Hãy viết một đoạn văn (khoảng 8-10 dòng) nêu ý nghĩa của việc Lý Công Uẩn dời đô bao gồm hướng dẫn viết cùng 14 bài mẫu do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn sẽ là tài liệu hữu ích cho các em học sinh lớp 8 trau dồi vốn từ, củng cố kỹ năng viết đoạn văn ngày một hoàn thiện hơn.
Đề bài: Hãy viết một đoạn văn (khoảng 8-10 dòng) nêu ý nghĩa của việc Lý Công Uẩn dời đô.
Hướng dẫn Hãy viết một đoạn văn (khoảng 8-10 dòng) nêu ý nghĩa của việc Lý Công Uẩn dời đô lớp 8
1. Mở đoạn:
Bạn đang xem: Hãy viết một đoạn văn (khoảng 8-10 dòng) nêu ý nghĩa của việc Lý Công Uẩn dời đô lớp 8 (14 Mẫu)
– Giới thiệu việc Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long.
2. Thân đoạn:
* Ý nghĩa của việc dời đô:
– Đánh dấu sự trưởng thành, một bước tiến mới của nước Đại Việt.
– Là một quyết định sáng suốt, đúng đắn của Lý Công Uẩn, cho thấy tầm nhìn chiến lược và tài năng của vị vua này.
* Tác dụng của việc dời đô:
– Về phong thủy: đây là nơi có địa thế đẹp, là vị trí đắc địa trăm nơi mới có một -> Là sự lựa chọn chính xác nhất để làm kinh đô cho bậc đế vương muôn đời.
– Lợi ích:
+ Đối với nhân dân: Không phải lo cảnh ngập lụt, canh nông thuận lợi, cây cối tươi tối -> Phát triển kinh tế nông nghiệp.
+ Đối với việc giao thương: giao thông thuận lợi, việc quản lí đất nước và ngoại giao, buôn bán chắc chắn được tiện lợi hơn.
3. Kết đoạn:
– Khẳng định tài năng, tầm nhìn của Lý Công Uẩn.
Hãy viết một đoạn văn (khoảng 8-10 dòng) nêu ý nghĩa của việc Lý Công Uẩn dời đô – Mẫu 1
Việc rời đô của Lý Công Uẩn hay vua Lý Thái Tổ là một việc làm mang ý nghĩa lớn cũng như có tác động tích cực tới đất nước ta. Kinh đô Hoa Lư khi đó không còn đủ khả năng để phát triển đất nước, nơi đây địa thế không tốt, khiến các triều đại ngắn ngủi, cuộc sống nhân dân chưa được ấm no, hạnh phúc. Vậy nên việc chọn kinh đô mới là điều vô cùng cần thiết, ảnh hưởng tới vận mệnh quốc gia. Từ lý do đó, Lý Công Uẩn đã đưa ra một loạt những lý lẽ thấu tình đạt lí để thuyết phục triều đình và chiếu cáo cho nhân dân biết về việc rời đô đến Đại La, nơi vừa tốt về mặt tâm linh, vừa tốt về mặt thực tế khoa học. Nơi đây thiên thời địa lợi nhân hòa, đất bằng phẳng lại cao, muôn vật tươi tốt, nhân dân không phải chịu cảnh ngập lụt và có thể phát triển đất nước hơn. Và đúng như lời Lý Công Uẩn, thành Đại La hay Hà Nội bây giờ quả là thánh địa, giúp nước ta phát triển về cả chính trị, văn hóa và kinh tế xã hội. Vậy nên việc rời đô có ý nghĩa vô cùng lớn tới vận mệnh đất nước ta
Hãy viết một đoạn văn (khoảng 8-10 dòng) nêu ý nghĩa của việc Lý Công Uẩn dời đô – Mẫu 2
Việc rời đô của Lý Thái Tổ chính là một hành động mang ý nghĩa quan trọng, có tác động tích cực tới vận mệnh đất nước. Trong bài chiếu, Lý Công Uẩn đã đưa ra một loạt những lý lẽ thấu tình đạt lí để thuyết phục triều đình và chiếu cáo cho nhân dân biết về việc rời đô đến Đại La. Nơi đây thiên thời địa lợi nhân hòa, đất bằng phẳng lại cao, muôn vật tươi tốt, nhân dân không phải chịu cảnh ngập lụt, có tiềm năng để phát triển đất nước. Quả đúng như lời Lý Công Uẩn, thành Đại La hay Hà Nội giờ đây xứng đáng là thủ đô ngàn năm văn hiến, là trung tâm chính trị, văn hóa và kinh tế xã hội. Vậy nên có thể khẳng định việc dời đô có ý nghĩa vô cùng lớn tới vận mệnh đất nước ta.
