Học TậpKhoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thứcLớp 7

Khoa học tự nhiên 7 Bài 10 Kết nối tri thức: Đồ thị quãng đường – thời gian | Giải KHTN 7

Mời các em theo dõi nội dung bài học do thầy cô trường Trung học Bình Chánh biên soạn sẽ giúp các em nắm chắc kiến thức nội dung bài học tốt hơn.

Giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 10: Đồ thị quãng đường – thời gian

A/ Câu hỏi đầu bài

Bạn đang xem: Khoa học tự nhiên 7 Bài 10 Kết nối tri thức: Đồ thị quãng đường – thời gian | Giải KHTN 7

Mở đầu trang 53 Bài 10 Khoa học tự nhiên 7: Theo em làm thế nào để có thể xác định được quãng đường đi được sau những khoảng thời gian khác nhau mà không cần dùng công thức s = v.t?

Lời giải:

Sử dụng đồ thị quãng đường – thời gian để xác định được quãng đường đi được sau những khoảng thời gian khác nhau mà không cần dùng công thức s = v.t.

B/ Câu hỏi giữa bài

I. Vẽ đồ thị quãng đường – thời gian cho chuyển động thẳng

Giải KHTN 7 trang 53

Câu hỏi 1 trang 53 Khoa học tự nhiên 7: Hãy dựa vào bảng 10.1 để trả lời các câu hỏi: Trong 3 h đầu, ô tô chạy với tốc độ bao nhiêu km/h?

Tài liệu THCS Bình Chánh

Lời giải:

Tốc độ ô tô chạy trong 3 h đầu là:

v=st=1803=60km/h

Vậy trong 3 h đầu, ô tô chạy với tốc độ 60 km/h.

Câu hỏi 2 trang 53 Khoa học tự nhiên 7: Trong khoảng thời gian nào thì ô tô dừng lại để hành khách nghỉ ngơi?

Tài liệu THCS Bình Chánh

Lời giải:

Dựa vào bảng 10.1, thời gian từ 3 h đến 4 h thì ô tô dừng lại để hành khách nghỉ ngơi vì trong thời gian từ 3 h đến 4 h quãng đường chuyển động không thay đổi, dừng lại ở 180 km.

Giải KHTN 7 trang 54

Hoạt động 1 trang 54 Khoa học tự nhiên 7: Xác định các điểm E và G ứng với các thời điểm 5 h và 6 h và vẽ các đường nối hai điểm D và E, hai điểm E và G trong hình 10.2. Nhận xét về các đường nối này.

Tài liệu THCS Bình Chánh

Lời giải:

Từ bảng 10.1, ta có đồ thị sau:

Tài liệu THCS Bình Chánh

Nhận xét: Các đường nối này là đường thẳng nằm nghiêng.

II. Sử dụng đồ thị quãng đường – thời gian

Giải KHTN 7 trang 55

Hoạt động 1 trang 55 Khoa học tự nhiên 7: Từ đồ thị ở Hình 10.2:

a) Mô tả lại bằng lời chuyển động của ô tô trong 4 h đầu.

b) Xác định tốc độ của ô tô trong 3 h đầu.

c) Xác định quãng đường ô tô đi được sau 1 h 30 min từ khi khởi hành.

Tài liệu THCS Bình Chánh

Lời giải:

a, Mô tả bằng lời chuyển động của ô tô trong 4 h đầu:

+ Trong 3 h đầu: Ô tô chuyển động thẳng đều.

+ Trong khoảng từ 3 h – 4 h: Ô tô dừng lại nghỉ sau khi đi được quãng đường 180 km.

b, Từ đồ thị ta thấy:

Tốc độ của ô tô trong 3 h đầu là:

v=st=1803=60km/h

c, Sau 1 h 30 min = 1,5 h, ô tô đi được quãng đường là:

s=v.t=60.1,5=90km

Hoạt động 2 trang 55 Khoa học tự nhiên 7: Lúc 6 h sáng, bạn A đi bộ từ nhà ra công viên để tập thể dục cùng các bạn. Trong 15 min đầu, A đi thong thả được 1000 m thì gặp B. A đứng lại nói chuyện với B trong 5 min. Chợt A nhớ ra là các bạn hẹn mình bắt đầu tập thể dục ở công viên vào lúc 6 h 30 min nên vội vã đi nốt 1000 m còn lại và đến công viên vào đúng lúc 6 h 30 min.

a) Vẽ đồ thị quãng đường – thời gian của bạn A trong suốt hành trình 30 min đi từ nhà đến công viên.

b) Xác định tốc độ của bạn A trong 15 min đầu và 5 min cuối của hành trình.

Lời giải:

a, Vẽ đồ thị quãng đường – thời gian của bạn A trong suốt hành trình 30 min đi từ nhà đến công viên.

Tài liệu THCS Bình Chánh

b,

– Dựa vào đồ thị, ta thấy trong 15 phút đầu bạn A đi được quãng đường 1000 m.

Tốc độ của bạn A trong 15 min đầu là:

v=st=100015.601,11(m/s)

– Dựa vào đồ thị, ta thấy trong 5 phút cuối (từ phút thứ 25 tới phút thứ 30) bạn A đi được quãng đường là 2000 – 1500 = 500 m.

Tốc độ của bạn A trong 5 min cuối là:

v=st=5005.601,67(m/s)

Em có thể trang 55 Khoa học tự nhiên 7: Sử dụng được đồ thị quãng đường – thời gian để mô tả chuyển động, xác định quãng đường đi được, thời gian đi, vị trí của vật ở những thời điểm xác định.

Lời giải:

Đổi 15 phút = 900s

         5 phút = 300s

Tốc độ của bạn A trong 15 min đầu là:

v1=s1t1=10009001,11m/s

Tốc độ của bạn A trong 5 phút cuối hành trình là:

v2=s2t2=200015003001,67m/s

Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:

Bài 9: Đo tốc độ

Bài 11: Thảo luận về ảnh hưởng của tốc độ trong an toàn giao thông

Bài 12: Sóng âm

Bài 13: Độ cao và độ to của âm

Bài 14: Phản xạ âm, chống ô nhiễm tiếng ồn

Đăng bởi: THCS Bình Chánh

Chuyên mục: Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức

5/5 - (2 bình chọn)


Trường THCS Bình Chánh

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button