Học TậpKhoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạoLớp 7

Khoa học tự nhiên 7 Bài 38 Chân trời sáng tạo: Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản và điều hòa, điều khiển sinh sản ở Sinh vật | Giải KHTN 7

Mời các em theo dõi nội dung bài học do thầy cô trường Trung học Bình Chánh biên soạn sẽ giúp các em nắm chắc kiến thức nội dung bài học tốt hơn.

Khoa học tự nhiên 7 Bài 38: Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản và điều hòa, điều khiển sinh sản ở Sinh vật 

Mở đầu trang 175 KHTN lớp 7: Trên cơ sở khoa học của sinh sản hữu tính ở sinh vật, con người đã tạo nên nhiều giống vật nuôi và cây trồng theo ý muốn. Thực tế, để điều khiển sinh sản ở sinh vật nhằm đảm bảo trong một lần sinh sản, số cá thể mới được sinh ra nhiều, con người đã nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản ở sinh vật và điều hòa sinh sản. Đó là những yếu tố nào?

Bạn đang xem: Khoa học tự nhiên 7 Bài 38 Chân trời sáng tạo: Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản và điều hòa, điều khiển sinh sản ở Sinh vật | Giải KHTN 7

Trả lời:

Sinh sản ở sinh vật chịu sự tác động của một số yếu tố môi trường như ánh sáng, nhiệt độ, gió, độ ẩm, thức ăn và yếu tố bên trong cơ thể như hormone sinh sản, di truyền.

1. Một số yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản và điều hoà, điều khiển sinh sản ở sinh vật

Câu hỏi thảo luận 1 trang 175 KHTN lớp 7: Đọc đoạn thông tin và quan sát Hình 38.1 và 38.2, hãy nêu một số yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản của sinh vật.

Trả lời:

Một số yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản của sinh vật là một số yếu tố môi trường như ánh sáng, nhiệt độ, gió, độ ẩm, thức ăn và yếu tố bên trong cơ thể như hormone sinh sản, di truyền.

Câu hỏi thảo luận 2 trang 175 KHTN lớp 7: Yếu tố bên trong nào tác động đến sinh sản ở sinh vật?

Trả lời:

Hormone là yếu tố bên trong điều hòa sinh sản ở sinh vật: ở thực vật có hormone kích thích sự nở hoa (hormone florigen), ở động vật có hormone điều khiển sự phát sinh giao tử đực và giao tử cái.

Câu hỏi thảo luận 3 trang 176 KHTN lớp 7: Em hãy nêu một số yếu tố điều hòa, điều khiển sinh sản ở sinh vật.

Trả lời:

Một số yếu tố điều hòa, điều khiển sinh sản sinh vật là:

– Yếu tố nhiệt độ: Đối với thực vật, nhiệt độ quá thấp khiến hạt phấn kém nảy mầm, ống phấn không sinh trưởng; nhiệt độ quá cao thì sự nảy mầm và sinh trưởng của ống phấn không bình thường. Đối với một số động vật, nhiệt độ quá cao khiến mức sinh sản giảm xuống, thậm chí dừng hẳn lại.

– Yếu tố độ ẩm: Độ ẩm quá thấp hạt phấn không nảy mầm; độ ẩm quá cao hạt phấn bị trôi.

– Yếu tố gió: Đối với cây thụ phấn nhờ gió, tốc độ gió vừa phải thuận lợi cho thụ phấn; gió to hạt phấn bị bay mất.

– Yếu tố thức ăn: Ở cóc, mùa sinh sản vào khoảng tháng 4 hàng năm. Sau sinh sản, nếu nguồn thức ăn dồi dào, khối lượng buồng trứng tăng, cóc có thể đẻ tiếp lứa thứ hai trong năm.

– Hormone: Quá trình sinh sản ở sinh vật được diễn ra định kì ở mỗi loài là do hormone điều hòa sinh sản.

Câu hỏi thảo luận 4 trang 176 KHTN lớp 7: Quan sát Hình 38.1, hãy cho biết con người đã điều hòa, điều khiển sinh sản ở sinh vật như thế nào. Nhận xét kết quả về tỉ lệ trứng được thụ tinh ở Hình 38.1 và 38.2.

Trả lời:

– Con người đã điều hòa và điều khiển sinh sản ở sinh vật bằng cách bổ sung thức ăn và chủ động tiêm hormone sinh sản.

– Nhận xét kết quả về tỉ lệ trứng được thụ tinh: Khi sử dụng các yếu tố điều hòa, điều khiển sinh sản, tỉ lệ trứng được thụ tinh cao hơn (khoảng 80 – 90%) so với sinh sản tự nhiên (khoảng 40%).

2. Vận dụng những hiểu biết về sinh sản hữu tính trong thực tiễn

Câu hỏi thảo luận 5 trang 176 KHTN lớp 7: Hãy nêu một số biện pháp điều khiển sinh sản ở sinh vật.

Trả lời:

Một số biện pháp điều khiển sinh sản ở sinh vật:

– Thụ phấn nhân tạo ở thực vật: nhằm giúp tăng tỉ lệ thụ phấn, thụ tinh, tạo quả.

