ. Hình ảnh người phụ nữ hiện lên vừa đảm đang chịu khó nhưng cũng hết mực thủy chung chờ đợi người chồng đi đánh trận của mình trở về. Và hình ảnh dì Bảy trong tản văn “Người ngồi đợi trước hiên nhà” của tác giả Huỳnh Như Phương đã để lại cho em một ấn tượng sâu sắc.

Nhà văn khắc họa lên người phụ nữ đang thời xuân sắc, vẻ đẹp rạng ngời thì người chồng đi chiến đấu bảo vệ nước nhà, cả hai mới cưới nhau chưa được bao lâu thì người chồng dứt áo ra đi để lại dì Bảy côi cút một mình cùng niềm hi vọng một mai đất nước giải phóng người chồng mình yêu sẽ trở về bên mình. Những gì mà dì Bảy biết được đều qua những lá thư ngắn người chồng gửi về. Sau 20 năm trời dài đằng đặng dì vẫn chờ đợi chồng và người chồng đã gửi chiếc nón bài thơ cho dì làm quà để chứng tỏ tình cảm của mình để an ủi những ngày chờ mong dài đằng đẵng. Tưởng chừng ngày hạnh phúc của hai người được đoàn tụ bên nhau sau khoảng thời gian xa cách ấy cũng là lúc người chồng nằm mãi ở vùng đất xa xôi không trở về nữa. Bao nhiêu nhớ thương, chờ đợi, tủi hờn đã vỡ òa chú đã không trở về và cũng không còn một mai hạnh phúc trọn vẹn ấm êm nữa.

Mất đi người chồng hằng đêm mong nhớ, dì Bảy dường như mất đi cả những niềm tin vào cuộc sống, động lực duy nhất trong dì tới bấy giờ đã hết chỉ còn vụn vẹn những kỉ niệm qua từng trang thư, từng dòng chữ. Ngày ngày dì ngồi lầm lũi bên hiên nhà chờ đợi một điều gì đó, giấc mơ, hay đây chỉ là mộng mị mà dì chưa tỉnh giấc tất cả trong dì chỉ cần nói đây không phải sự thật mà thôi nhưng tất cả đều không thể thay đổi được điều gì khác ngoài chấp nhận sự thật đau đớn này.

Dì Bảy đã phải hi sinh hạnh phúc cá nhân mình vì nghĩa lớn. Tôi biết, không chỉ có dì Bảy, mà còn có rất nhiều người phụ nữ trên dải đất hình chữ S này cũng chung cảnh ngộ như dì. Họ đều đã hi sinh thầm lặng, cao cả cho cuộc kháng chiến, để đất nước được thống nhất và phát triển. Chúng ta, những thế hệ hôm nay phải biết ơn và làm được điều gì để đền đáp được công ơn đó.

Không chỉ có dì Bảy mà biết bao người phụ nữ ngoài kia cũng đang như dì Bảy nước mắt ngấn lệ, khóe mặt ướt đãm trực trờ rơi lệ. Họ đã hi sinh cả cuộc đời xuân sắc để chờ một người và hi sinh người họ yêu cho tổ quốc vì mong muốn một mai đất nước hòa bình ấm no tất cả đều hướng tới một tình yêu đất nước vĩ đại.

Hãy trao đổi về vấn đề: “Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trong thời kì chống Mỹ cứu nước qua tản văn “Người ngồi đợi trước hiên nhà” của tác giả Huỳnh Như Phương- Mẫu 5

Một mai đất nước giải phóng anh sẽ về bên em, chờ anh như ngày chờ giải phóng đất nước, biết bao câu hứa nhớ mong nhưng tất cả chỉ còn là kỉ niệm. Chiến tranh cướp đi rất nhiều thứ nhưng có lẽ cướp đi của người phụ nữ là tuổi thanh xuân và người họ một lòng chờ đợi hết cả cuộc đời. Đó là hình ảnh Dì Bảy trong tản văn “Người ngồi đợi trước hiên nhà” của tác giả Huỳnh Như Phương đã để lại cho em một ấn tượng sâu sắc.