Hãy viết một đoạn văn (khoảng 8-10 dòng) nêu ý nghĩa của việc Lý Công Uẩn dời đô – Mẫu 3
Lý Công Uẩn là một vị vua anh minh và tài giỏi khi dời đô. Theo ông, kinh đô Hoa Lư không phù hợp đóng đô để phát triển đất nước lâu dài, giàu mạnh. Ông đưa ra những dẫn chứng thuyết phục để chứng minh điều đó, đồng thời còn thể hiện tâm tư tình cảm của mình. Với những lập luận sắc bén, dẫn chứng thuyết phục ông đã chứng minh việc dời đô giúp phát triển đất nước theo một hướng phát triển thịnh vượng hơn, lâu dài và bền vững hơn. Sau đó nhà vua chứng minh và khẳng định sự đúng đắn hợp quy luật và phù hợp của việc lựa chọn thành Đại La làm kinh đô mới. Đại La hiện lên đẹp về mọi mặt như địa lý, văn hóa, đầu mối giao lưu, điều kiện của dân cư và sự phong phú, tốt tươi của cảnh vật. tác giả đã nhìn từ góc nhìn của một nhà phong thủy, cho thấy tất cả những điều kiện tốt đẹp của thiên nhiên cũng như con người nơi đây. Nhà vua tự cho rằng xem cả dải đất nước Đại Việt thì chỉ có mỗi nơi đây là thánh địa, là một nơi đất đai địa hình tốt đẹp hợp với một sự phát triển mạnh mẽ.
Hãy viết một đoạn văn (khoảng 8-10 dòng) nêu ý nghĩa của việc Lý Công Uẩn dời đô – Mẫu 4
Việc đầu tiên mà Lý Công Uẩn làm sau khi lên ngôi đó là dời kinh đô từ Hoa Lư ra Đại La. Hành động này mang ý nghĩa to lớn, là bước tiến mới trong việc phát triển đất nước. Thành cũ Hoa Lư tuy là thủ phủ của hai đời vua Đinh và Tiền Lê nhưng lại là nơi “thành hẹp, đất thấp”. Xét thấy Đại La có thế “rồng cuộn, hổ ngồi”, “đúng ngôi nam bắc đông tây”, “tiện hướng nhìn sông dựa núi”, ông quyết định chọn đây làm kinh đô mới của bậc đế vương. Quả đúng như vậy, đất ở đây có vị thế đắc địa, giao thông liền mạch, là đầu mối giao lưu giữa các địa phương. Nếu chuyển ra đây, kinh tế đất nước sẽ có thể phát triển nhanh chóng. Đây chính là lợi ích của việc dời đô. Từ đó, ta thấy Lý Công Uẩn xác thực một vị vua đầy tài năng và có tầm nhìn xa trông rộng.
