Tổng hợp

Huo Qubing là ai? Chiến công của Huo Qubing

Mời bạn đọc cùng tìm hiểu Huo Qubing là ai trong bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé.

Huo Qubing là ai?

Hoắc Khứ Bệnh (tiếng Trung: 霍去病; Bính âm Hán ngữ: Huo Qubing, 140 TCN – 117 TCN), là người huyện Bình Dương, quận Hà Đông, đại tướng chống Hung Nô của nhà Hán trong lịch sử Trung Quốc.

Huo Qubing là ai?
Huo Qubing là ai?

Thân thế của Huo Qubing

Cha của Hoắc Khứ Bệnh là Hoắc Trọng Nhụ, huyện lại huyện Bình Dương. Khoảng năm 141 TCN, Hoắc Trọng Nhụ đến kinh đô Trường An và quen biết với Vệ Thiếu Nhi, con gái của vợ lẽ Bình Dương hầu Tào Thọ, đang làm nô tì trong nhà công chúa Bình Dương. Hai người nảy sinh tình cảm với nhau, và Vệ Thiếu Nhi có mang, sau đó sinh Hoắc Khứ Bệnh năm 140 TCN, còn Hoắc Trọng Nhụ sau đó quay về huyện Bình Dương và không còn liên lạc với Vệ Thiếu Nhi nữa, về sau có người con thứ là Hoắc Quang.

Bạn đang xem: Huo Qubing là ai? Chiến công của Huo Qubing

Một thời gian sau, em gái Vệ Thiếu Nhi là Vệ Tử Phu được Hán Vũ Đế phong làm hoàng hậu, do đó gia đình của Hoắc Khứ Bệnh cũng được trọng vọng.Năm 141 TCN, Hoắc Trọng Nhu lên kinh thành Trường An và quen biết với Vệ Thiếu Nhi, bấy giờ đang làm nô tì trong phủ Bình Dương công chúa. Hai người nảy sinh tư tình, kết quả là năm 140 TCN, Hoắc Khứ bệnh ra đời. Hoắc Trọng Nhu trở về quê nhà ở huyện Bình Dương và cưới người phụ nữ khác, không còn liên lạc với Vệ Thiếu Nhi nữa.

Đến năm Hoắc Khứ Bệnh 2 tuổi, em gái Vệ Thiếu Nhi là Vệ Tử Phu được Hán Vũ Đế để mắt tới và đưa vào cung. Nàng dần dần được sủng ái, được phong làm Phu Nhân, đến khi sinh hạ thái tử Lưu Cứ thì được phong làm Hoàng Hậu. Em trai Vệ hoàng hậu là Vệ Thanh cưới Bình Dương công chúa, được thăng quan tiến chức nhanh chóng và lập được nhiều công lao hiển hách.

Họ Vệ trở thành danh gia vọng tộc lớn trong triều đình, vì vậy, thuở nhỏ Hoắc Khứ Bệnh đã sống trong giàu sang phú quý. Nhưng chàng không giống như các công tử nhà giàu bình thường khác, trái lại luôn chứng tỏ bản lĩnh xuất chúng của mình trong lĩnh vực quân sự. Năm 16-17 tuổi, chàng được phong làm chức Thị Trung, chuyên phụ trách bảo vệ hoàng đế. Năm 18 tuổi, trong lần đầu ra trận chống Hung Nô, chàng đã lập ngay chiến công lớn.

Chiến công của Huo Qubing

Hoắc Khứ Bệnh được Hán Vũ Đế tin tưởng, cho vào cung làm thị trung, bảo vệ cho hoàng đế. Năm 123 TCN, Vũ Đế cử ông theo cậu là Vệ Thanh dẫn quân chinh phạt Hung Nô ở phía bắc, lúc đó ông mới 18 tuổi. Trong lần cầm quân này, Hoắc Khứ Bệnh chỉ với 800 người đã tiến sâu vào được lãnh thổ Hung Nô, chém tộng cộng 2.028 người Hung Nô, buộc quân Hung Nô phải rút chạy, đồng thời ông còn bắt sống được thúc phụ của thiền vu Hung Nô là La Cô Bỉ và giết được ông của thiền vu. Do chiến công này, Hoắc Khứ Bệnh được Hán Vũ Đế khen ngợi, phong làm Phiêu diêu giáo úy, tước Quan Quân hầu.