Dì Bảy là một nhân vật đã để lại cho tôi rất nhiều tình cảm và sự ngưỡng mộ. Cô kết hôn năm 20 tuổi. Chú Bảy phải tập hợp lại và chiến đấu. Kể từ ngày cưới, lâu lắm rồi hai dì cháu không được ở bên nhau. Họ gặp nhau chỉ qua những lá thư. Hai mươi năm sau, chú Bảy mới có thể chứng minh cho ai đó rằng chú muốn dì tặng nón thơ để an ủi trong suốt thời gian dài chờ đợi. Tuy nhiên, khoảng mười ngày trước khi chiến tranh kết thúc, chú Bảy đã vĩnh viễn ở chiến trường và dì Bảy trở thành một góa phụ. Vậy là đã hơn 20 năm chờ đợi, sau bao nhiêu yêu thương, bao nỗi buồn, biết bao lo lắng, trăn trở, tôi vẫn không thể chờ đợi được hạnh phúc trọn vẹn, sau khi mất chồng, dì Bảy vẫn ở trên cầu thang mà tôi đang ngồi. sàn nhà nhìn ra xa như thể đang mong đợi một điều gì đó. Dì Bảy đã vì chính nghĩa mà hy sinh hạnh phúc của chính mình. Tôi biết không chỉ dì Bảy mà rất nhiều phụ nữ trên mảnh đất hình chữ S này cũng có hoàn cảnh như cô. Tất cả đều hy sinh thầm lặng và cao cả vì sự nghiệp kháng chiến, vì sự thống nhất và phát triển của đất nước. Chúng ta, thế hệ hôm nay, cần phải biết ơn và làm điều gì đó để trả lại điều đó, rất nhiều người phụ nữ, không riêng gì dì Bảy, đã từng bị tổn thương sâu sắc và mòn mỏi chờ chồng trên ruộng lúa. Họ đã hy sinh tuổi thanh xuân và hạnh phúc cá nhân để phục vụ sự nghiệp giải phóng dân tộc. Họ không cần phải mang theo vũ khí hay cầm gươm và giáo để chiến đấu trực diện với kẻ thù của mình, nhưng họ là trung tâm tinh thần của những người lính của họ trên chiến trường xa xôi, và trong những ngôi nhà mà họ đang sống và tình yêu thương mà mình đang nuôi dưỡng. một gia đình nhỏ.

Hãy trao đổi về vấn đề: “Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trong thời kì chống Mỹ cứu nước qua tản văn “Người ngồi đợi trước hiên nhà” của tác giả Huỳnh Như Phương- Mẫu 6

Như chúng ta đã biết, người phụ nữ Việt Nam từ xưa đã được biết đến là người giàu đức hi sinh, thủy chung, nghĩa tình, đặc biệt là trong thời kì kháng chiến chống Mỹ, đức tính này của người phụ nữ lại được thể hiện rõ. Ta có thể thấy rõ đều này qua tản văn “Người ngồi đợi trước hiên nhà”.

Người phụ nữ Việt Nam hiện nên là một người với tấm lòng thủy chung, son sắt, nghĩa tình được hội tụ trong nhân vật dì Bảy trong truyện. Dì lấy chồng năm 20 tuổi, nhưng vì đơn vị chuyển công tác mà dì và chồng đã phải chia xa sau khi cưới. Họ hẹn nhau đến ngày độc lập sẽ về tìm nhau và dì Bảy cứ nghĩ như vậy rồi chờ chồng. Đời người phụ nữ, được mấy cái 20 cơ chứ, nhưng dì Bảy chấp nhận dành cả thanh xuân của mình để chờ dượng Bảy trở về mặc cho có nhiều người đến dạm hỏi cưới dì. Đây là một người phụ nữ biểu tượng của lòng thủy chung son sắt, một lòng một dạ với chồng của mình.