Hãy viết một đoạn văn (khoảng 8-10 dòng) nêu ý nghĩa của việc Lý Công Uẩn dời đô – Mẫu 5
Việc dời đô của Lý Công Uẩn mang lại ý nghĩa lớn cho vận mệnh đất nước và có tác động tích cực đến cuộc sống của nhân dân. Kinh đô Hoa Lư trước đó không thể phát triển đất nước được vì địa thế không tốt và cuộc sống của nhân dân còn khó khăn. Lý Công Uẩn đã đưa ra những lập luận và dẫn chứng thuyết phục để chứng minh việc dời đô đến Đại La là cần thiết và phù hợp. Đầu tiên, thành Đại La đã trở thành một nơi giao thoa văn hóa của các dân tộc và quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. Điều này tạo điều kiện cho Việt Nam tiếp cận với những giá trị văn hóa mới và phát triển thêm các ngành nghề thủ công truyền thống. Thứ hai, việc dời đô đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý và kiểm soát lãnh thổ, đồng thời mở rộng kinh tế và tăng cường quan hệ ngoại giao với các nước lân cận. Thứ ba, thành Đại La đã trở thành trung tâm giáo dục và văn hóa của đất nước, thu hút được những tài năng và người học giỏi đến đây học tập và nghiên cứu. Như vậy, việc dời đô không chỉ là giải pháp phát triển đất nước mà còn là một sự chăm lo cho cuộc sống của nhân dân. Điều này cho thấy sự tầm nhìn xa trông của Lý Công Uẩn và ông đã để lại một di sản lớn cho đất nước và con người Việt Nam.
Hãy viết một đoạn văn (khoảng 8-10 dòng) nêu ý nghĩa của việc Lý Công Uẩn dời đô – Mẫu 6
Mùa thu năm 1010, vua Lý Công Uẩn chính thức ra chiếu chỉ, dời kinh đô từ Hoa Lư về thành Đại La. Đây là một quyết định trọng đại với nhiều ý nghĩa to lớn, tác động trực tiếp đến sự phát triển của đất nước ta đến cả nghìn năm sau. Thành Đại La hay còn được biết đến rộng rãi với cái tên là thành Thăng Long có địa thế và khí hậu vô cùng thuận lợi cho việc phát triển kinh tế, giao thương và cả quân sự. Nhờ vua Lý Công Uẩn sáng suốt và quyết đoán dời đô về nơi đây, mà đất nước ta ngày càng phát triển mạnh mẽ và bền vững. Sự kiện dời đô này là một bước ngoặt to lớn của lịch sử nước ta. Nó chứng minh rằng nước Đại Việt ta đã đủ vững mạnh để phát triển độc lập và chống lại kẻ thù, không cần phải ẩn nấp, dựa vào thế núi Hoa Lư hiểm trở để phòng thủ nữa. Kinh đô Thăng Long từ đó trở thành bàn đạp để nước ta sánh vai với các cường quốc, kinh đô khác. Có thể nói, việc dời đô từ Hoa Lư đến Đại La là một lời tuyên bố và khẳng định về vị thế và sức mạnh của dân tộc ta.
Hãy viết một đoạn văn (khoảng 8-10 dòng) nêu ý nghĩa của việc Lý Công Uẩn dời đô – Mẫu 7
Việc Lý Công Uẩn dời đô mang nhiều ý nghĩa lịch sử quan trọng. Từ đây, thành Đại La được đổi tên thành Thăng Long, trở thành kinh đô của các bậc đế vương nước Nam trong hàng chục thế kỉ sau đó. Sau khi dời đô, nhờ địa thế tốt, nhân dân được yên tâm trồng trọt, không phải lo cảnh ngập lụt. Cây cối xanh tươi, nông nghiệp cực kì phát triển. Giao thương buôn bán cũng trở nên thuận tiện hơn vì Thăng Long là nơi “hội tụ trọng yếu của bốn phương đất nước”. Từ đây, Đại Việt đã dần thay da đổi thịt, bước vào thời kì hưng thịnh, không còn lo lắng việc chiến tranh liên miên. Việc dời đô đã đánh dấu một cột mốc mới, mở ra thời kì chói lọi vàng son trong lịch sử phát triển của nhà nước Đại Việt ta.