Năm 121 TCN, Hán Vũ Đế thăng Hoắc Khứ Bệnh làm Phiêu kị tướng quân, và ra lệnh ông đánh Hung Nô lần thứ hai. Ông chỉ huy một đội kỵ binh nhẹ gồm 1 vạn phiêu kị quân tiến về phía tây của Lũng Tây và trong vòng 6 ngày đã tiến sâu vào 1000 dặm qua 5 tiểu quốc của Hung Nô, giết 9.000 quân Hung Nô và bắt được hơn 1.000 người. Chiến thắng ở Hà Tây lần này đã giúp nhà Hán khống chế hoàn toàn khu vực Hà Tây, buộc quân Hung Nô lui về phía bắc.Cũng trong lần chỉ huy này, Hoắc Khứ Bệnh đi ngang qua huyện Bình Dương gặp và nhận lại cha là Hoắc Trọng Nhụ và người em trai là Hoắc Quang. Cùng năm đó, Hoắc Khứ Bệnh đưa Hoắc Quang về kinh đô Trường An và tiến cử lên Hán Vũ Đế. Do sự tiến cử của anh, Hoắc Quang tuy mới khoảng 10 tuổi cũng đã được phong làm Lang quân rồi Tào quan và Thị trung

Sau đó, năm 119 TCN, Hán Vũ Đế lại cử 100.000 kị binh đánh Hung Nô, giao cho Hoắc Khứ Bệnh và Vệ Thanh mỗi người chỉ huy 50.000 quân chia làm hai ngả đánh sâu vào địa phận Hung Nô. Hoắc Khứ Bệnh tiến quân theo hướng tây, đuổi người Hung Nô tới tận Lang Cư Tư Sơn, còn Vệ Thanh theo hướng đông đánh vào triều đình Hung Nô. Trong trận chiến này, ông dẫn quân vượt 2.000 dặm tiến vào Đại Quận, đánh bại quân Hung Nô do Tả Hiền Vương chỉ huy, tiêu diệt 70443 tên địch, từ đó Hung Nô chạy xa không dám quay lại, xóa được nạn Hung Nô uy hiếp triều đình. Do chiến công này, ông được phong làm Đại tư mã Phiêu kỵ tướng quân còn Vệ Thanh được phong làm Đại tư mã Đại tướng quân.

Chiến công của Huo Qubing
Chiến công của Huo Qubing

Năm 123 TCN, Hán Vũ Đế phong Vệ Thanh làm Xa Kị Tướng Quân, dẫn đại quân đánh Hung Nô. Hoắc Khứ Bệnh lúc này mới 18 tuổi, lần đầu theo Vệ Thanh ra chiến trường.

Vệ Thanh nhanh chóng giết và bắt được 10,000 binh lính Hung Nô, kiểm soát tình hình. Nhưng hai đạo quân khác của ông dưới sự dẫn dắt của Công Tôn Ngao và Lý Quảng lại thua trận. Vì vậy, Vệ Thanh coi như chưa hề lập công (nhưng sau đó, Hán Vũ Đế vẫn ban thưởng cho ông). Trong khi đó, Hoắc Khứ Bệnh dẫn theo 800 tử sĩ, tiến sâu vào lãnh thổ Hung Nô và giết được 2,028 kẻ địch, trong đó giết chết ông nội của Thiền Vu (vua của Hung Nô) và bắt sống nhiều quý tộc khác. Hán Vũ Đế vô cùng khen ngợi chiến công này, phong Hoắc Khứ Bệnh làm Phiêu Diêu Hiệu Úy, ban tước Quán Quân Hầu.

Năm 121 TCN, Hán Vũ Đế phong Hoắc Khứ Bệnh làm Phiêu Kỵ Đại Tướng Quân, đem quân đi đánh Hung Nô lần hai. Mùa xuân năm ấy, chàng thống lĩnh 1 vạn phiêu kỵ, trong vòng 6 ngày chiếm được 5 nước Tây Vực. Đại quân tiến sâu vào hơn 1000 dặm núi Yên Chi, giết được hai vương tử Hung Nô và 9000 quân địch, bắt sống nhiều quý tộc khác, tịch thu Tượng Vàng vốn là vật quý linh thiêng của dân Hung Nô. Qua đến mùa hạ trong cùng đợt chinh chiến ấy, Hung Nô lại mở đợt tấn công. Hoắc Khứ Bệnh khởi hành từ Lũng Tây (tỉnh Cam Túc ngày nay), với sự yểm trợ của Công Tôn Ngao đi từ hướng khác. Mặc dù sau đó bị mất liên lạc với Công Tôn Ngao, Hoắc Khứ Bệnh vẫn vượt qua Cư Đình Hải đến Kỳ Liên Sơn, giết được 30,000 kẻ địch và bắt sống nhiều người khác.