Không chỉ vậy, dù hoàn cảnh bất hạnh nhưng người phụ nữ vẫn thể hiện đức tính giàu đức hy sinh của mình. Dượng Bảy không may mất đúng vào mấy ngày trước ngày độc lập, và dì tôi mãi về sau mới nhận được giấy báo tử. Dì đã rất đau lòng nhưng dì đã nén nó lại và quyết định ở vậy đến cuối đời với bà ngoại tôi. Dì vẫn ngồi đó, trước hiên nhà nhìn ra đường cái, như đang chờ đợi một điều gì thật vô vọng. Dì dành cả thanh xuân để chờ đợi và cả cuộc đời cô độc để sống trong tình yêu đã sớm chết của mình.

Người phụ nữ Việt Nam chính là đẹp như vậy, họ thủy chung son sắt và giàu đức hy sinh như vậy. Nó khiến người đọc không khỏi xót xa, nể phục và kính trọng họ. Trên đây là phần trình bày của tôi, cảm ơn các bạn đã chú ý lắng nghe.

Hãy trao đổi về vấn đề: “Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trong thời kì chống Mỹ cứu nước qua tản văn “Người ngồi đợi trước hiên nhà” của tác giả Huỳnh Như Phương- Mẫu 7

Dân tộc Việt Nam để có được hòa bình như hôm nay đã phải trải qua biết bao nhiêu cuộc chiến. Trong những cuộc chiến đó, luôn có sự hi sinh của các anh hùng, liệt sĩ. Họ là những chiến sĩ trên chiến trường, nói cách khác là nơi tiền tuyến. Ở hậu phương, trong những năm tháng chiến tranh, cũng có biết bao là sự hi sinh thầm lặng của người phụ nữ. Nhắc đến đây, tôi nghĩ tới nhân vật dì Bảy trong bài tản văn Người ngồi đợi trước hiên nhà của Huỳnh Như Phương.

Dì Bảy là một nhân vật đã để lại trong tôi nhiều sự thương mến và cảm phục. Dì lấy chồng khi mới 20 tuổi. Dượng Bảy lại phải đi tập kết và chiến đấu. Vậy là từ ngày cưới, cả hai vợ chồng dì chưa được ở cạnh nhau bao lâu. Họ gặp nhau chỉ qua những cánh thư. 20 năm sau, Dượng Bảy mới có thể nhờ người gửi chiếc nón bài thơ cho dì làm quà và để chứng tỏ tình cảm của mình, để an ủi những người đang chờ mong. Thế nhưng, trước khi chiến tranh kết thúc khoảng mươi ngày, dì Bảy đã chở thành người phụ nữ góa chồng. Vậy là suốt hơn 20 năm chờ đợi, biết bao thương nhớ, biết bao buồn tủi, biết bao là những nỗi lo lắng, bồn chồn, cuối cùng dượng Bảy đã không thể cho dì được một hạnh phúc trọn vẹn.

Mất chồng, dì Bảy vẫn cứ lầm lũi ngồi bên bậc thềm, nhìn ra xa như trông đợi điều gì. Dì Bảy đã phải hi sinh hạnh phúc cá nhân mình vì nghĩa lớn. Tôi biết, không chỉ có dì Bảy, mà còn có rất nhiều người phụ nữ trên dải đất hình chữ S này cũng chung cảnh ngộ như dì. Họ đều đã hi sinh thầm lặng, cao cả cho cuộc kháng chiến, để đất nước được thống nhất và phát triển. Chúng ta, những thế hệ hôm nay phải biết ơn và làm được điều gì để đền đáp được công ơn đó.

Dì Bảy đã cho tôi hiểu về đức hi sinh của con người. Tôi tin rằng thế hệ tôi và những thế hệ mai sau sẽ đều ghi nhớ công ơn của các thế hệ trước. Nhưng tôi cũng mong sẽ không còn ai phải chịu cảnh ngộ, phải hi sinh như dì Bảy.

Hãy trao đổi về vấn đề: “Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trong thời kì chống Mỹ cứu nước qua tản văn “Người ngồi đợi trước hiên nhà” của tác giả Huỳnh Như Phương- Mẫu 8

Xin kính chào thầy cô và các bạn, tôi là….