– Thụ tinh nhân tạo ở động vật: nhằm tăng hiệu quả thụ tinh và điều khiển số con sinh ra trong một lứa hoặc điều khiển giới tính đàn con.

Câu hỏi thảo luận 6 trang 177 KHTN lớp 7: Quan sát các hình từ Hình 38.3 đến Hình 38.6, hãy nêu những ứng dụng của sinh sản hữu tính trong chăn nuôi, trồng trọt.

Trả lời:

Những ứng dụng của sinh sản hữu tính trong chăn nuôi, trồng trọt:

– Trong trồng trọt, thực hiện thụ phấn nhân tạo giúp tỉ lệ đậu quả đạt tối đa; thực hiện lai các giống cây trồng để tạo ra các giống cây trồng cho năng suất cao.

– Trong chăn nuôi, thực hiện thụ tinh nhân tạo cho động vật đảm bảo số con sau sinh nhiều và điều khiển giới tính đàn con; thực hiện giao phối để tạo ra các giống vật nuôi mới cho năng suất cao.

Luyện tập trang 177 KHTN lớp 7: Lấy ví dụ về một số loài cây trồng thường được thụ phấn nhân tạo.

Trả lời:

Một số loài cây trồng thường được thụ phấn nhân tạo: cây bầu, cây bí, cây ngô, cây mướp, cây dưa chuột,…

Vận dụng trang 178 KHTN lớp 7:

Theo em, người nông dân thường nuôi ong trong các vườn cây ăn quả để làm gì?

Vì sao chúng ta cần phải bảo vệ những loài côn trùng có lợi?

Trả lời:

Người nông dân thường nuôi ong trong các vườn cây ăn quả nhằm sử dụng ong như là một tác nhân trợ giúp hoa thụ phấn, nhờ đó năng suất quả thu được tăng. Ngoài ra, lượng mật ong thu được cũng giúp nhà vườn tăng thêm thu nhập.

Cần phải bảo vệ những loài côn trùng có lợi vì đối với thực vật, những loài côn trùng có lợi có thể giúp các loài cây thụ phấn duy trì sự phát triển liên tục của loài; còn đối với con người, việc côn trùng giúp thụ phấn cho cây làm nâng cao năng suất cây trồng đem lại lợi ích cho con người.

Bài tập (trang 178)

Bài 1 trang 178 KHTN lớp 7: Lấy ví dụ chứng tỏ rằng yếu tố môi trường ảnh hưởng đến sinh sản ở sinh vật.

Trả lời:

Ví dụ chứng tỏ yếu tố môi trưởng ảnh hưởng đến sinh sản ở sinh vật:

+ Nhiệt độ quá thấp hạt phấn kém nảy mầm, ống phấn không sinh trưởng; nhiệt độ quá cao thì sự nảy mầm và sự sinh trưởng của ống phấn không bình thường.

+ Chuột nhắt trắng nuôi trong phòng thí nghiệm sinh sản mạnh ở nhiệt độ 18 oC; khi nhiệt độ tăng quá 30 oC, mức sinh sản giảm xuống, thậm chí dừng hẳn lại.

+ Ở cóc, mùa sinh sản vào khoảng tháng 4 hằng năm. Sau sinh sản, khối lượng hai buồng trứng ở cóc giảm. Sau tháng 4, nếu nguồn thức ăn dồi dào, khối lượng buồng trứng tăng, cóc có thể đẻ tiếp lứa thứ hai trong năm.

Bài 2 trang 178 KHTN lớp 7: Con người chủ động điều khiển sinh sản ở động vật trong những giai đoạn nào? Cho ví dụ minh họa.

Trả lời:

– Con người chủ động điều khiển sinh sản ở động vật trong 2 giai đoạn là giai đoạn nuôi vỗ và giai đoạn kích thích sinh sản.

– Ví dụ minh họa: Bổ sung thức ăn cho cá bố mẹ ở giai đoạn nuôi vỗ, sau đó tiêm hormone sinh sản cho cá bố mẹ ở giai đoạn kích thích sinh sản giúp kết quả trứng thụ tinh đạt khoảng 80 – 90%.

Bài 3 trang 178 KHTN lớp 7: Nêu ý nghĩa của việc điều khiển giới tính ở đàn con trong chăn nuôi.

Trả lời:

Ý nghĩa của việc điều khiển giới tính ở đàn con trong chăn nuôi nhằm giúp thu được hiệu quả kinh tế cao nhất: Muốn tăng nhanh đàn gia súc, thu hoạch nhiều trứng, sữa, cần tăng số lượng con cái; muốn thu nhiều thịt, tơ, tằm,… cần tăng số lượng con đực.

Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác: 

Bài 39: Chứng minh cơ thể sinh vật là một cơ thể thống nhất

Bài 1: Phương pháp và kĩ năng học tập môn Khoa học tự nhiên

Bài 2: Nguyên tử

Bài 3: Nguyên tố hóa học

Bài 4: Sơ lược bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Đăng bởi: THCS Bình Chánh

Chuyên mục: Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo

Rate this post


Trường THCS Bình Chánh

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button