Tổng hợp

Lạc đà dự trữ nước ở đâu?

Mời bạn đọc cùng tìm hiểu Lạc đà dự trữ nước ở đâu? trong bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé.

Đặc điểm sinh học của Lạc đà

Tuổi thọ trung bình của lạc đà từ 45 đến 50 năm. Một con lạc đà trưởng thành cao 1,85m đến bướu ở vai và 2,15m ở bướu ở lưng. Lạc đà có thể chạy 65 km/h ở vùng có cây bụi ngắn và duy trì tốc độ lên đến 65 km/h. Lạc đà 2 bướu nặng 300kg đến 1000kg và lạc đà một bướu nặng 300 đến 600 kg.

Bàn chân chúng có những chiếc móng to kềnh giúp nó đi vững trên con đường gồ ghề sỏi đá hoặc trên lớp cát mềm. Lạc đà chịu được sự khắc nghiệt của sa mạc vì chúng có lớp lông bờm để bảo vệ khỏi cái nóng và cái lạnh trong lúc trời nắng hoặc vào ban đêm trên sa mạc. Quan trọng hơn là chúng biết cách giữ nước trong cơ thể.

Bạn đang xem: Lạc đà dự trữ nước ở đâu?

Đặc điểm sinh học của Lạc đà
Đặc điểm sinh học của Lạc đà

Lạc đà dự trữ nước ở đâu?

Câu trả lời chính là máu. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, một con lạc đà có thể sống đến 7 ngày mà không cần nước.

Sở dĩ chúng có được khả năng này là nhờ vào cấu trúc tế bào máu đặc biệt. Thay vì hồng cầu có hình dĩa hay hình cầu như thông thường, tế bào máu của lạc đà lại có hình oval (trái xoan), hình dáng này làm tăng sự co dãn của tế bào máu giúp nước dễ dàng trôi qua thành mạch và vì thế chúng có thể hấp thu rất nhiều nước mà không bị đứt vỡ.

Khi nhiệt độ tăng từ 34 – 42 độ C, những huyết cầu hình oval tăng sức trương, thể tích có thể tăng gấp đôi hay thậm chí gấp 3 khi nó uống 100l nước trong vài phút (nếu một người uống lượng nước gần bằng 10% trọng lượng cơ thể sẽ chết ngay vì vỡ hồng cầu). Cũng chính nhờ đó mà khi có nước, lạc đà có thể uống liền một hơi 57l nước để bù lại phần chất lỏng bị mất.

Khi di chuyển, lạc đà thường cúi đầu xuống, vì vậy chúng có thể đánh hơi để biết chỗ nào có nước dù chỗ đó cách xa hàng chục km, sâu dưới chân đến 7m.

Lạc đà cũng có 2 bộ phận khác trên cơ thể giúp nó tiết kiệm tối đa lượng nước thoát ra ngoài chính là thận và ruột. Nhờ có 2 bộ phận hoạt động rất hiệu quả này mà nước tiểu của lạc đà đặc quánh như xi-rô, còn phân của chúng thì khô đến nỗi có thể dùng để đốt ngay được.

Lạc đà dự trữ nước ở đâu?
Lạc đà dự trữ nước ở đâu?

Cơ chế chuyển hóa và trữ nước đặc biệt

Để thích nghi với môi trường sống khắc nghiệt, đa số lạc đà sở hữu màu da sáng để ít hấp thụ nhiệt. Những lỗ mũi của nó cũng có thể khép lại hoàn toàn để tránh bị mất nước một cách tối đa.

Bằng những nghiên cứu khoa học, người ta phát hiện thấy sự chuyển hóa của bướu lạc đà chậm lại khi sức nóng của môi trường tăng lên. Bên cạnh đó, những hồng huyết cầu hình ovan của lạc đà có khả năng tăng sức trương và thể tích lên gấp đôi hay thậm chí gấp 3 khi nó uống hàng trăm lít nước trong vài phút.

Để so sánh, nếu một người bình thường mà uống lượng nước gần bằng 10% trọng lượng của cơ thể thì sẽ lập tức tử vong vì vỡ hồng cầu.

Mặc dù con vật có thể dự trữ nước trong tới 3 cái dạ dày, song nó rất ít khi tiểu tiện, đồng thời ra ít mồ hôi để hạn chế mất nước.

Ngoài ra, giác quan nhạy bén của lạc đà còn cho phép nó đánh hơi để biết chỗ nào có nước dù chỗ đó cách xa hàng chục km, hay sâu dưới mặt đất đến 7 mét.

Lớp da môi của Lạc đà rất dày

Ngoài một hoặc hai chiếc bướu trên lưng chứa đầy chất béo bổ dưỡng, hoạt động như một kho dự trữ năng lượng, chúng còn có đôi môi chuyên biệt để tận dụng tối đa nguồn thức ăn hiếm hoi trong môi trường khắc nghiệt.

Lớp da môi của Lạc đà rất dày
Lớp da môi của Lạc đà rất dày

Đôi môi linh hoạt cho phép lạc đà gặm cỏ mọc sát mặt đất và các loài thực vật đầy gai để sinh tồn trên sa mạc khắc nghiệt.

Môi trên của lạc đà chẻ làm đôi, với mỗi nửa có khả năng di chuyển độc lập, cho phép con vật gặm các loại cỏ ngắn mọc sát mặt đất, điều rất quan trọng ở sa mạc, nơi mọi thứ đều phát triển chậm.

Môi lạc đà có da dày nhưng vẫn mềm dẻo, giúp chúng bẻ gãy và ăn cả thực vật có gai. Ngoài ra, bên trong miệng của chúng còn có các nhú gai đóng vai trò như lớp lót để ngăn gai nhọn chọc vào, giúp lạc đà nhai và nuốt thức ăn dễ dàng hơn, theo Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên London.

Nhìn chung, lạc đà ăn cỏ, lá và cành từ bất kỳ loài thực vật nào trên sa mạc, bao gồm cả cỏ khô và cây bụi chịu mặn. Vậy điều gì xảy ra tiếp theo sau khi chúng nuốt thức ăn?

Dạ dày của lạc đà có từ 3 đến 4 ngăn

Thức ăn bị nghiền nát một phần trong hai ngăn đầu tiên trước khi bị trào ngược ra ngoài để nhai lại. Ở lần nuốt thứ hai, thức ăn đi vào một hoặc hai ngăn dạ dày còn lại, nơi nó được tiêu hóa bởi vi khuẩn.

Trên đây là nội dung bài viết giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về Lạc đà dự trữ nước ở đâu? Mọi thông tin trong bài viết Lạc đà dự trữ nước ở đâu? đều được xác thực rõ ràng trước khi đăng tải. Tuy nhiên đôi lúc vẫn không tránh khỏi những sai xót đáng tiếc. Hãy để lại bình luận xuống phía dưới bài viết để đội ngũ biên tập được nắm bắt ý kiến từ bạn đọc.

Đăng bởi THCS Bình Chánh trong chuyện mục Tổng hợp

5/5 - (4 bình chọn)

Nguyễn Thanh Tùng

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button