Như mọi người đã biết…

Hôm nay tôi trình bày ý kiến của mình về vấn đề “Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trong thời kì chống Mỹ cứu nước qua tản văn “Người ngồi đợi trước hiên nhà” của tác giả Huỳnh Như Phương.

Như các bạn đã biết chiến tranh đã qua đi những những hậu quả mà chiến tranh để lại thì vẫn còn mãi. Một trong những hậu quả nặng nề mà chiến tranh để lại có là sự cô đơn, bơ vơ, chờ đợi trong mòn mỏi đến vô vọng của những người phụ nữ có chồng đi chiến trận và ở lại vĩnh viễn nơi chiến trường xa xôi kia.

Tôi mãi ấn tượng về nhân vật dì Bảy sau khi đọc tản văn Người ngồi đợi trước hiên nhà của Huỳnh Như Phương. Bởi dì đại diện cho số phận biết bao người phụ nữ mòn mỏi chờ chồng nơi hậu phương, dành cả cuộc đời để hi sinh thầm lặng cho gia đình, cho quê hương, Tổ quốc.

Câu chuỵện về dì Bảy có thể tóm tắt như sau. Dì lấy chồng khi mới 20 tuổi. Chồng dì lại phải đi tập kết và chiến đấu xa nhà. Nên cả hai vợ chồng dì chưa được ở cạnh nhau bao lâu kể từ sau ngày cưới cho đến lúc dượng Bảy đi chiến trường. Khi yêu nhau, biết nhau, cũng chỉ qua những cánh thư. Hai mươi năm sau, dượng Bảy mới có thể nhờ người gửi chiếc nón bài thơ cho dì để an ủi những ngày chờ mong dài đằng đẵng. Thế nhưng, trước khi chiến tranh kết thúc khoảng mươi ngày, dượng Bảy đã mãi mãi ra đi nơi chiến trường, dì Bảy đã trở thành người phụ nữ góa chồng. Vậy là không có được một hạnh phúc trọn vẹn mặc dù dì đã chờ đợi hơn 20 năm, biết bao thương nhớ, biết bao buồn tủi, biết bao là những nỗi lo lắng, bồn chồn cuối cùng vẫn là không.

Biết chồng đã hi sinh, nhưng dì Bảy vẫn cứ lặng lẽ ngồi bên thềm, nhìn ra xa như trông đợi điều gì trong vô vọng. Dì đã phải hi sinh hạnh phúc cá nhân của mình vì điều lớn lao hơn đó là vì quê hương, đất nước. Đất nước đã chọn niềm vui, còn dì thì vẫn mãi cô quạnh, buồn tủi. Tôi biết, trên dải đất hình chữ S này không chỉ có dì Bảy, mà còn có rất nhiều người phụ nữ khác cũng chung cảnh ngộ như dì. Ba lần tiễn con đi hai lần khóc thầm lặng lẽ, các anh không về mình mẹ, mình vợ, mình chị lặng yên… Chúng ta, thật may mắn và hạnh phúc khi sinh ra, chiến tranh đã lùi xa. Để có được cuọc sống yên vui này, đã có biết bao người ngã suống, đã có biết bao người phải hi sinh thầm lặng đến chọn đời. Do đó, chúng ta phải biết ơn và làm được điều gì đó để đền đáp được công ơn ấy.

Qua câu chuyện này, qua nhân vật dì Bảy, tác gỉa đã cho chúng ta hiểu về đức hi sinh của con người, nhất là người phụ nữ Việt Nam. Tôi tin rằng lớp người trẻ chúng ta và những thế hệ mai sau sẽ ghi nhớ công ơn của các thế hệ cha anh đi trước. Mong rằng chiến tranh sẽ không bao giờ lặp lại, sẽ không còn ai phải chịu cảnh ngộ, phải hi sinh như dì Bảy.