Trong cuốn “Chuyện cũ Hà Tây”, người ta đã ghi lại tiếng hát của người Hung Nô về chiến công của chàng:

失我祁連山,使我六畜不蕃息;失我焉支山,使我婦女無顏色。

(Tạm dịch: Mất núi Kỳ Liên, khiến gia súc ta không lớn nổi; Mất núi Yên Chi, khiến phụ nữ ta âu sầu)

Chiến thắng vang dội của Hoắc Khứ Bệnh là cú đòn nặng nề giáng lên Hỗn Tà Vương Và Ưu Đồ Vương, hai vương tử Hung Nô vốn đang kiểm soát ở mặt trận phía Tây. Lo sợ bị Y Trĩ Tà thiền vu xử tội, hai người bàn nhau đầu hàng nhà Hán. Khi Ưu Đồ Vương không đồng ý chuyện đầu hàng thì bị Hỗn Tà Vương sát hại, cướp cả đạo quân dưới trướng. Hỗn Tà Vương hẹn gặp Hoắc Khứ Bệnh bàn chuyện đầu hàng nhưng lại đột nhiên tập kích. Chàng nhanh chóng dẹp tan cuộc nổi loạn này.

Trên đường về, Hoắc Khứ Bệnh đi qua huyện Bình Dương, gặp lại cha và người em trai cùng cha khác mẹ là Hoắc Quang. Chàng đưa em về kinh và tiến cử với hoàng đế. Nhờ hào quang của anh trai mà Hoắc Quang được phong chức Lang Quân khi mới mười tuổi.

Sau trận chiến của Hoắc Khứ Bệnh, nhà Hán đã hoàn toàn khống chế khu vực Hà Tây, buộc Hung Nô phải lui về sa mạc Gobi. Nhưng Hán Vũ Đế vẫn không từ bỏ tham vọng mở rộng lãnh thổ và truy cùng diệt tận người Hung Nô. Năm 119 TCN, ông lại điều động 10 vạn binh mã, giao cho Hoắc Khứ Bệnh và Vệ Thanh mỗi người nắm giữ 5 vạn, chia làm hai ngả tiến đánh Hung Nô. Lúc này, Hán Vũ Đế đã bắt đầu xa cách với Vệ Thanh và ưu ái Hoắc Khứ Bệnh, đặc biệt giao cho Hoắc Khứ Bệnh các binh tinh nhuệ. Theo kế hoạch ban đầu, Hoắc Khứ Bệnh sẽ tiến từ phía Tây và sẽ chạm trán với lực lượng chính của Y Trĩ Tà thiền vu, còn Vệ Thanh sẽ yểm trợ từ phía Đông và sẽ gặp Tả Hiền Vương của Hung Nô. Nhưng theo tin mật báo từ quân đầu hàng của Hung Nô, Y Trĩ Tà thật ra ở phía Tây. Hán Vũ Đế không ngờ người này đưa tin giả, liền cho hoán đổi hai đạo quân. Ở phía Đông, Hoắc Khứ Bệnh dễ dàng đánh bại Tả Hiền Vương. Trong khi ở phía Tây, Vệ Thanh cũng đạt được thắng lợi, đập tan đạo quân của Y Trĩ Tà, đẩy Hung Nô lui về tận sâu sa mạc phía Bắc. Từ đây, Hung Nô không còn xâm phạm Trung thổ nữa.

Về đến triều đình, cả Vệ Thanh và Hoắc Khứ Bệnh đều được phong làm Đại Tư Mã. Lúc này, chàng mới 22 tuổi.

Con người của Huo Qubing

Hoắc Khứ Bệnh được mô tả là một con người thầm lặng và kiệm lời, nhưng lại có cuộc sống xa hoa và ít thông cảm với thuộc hạ. Người ta nói rằng chàng không bao giờ chia sẻ thức ăn cho các binh lính của mình. Nhưng đồng thời, rất nhiều tướng sĩ lại muốn phục vụ dưới trướng của chàng, vì đa số những ai theo chàng ra trận đều được thăng quan tiến chức, phong hầu phong tước. Truyền thuyết kể rằng, có lần Hán Vũ Đế đã ban thưởng cho chàng một bình rượu quý, chàng không uống mà đem đổ ra suối, để tất cả binh sĩ đều được thưởng thức hương thơm của rượu. Con suối được đặt tên Tửu Tuyền. Ngày nay, thành phố ấy cũng mang tên Tửu Tuyền, thuộc huyện Cam Túc.

Hoắc Khứ Bệnh là một đại tướng xuất sắc, nhưng không phải một nhà chính trị khôn khéo lão làng như Vệ Thanh, vì vậy, Hán Vũ Đế cũng đặc biệt quý trọng chàng. Trong một lần đi săn, Lý Cảm (con trai của Phi Tướng Quân Lý Quảng) xúc phạm Vệ Thanh, đã được Vệ Thanh bỏ qua. Nhưng Hoắc Khứ Bệnh không cho phép điều này và giết chết Lý Cảm. Hán Vũ Đế biết chuyện, bèn nói Lý Cảm bị hươu đâm chết, không liên quan đến ai.