Hãy viết một đoạn văn (khoảng 8-10 dòng) nêu ý nghĩa của việc Lý Công Uẩn dời đô – Mẫu 8
Qua văn bản Chiếu dời đô, ta thấy được ý nghĩa, tác dụng việc dời đô của Lý Công Uẩn. Ông đã viện dẫn sử sách Trung Quốc nói về việc các vua đời xưa bên Trung Quốc cũng từng có những cuộc dời đô nhằm khẳng định việc dời đô là tất yếu, hợp tình. Không chỉ vậy, dời đô phản ánh ý chí độc lập, tự cường và sự phát triển lớn mạnh của dân tộc Đại Việt. Bên cạnh đó, ta còn thấy được tầm nhìn chiến lược, sự hiểu biết sâu rộng của người đứng đầu đất nước. Dời đô từ Hoa Lư (vùng đồi núi) ra thành Đại La (vùng đồng bằng), nơi giao lưu trọng yếu có nghĩa là nhà Lý đủ sức mạnh phòng thủ đất nước, chống lại sự xâm lược phương Bắc. Thành Đại La còn là nơi trung tâm, có địa thế thuận lợi để đất nước phát triển về kinh tế, nhân dân có cơ hội phát triển. Như vậy có thể khẳng định rằng việc dời đô của Lý Công Uẩn là hoàn toàn hợp lý, phù hợp với điều kiện đất nước lúc bấy giờ.
Hãy viết một đoạn văn (khoảng 8-10 dòng) nêu ý nghĩa của việc Lý Công Uẩn dời đô – Mẫu 9
Trong lịch sử Việt Nam, việc dời đô của Lý Công Uẩn được xem là một trong những quyết định quan trọng nhất trong việc xây dựng và phát triển đất nước. Việc dời đô từ Hoa Lư sang Đại La đã đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong lịch sử phát triển của đất nước, mang lại nhiều lợi ích cho cả đất nước và nhân dân. Lý Công Uẩn hiểu được rằng, việc dời đô là một quyết định rất quan trọng và ảnh hưởng đến vận mệnh của đất nước, vì vậy ông đã chuẩn bị kỹ lưỡng cho việc này. Ông đã sắp xếp cho các triều đại tiền nhiệm đến thăm và trọng thưởng đất Đại La, để thể hiện rằng đây là một kinh đô mới đầy tiềm năng và đáng được sự quan tâm của triều đình. Ngoài ra, ông cũng đầu tư xây dựng nhiều công trình quan trọng như cung điện, đền đài, đình làng, đại học quốc gia,… để phát triển nền văn hóa, giáo dục và khoa học kỹ thuật. Như vậy, việc dời đô của Lý Công Uẩn đã có tác động tích cực đến vận mệnh đất nước Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển văn hóa, giáo dục, kinh tế và quan hệ ngoại giao. Điều đó cho thấy sự thông minh, tài năng và tầm nhìn xa của vị vua anh minh này.
Hãy viết một đoạn văn (khoảng 8-10 dòng) nêu ý nghĩa của việc Lý Công Uẩn dời đô – Mẫu 10
Việc dời đô của Lý Công Uẩn có ý nghĩa vô cùng quan trọng, với những tác dụng nhất định. Năm Canh Tuất niên hiệu Thuận Thiên thứ nhất (năm 1010), vua Lý Thái Tổ đã viết bài chiếu bày tỏ ý định dời đô từ Hoa Lư (nay thuộc tỉnh Ninh Bình) về thành Đại La (nay thuộc Hà Nội). Điều này thể hiện khát vọng của nhà vua về một đất nước thái bình, thịnh trị và ý thức dân tộc, tự chủ, tự lập, tự cường của một quốc gia. Có thể thấy rằng, trong hoàn cảnh đất nước lúc bấy giờ, việc dời đô là điều tất yếu, hợp tình. Bởi lúc này, đất nước Đại Việt đã được độc lập, cần chú trọng phát triển kinh tế. Hơn nữa, thành Đại La là nơi trung tâm, có mọi điều kiện thuận lợi để trở thành kinh đô của tất nước. Qua đó, chúng ta thấy được khát vọng của nhà vua về một đất nước thái bình, thịnh trị và ý thức dân tộc, tự chủ, tự lập, tự cường của một quốc gia. Ngoài ra, việc dời đô cũng thể hiện được tầm nhìn chiến lược, sự hiểu biết sâu rộng của người đứng đầu đất nước.