Một lần nữa, xin hãy biết ơn những người mẹ, người vợ Việt Nam anh hùng. Họ đã dành cả tuổi xuân ngắn ngủi, ít ỏi của mình để đổi lấy bình yên, độc lập cho cả dân tộc Việt Nam ta.

Cảm ơn nhà văn Huỳnh Như Phương đã đem đến cho văn học một tác phẩm thật ý nghĩa để chúng ta biết thêm về quá khứ đau thương mà hào hùng của dân tộc. Biết thêm về những vẻ đẹp của của con người Việt Nam

Trên đây là bài trình bày của tôi cảm ơn cô giáo và các bạn đã lắng nghe

Rất mong sẽ nhận được những góp ý và nhận xét để bài làm nhóm mình hoàn thiện hơn.

Hãy trao đổi về vấn đề: “Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trong thời kì chống Mỹ cứu nước qua tản văn “Người ngồi đợi trước hiên nhà” của tác giả Huỳnh Như Phương- Mẫu 9

Xin chào các bạn, tôi là…. Hôm nay tôi ở đây thay mặt cho nhóm 2 trình bày ý kiến của mình về vấn đề “Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trong thời kì chống Mỹ cứu nước qua tản văn “Người ngồi đợi trước hiên nhà” của tác giả Huỳnh Như Phương.

Như các bạn đã biết chiến tranh đã qua đi những những hậu quả mà chiến tranh để lại thì vẫn còn mãi. Một trong những hậu quả nặng nề mà chiến tranh để lại có là sự cô đơn, bơ vơ, chờ đợi trong mòn mỏi đến vô vọng của những người phụ nữ có chồng đi chiến trận và ở lại vĩnh viễn nơi chiến trường xa xôi kia. Nhân vật dì Bảy trong bài tản văn Người ngồi đợi trước hiên nhà của nhà văn Huỳnh Như Phương chính là người phụ nữ như thế.

Dì Bảy và dượng Bảy lấy nhau được chừng một tháng thì dượng phải ra miền Bắc tập kết. Hạnh phúc ngắn chẳng tày gang thì đôi người đôi ngả. Dì ở nhà mong ngóng chờ đợi tin tức của chồng mình qua những dòng thư ngắn, những lời hỏi thăm, những món quà nhỏ nhờ người quen gửi hộ. Mặc dù đang ở độ tuổi xuân sắc có biết bao người hỏi tới dì, muốn mang đến cho dì một mái ấm hạnh phúc, nhưng dì nhất quyết không chấp nhận, không bao giờ lung lạc. Dì luôn chờ đợi một ngày dượng sẽ chờ về. Ngay cả khi biết rằng dượng đã không còn nữa, dì vẫn không mở lòng, dì vẫn ôm vào lòng hình bóng dượng.

Không chỉ có dì Bảy còn rất nhiều người phụ nữ họ phải chịu những nỗi tổn thương sâu sắc về tinh thần, cả đời họ là sự chờ đợi, ngóng chông để rồi thất vọng và cô đơn cứ bấu víu lấy mình. Họ hi sinh tuổi thanh xuân, hạnh phúc cá nhân của mình để góp phần vào sự nghiệp giải phóng dân tộc. Họ chính là những người anh hùng thầm lặng, không cần cầm súng, cầm gươm, giáo chiến đấu với kẻ thù. Họ âm thầm, lặng lẽ là hậu phương vững chắc, là điểm tựa tinh thần cho những chiến sĩ ngoài chiến trường xa xôi kia.

Một lần nữa, xin hãy biết ơn những người mẹ, người vợ Việt Nam anh hùng. Họ đã dành cả tuổi xuân ngắn ngủi, ít ỏi của mình để đổi lấy bình yên, độc lập cho cả dân tộc Việt Nam ta. Trên đây là bài trình bày của tôi cảm ơn cô giáo và các bạn đã lắng nghe rất mong sẽ nhận được những góp ý và nhận xét để bài làm nhóm mình hoàn thiện hơn.