Năm 117 TCN, Hoắc Khứ Bệnh lâm bệnh qua đời, có thể là do chiến tranh cũng như nguồn nước bị đầu độc khi ông tiến sâu vào lãnh địa Hung Nô, hưởng dương 24 tuổi, được truy tặng thụy hiệu là Quan Quân Cảnh Hoàn hầu. Thi hài ông được an táng ở phía đông bắc Mậu Lăng. Con trai ông là Hoắc Thiện lên thế tập tước hầu, gọi là Quan Quân Ai hầu, được sáu năm thì mất, tước bị trừ. Ngoài ra Hoắc Khứ Bệnh còn có một người con nhỏ, sinh ra Hoắc Sơn và Hoắc Vân.

Đến năm 117 TCN, Hoắc Khứ Bệnh đột nhiên mắc bệnh và qua đời ở tuổi 24. Hán Vũ Đế rất thương tiếc, lệnh cho các quân tinh nhuệ xếp hàng thẳng từ Trường An đến Mao Lăng, nơi yên nghỉ cuối cùng của chàng. Ngôi mộ được xây dựng theo hình dãy núi Kỳ Liên để vinh danh công lao to lớn trong cuộc đời. Chàng được phong làm Cảnh Hằng Hầu, trước mộ đặt tượng đá Ngựa Đạp Hung Nô (马踏匈奴). Mộ Hoắc Khứ Bệnh gần với mộ của Hán Vũ Đế sau này.Về sau khi Hán Vũ Đế qua đời, người em trai Hoắc Khứ Bệnh là Hoắc Quang làm đại thần phụ chính, có công phò giúp nhà Hán nên Hoắc Sơn cũng được trọng dụng, được phong đất để kế thừa hương hỏa cho Hoắc Khứ Bệnh. Tuy nhiên đến năm 66 TCN, do âm mưu tạo phản, cả nhà họ Hoắc (trong đó có cả Hoắc Sơn và Hoắc Vân) đều bị sát hại.

Con người của Huo Qubing
Con người của Huo Qubing

Sự tích về Huo Qubing

Một trong những chuyện nổi tiếng nhất về ông được chép trong Sử Ký của Tư Mã Thiên là việc ông được vua ban cho một bình rượu ngon. Sau đó ông đổ rượu xuống sông, để tướng sĩ có thể cùng nếm mùi vị của rượu.Hoắc Khứ Bệnh – Ngôi sao băng ngắn ngủi nhưng huy hoàng”Hoắc Khứ Bệnh (霍去病), 140 TCN – 117 TCN, là đại tướng chống Hung Nô dưới thời Hán Vũ Đế Lưu Triệt”

Hậu duệ của Huo Qubing

Hoắc Khứ Bệnh có một đứa con nhỏ tên Hoắc Thiện, được thừa kế tước Quán Quân Hầu. Hán Vũ Đế rất mực yêu thương, định bồi dưỡng cho đứa nhỏ kế nghiệp cha. Nhưng đến năm 10 tuổi, Hoắc Thiện qua đời, tước hầu không ai thừa kế và chấm dứt từ đây.

Hoắc Khứ Bệnh còn một người con khác, sử sách không lưu lại tên tuổi. Người này sinh ra Hoắc Sơn và Hoắc Vân. Lúc này, Hoắc Quang ngày càng lộng quyền trong triều đình và bị Hán Tuyên Đế (cháu 4 đời của Hán Vũ Đế) chán ghét. Sau khi Hoắc Quang chết, con ông là Hoắc Vũ và anh em Hoắc Sơn Hoắc Vân vẫn được phong tước và phục vụ trong triều, nhưng bị đoạt mất binh quyền. Họ Hoắc âm mưu tạo phản nhưng bị bại lộ, kết quả nhà họ Hoắc bị diệt tộc. Tổng cộng có hơn 1000 người bị liên lụy và sát hại.

***

Trên đây là nội dung bài viết giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về Huo Qubing là ai. Mọi thông tin trong bài viết Huo Qubing là ai? Chiến công của Huo Qubing đều được xác thực rõ ràng trước khi đăng tải. Tuy nhiên đôi lúc vẫn không tránh khỏi những sai xót đáng tiếc. Hãy để lại bình luận xuống phía dưới bài viết để đội ngũ biên tập được nắm bắt ý kiến từ bạn đọc.

Đăng bởi THCS Bình Chánh trong chuyên mục Tổng hợp

5/5 - (10 bình chọn)

Cô Nguyễn Thanh Phương

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button