Hãy viết một đoạn văn (khoảng 8-10 dòng) nêu ý nghĩa của việc Lý Công Uẩn dời đô – Mẫu 11
Thông qua “Chiếu dời đô”, Lý Công Uẩn đã nêu lên ý nghĩa, tác dụng của việc dời đô đối với đất nước và bách tính. Đầu tiên, vị vua này trích dẫn lịch sử Trung Quốc nhằm khẳng định việc dời đô là chuyện hợp tình, giúp cho vận nước đi lên. Chính vì vậy, khi nhận thấy thành Hoa Lư là khu vực đồi núi, là nơi dễ ẩn nấp khi chiến tranh xảy ra. Nay đời sống thái bình, Hoa Lư không còn là nơi thích hợp để làm kinh đô nữa, giao thông bất tiện, trăm họ hao tổn. Vậy nên, nhà vua quyết định dời đô về thành Đại La. Đây là nơi trung tâm, có địa thế thuận lợi để đất nước phát triển. Từ đó, Đại La được đổi tên thành Thăng Long. Việc này đã thể hiện ý chí, niềm tin về nền độc lập tự cường. Lý Công Uẩn quả thực là vị vua sáng suốt, anh mình, có tầm nhìn chiến lược và sự hiểu biết sâu rộng của người đứng đầu đất nước.
Hãy viết một đoạn văn (khoảng 8-10 dòng) nêu ý nghĩa của việc Lý Công Uẩn dời đô – Mẫu 12
Lý Công Uẩn dời đô vì kinh đô cũ không còn thích hợp với sự mở mang của đất nước nữa . Ông không ngần ngại phê phán những triều đại cũ, tác giả nói rằng các triều đại nhà Đinh nhà Lê đã không nghe theo ý trời nên chỉ đóng đô ở nơi đây chính vì thế mà triều đại không được lâu dài. . Nhưng thực chất thì ở giai đoạn đó hai triều đại chưa đủ mạnh cả thế và lực nên vẫn phải dựa vào địa thế hiểm trở của rừng núi để chống thù trong, giặc ngoài. Nhưng đến thời Lí, trên đà mở mang phát triển của đất nước thì việc đóng đô ở Hoa Lư không còn phù hợp nữa. Bên cạnh những dẫn chứng thuyết phục như thế tác giả còn thể hiện giãi bày tình cảm của mình. Điều đó đã làm tăng thêm sức thuyết phục cho bài văn. Cảm xúc ấy chính là cảm xúc mà tác giả muốn phát triển đất nước theo một hướng phát triển thịnh vượng hơn, lâu dài và bền vững hơn. Sau đó nhà vua chứng minh và khẳng định sự đúng đắn hợp quy luật và phù hợp của việc dời đô. Đại La là một nơi có tất cả các điều kiện để phát triển đất nước. Đại La hiện lên đẹp về mọi mặt như địa lý, văn hóa, đầu mối giao lưu, điều kiện của dân cư và sự phong phú, tốt tươi của cảnh vật. tác giả đã nhìn từ góc nhìn của một nhà phong thủy, cho thấy tất cả những điều kiện tốt đẹp của thiên nhiên cũng như con người nơi đây. Nhà vua tự cho rằng xem cả dải đất nước Đại Việt thì chỉ có mỗi nơi đây là thánh địa, là một nơi đất đai địa hình tốt đẹp hợp với một sự phát triển mạnh mẽ.