Hãy trao đổi về vấn đề: “Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trong thời kì chống Mỹ cứu nước qua tản văn “Người ngồi đợi trước hiên nhà” của tác giả Huỳnh Như Phương- Mẫu 10

Xin chào cô và các bạn, em tên là …. Trong bài thực hành nói và nghe: Trao đổi về một vấn đề ngày hôm nay, em xin được trình bày ý kiến của mình về: Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trong thời kì chống Mỹ cứu nước qua tản văn “Người ngồi đợi trước hiên nhà” của tác giả Huỳnh Như Phương.

Thưa cô và các bạn, đào sâu vào nỗi đau hậu chiến, nhà văn Huỳnh Như Phương đã đem đến cho chúng ta biết bao rung cảm về nhân vật dì Bảy. Tác phẩm là câu chuyện về cuộc đời nhân vật dì Bảy từ lúc lấy chồng cho tới khi đã ở tuổi 80. Số phận dì Bảy được quan sát thông qua điểm nhìn của nhân vật “tôi”. Dì Bảy và dượng hạnh phúc chưa được bao lâu thì dượng Bảy phải ra Bắc tập kết. Kể từ đó, dì và dượng sống trong cảnh li tán khi mỗi người một nơi. Trong thời gian dượng chiến đấu, dì luôn chờ đợi chồng trở về. Kết cục, dượng bỏ mạng tại chiến trường còn dì sống đơn côi lẻ bóng đến lúc già.

Những người phụ nữ như dì Bảy thật đáng để chúng ta khâm phục, cảm thương. Dì hiện lên với đức tính tốt đẹp cùng tấm lòng thủy chung, son sắt. Kể từ ngày dượng Bảy đi chiến đấu, dì vẫn luôn chờ đợi, cầu nguyện cho dượng được bình an trở về. Dù có nhiều người ngỏ ý nhưng dì vẫn kiên quyết chờ ngày đoàn tụ với dượng. Đặc biệt, dì luôn giữ thói quen ngồi trước hiên nhà và nhìn ra con ngõ đợi chồng. Kể từ ngày dượng mất, dì không đi thêm bước nữa mà sống một cuộc đời cô quạnh trong căn nhà. Dì vẫn giữ thói quen ngồi trước hiên, khắc khoải trong nỗi niềm xưa cũ cùng những nỗi đau âm ỉ, không thể xóa nhòa.

Từ hình ảnh dì Bảy, chúng ta có thể liên hệ đến những người phụ nữ trong thời kì kháng chiến chống Pháp. Biết bao người vợ, người mẹ Việt Nam anh hùng đã chấp nhận hi sinh hạnh phúc riêng vì độc lập, tự do của Tổ Quốc. Biết được ra chiến trường thì người thân sẽ đổ máu, sẽ bỏ mạng nhưng họ vẫn sẵn sàng tiễn chồng, tiễn con ra ngoài tiền tuyến. Để rồi mai này đây, khi hòa bình lập lại, rất nhiều những người phụ nữ như dì Bảy phải sống đơn côi, một mình, đứng trước di ảnh người chồng, người con đã mãi lìa xa cõi đời. Thấu hiểu được điều đó, chúng ta càng cần phải biết ơn, trân trọng họ nhiều hơn. Họ chính là người góp phần làm nên độc lập, tự do ngày hôm nay.

Bài trình bày của em đến đây là kết thúc. Em cảm ơn cô và các bạn đã lắng nghe!

*****

Trên đây là hơn 10 mẫu Hãy trao đổi về vấn đề: “Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trong thời kì chống Mỹ cứu nước qua tản văn “Người ngồi đợi trước hiên nhà” của tác giả Huỳnh Như Phương lớp 7 do thầy cô biên soạn. Hy vọng nội dung trong bài học hôm nay sẽ giúp các em có thêm nhiều ý tưởng mới lạ để từ đó hoàn thành tốt bài tập của mình đạt điểm số cao nhất nhé.

Đăng bởi thầy cô trường THCS Bình Chánh trong chuyên mục Học tậplớp 7

Rate this post


Nguyễn Thanh Tùng

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button