Hãy viết một đoạn văn (khoảng 8-10 dòng) nêu ý nghĩa của việc Lý Công Uẩn dời đô – Mẫu 13
Việc dời đô từ Hoa Lư về Đại La thể hiện quyết định sáng suốt của vua Lý Công Uẩn, tạo đà cho sự phát triển đất nước. Dời đô như là một bước ngoặt rất lớn. Nó đánh dấu sự trưởng thành của dân tộc Đại Việt. Chúng ta không cần phải sống phòng thủ, phải dựa vào thế hiểm trở như ở Hoa Lư để đối phó với quân thù. Chúng ta đã đủ lớn mạnh để lập đô ở nơi có thể đưa nước phát triển đi lên, đưa đất nước trở thành quố gia độc lập sánh vai với phương Bắc. Kinh đô nơi đây quả là cái nôi lập đế nghiệp cho muôn đời, là nơi để cho sơn hà xã tắc được bền vững muôn đời vậy.
Hãy viết một đoạn văn (khoảng 8-10 dòng) nêu ý nghĩa của việc Lý Công Uẩn dời đô – Mẫu 14
Năm 1010, ngay sau khi lên ngôi vua, Lý Công Uẩn đã viết “Thiên đô chiếu” để thông báo về việc sẽ dời đô từ Hoa Lư về thành Đại La. Có thể nhận thấy rằng, trong hoàn cảnh đất nước thời bấy giờ, dời đô là việc làm hợp tình hợp lí. Đất nước đã sạch bóng quân thù, không còn chiến tranh liên miên, địa thế miền núi của Hoa Lư không còn tác dụng nữa. Muốn nhân dân có cuộc sống bình yên, phát triển, cần dời đô ra nơi đồng bằng, giao thông, giao thương đều thuận lợi. Và đó chính là thành Đại La – nơi có thế “rồng cuộn, hổ ngồi”, “đúng ngôi nam bắc đông tây”, “tiện hướng nhìn sông dựa núi”. Từ những lợi ích đó, việc dời đô là điều tất yếu. Từ đây, muôn dân được sống trong cảnh thái bình thịnh trị, ấm êm, hạnh phúc.
*****
Trên đây là 14 bài mẫu Hãy viết một đoạn văn (khoảng 8-10 dòng) nêu ý nghĩa của việc Lý Công Uẩn dời đô lớp 8 do thầy cô trường Bình Chánh biên soạn. Hy vọng dựa vào đây, các em sẽ có thêm nhiều ý tưởng mới lạ để hoàn thành tốt bài tập của mình. Chúc các em hoàn thành tốt bài tập của mình với điểm số cao nhất nhé.
Đăng bởi: THCS Bình Chánh
- Chi tiết hoặc hình ảnh nào trong văn bản đã để lại trong em những ấn tượng sâu đậm? Hãy viết một đoạn văn (khoảng 8 – 10 dòng) ghi lại ấn tượng ấy lớp 8 (7 Mẫu)
- Trong truyện có nhiều đoạn văn mang tính triết lí về cuộc sống, con người. Em thích nhất đoạn văn nào? Vì sao? lớp 8 (2 Mẫu)
- Tóm tắt truyện Lão Hạc trong khoảng 10-15 dòng lớp 8 (24 Mẫu)
- Việc tái hiện sự khác nhau trong cách nhìn những bức tranh liên quan chặt chẽ đến ý nghĩa của đoạn trích. Em có đồng ý với nhận xét này không? Vì sao? (Trình bày thành một đoạn văn khoảng 8 – 10 dòng) lớp 8 (3 Mẫu)
- Viết một đoạn văn (khoảng 6-8 dòng) nêu ý kiến của em về hiện tượng sử dụng biệt ngữ xã hội trên mạng xã hội hiện nay lớp 8 (6 Mẫu)
- Hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình là một trong những biểu hiện của lòng yêu nước. Viết một đoạn văn khoảng sáu câu, nêu một số việc mà em đã hoàn thành tốt và lí giải vì sao những việc đó có thể thể hiện lòng yêu nước của em lớp 8 (6 Mẫu)