Tổng hợp

Làm thinh là gì? Tại sao có câu nói: Khi không biết làm gì thì làm thinh?

Mời bạn đọc cùng tìm hiểu Làm thinh là gì trong bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé.

Làm thinh là gì?

Làm thinh là không nói năng gì, làm như không biết gì trước một sự việc xảy ra.

Ví dụ trong câu “Đã nhắc hết đồ ăn mà nó cứ làm thinh không đi chợ”, nhân vật “nó” biết là đã hết đồ ăn vì được nhắc nhưng vẫn coi như không biết nên cũng không đi chợ.

Bạn đang xem: Làm thinh là gì? Tại sao có câu nói: Khi không biết làm gì thì làm thinh?

Làm thinh nhiều khi được hiểu như một hành động thờ ơ, lãnh đạm, không coi sự việc trước mắt là gì hoặc không cho là quan trọng, vì thế nên không thèm để ý đến. Thái độ làm thinh cũng có thể coi là thái độ/ hành động thiếu tích cực trong cuộc sống.

Làm thinh cũng giống như im lặng trong trường hợp được hiểu là sự ngầm đồng ý trước một sự việc nào đó xảy ra trong cuộc sống

Ở nhiều nơi, nhất là vùng Tây Nam Bộ, người ta sử dụng từ “làm thinh” để chỉ sự im lặng một cách có chủ đích. Trong Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên, làm thinh là cố ý im lặng, không nói năng hay tỏ thái độ gì

Phân tích từ một cách chi tiết, chữ “thinh” trong “làm thinh” cũng chính là “thinh” trong “nín thinh”, “lặng thinh”, là biến âm của từ “thanh” có nghĩa là tiếng động. Như vậy “nín thinh” là “nín tiếng”, “lặng thinh” là “lặng tiếng”, cũng rất dễ hiểu

Thế nhưng, như thế thì “làm thinh” phải là “làm tiếng” hay “tạo ra tiếng” chứ sao lại là im lặng hay cố ý im lặng, làm như không biết? Sự vô lý này đã tìm được câu trả lời trong cuốn Việt Nam từ điển của Lê Văn Đức: “Làm thinh, cũng gọi là hàm thinh: ngậm tiếng lại, không nói ra. Như vậy, “làm thinh” xuất phát từ “hàm thinh” mà trong đó, “hàm” có nghĩa là ngậm, nuốt, chứa đựng, cũng là “hàm” trong “hàm hồ”, “hàm ân”, “hàm oan”…

Vậy vì đâu “hàm thinh” lại trở thành “làm thinh?” Sở dĩ người ta gọi “hàm thinh” thành “làm thinh” là bởi vì mức độ sử dụng từ này rất rộng rãi trong đời sống, phổ biến hơn hẳn những từ như hàm hồ, hàm oan, hàm súc… mà người dân thường có xu hướng sự dụng các từ đơn giản, họ không hiểu được bản chất, cấu trúc phức tạp của từ “hàm thinh”. Trong khi đó, lại có hàng loạt nhưng hình vị của “làm” phổ biến trong đời sống như “làm bộ làm tịch”, làm chứng”, “làm dáng”, “làm nhục”, “làm ơn”… Nên từ “hàm linh” được nói lái sang “làm thinh” cho gần gũi, dễ nhớ, dễ sử dụng

Tóm lại, làm thinh thực chất viết đúng là “hàm thinh” trong đó “hàm” là ngậm, “thinh” là tiếng, “hàm thinh” mang nghĩa là cố ý ngậm tiếng không nói ra.

Làm thinh là gì?
Làm thinh là gì?

Vì sao gọi im lặng là làm thinh?

Có nhiều lúc đang trò chuyện bỗng đối phương im lặng kéo dài, không lên tiếng. Lúc ấy người đối diện sẽ hỏi: “Tại sao đang vui cười mà lại làm thinh vậy?”, “Làm thinh nghĩ điều gì vậy?”,… Từ “làm thinh” đã xuất hiện trong đời sống từ rất lâu, trở thành một từ phổ biến. Nhưng có bao giờ bạn thắc mắc: Vì sao im lặng, không nói năng trong hồi lâu, ai hỏi cũng chẳng đáp lại gọi là “làm thinh”?

Ở nhiều nơi, đặc biệt là vùng Tây Nam Bộ, người ta sử dụng từ “làm thinh” để chỉ sự im lặng có chủ đích. Trong cuốn Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học do GS. Hoàng Phê là chủ biên có giải thích: “Làm thinh là cố ý im lặng, không nói năng hay tỏ thái độ gì”.

Chúng ta sẽ hiểu như sau: “Thinh” = “nín thinh”, “lặng thinh”. Chữ “thinh” là biến âm của từ “thanh”, nghĩa là tiếng động. Như vậy, “nín thinh” là nín tiếng, “lặng thinh” là lặng tiếng. Đây là cách giải thích khá hợp lý và dễ hiểu.

Nhưng nhiều người thắc mắc: Vậy “làm thinh” phải là làm tiếng, hay tạo ra tiếng, chứ sao có nghĩa là cố ý im lặng? Để trả lời câu hỏi này, cuốn Việt Nam tự điển của tác giả Lê Văn Đức có giảng: “Làm thinh cũng gọi là hàm thinh, nghĩa là ngậm tiếng lại, không nói ra”. Như vậy, từ gốc ban đầu là “hàm thinh”, trong đó “hàm” là ngậm, nuốt, chứa đựng. Đây cũng là từ “hàm” trong hàm hồ, hàm ân,…

Vậy vì đâu “hàm thinh” lại trở thành “làm thinh”? Đó là vì mức độ sử dụng của từ này trở nên rộng rãi, phổ biến hơn hẳn những từ như: Hàm hồ, hàm xúc, hàm oan,.. Mà người dân có cách suy nghĩ đơn giản, họ không hiểu được cấu trúc phức tạp của từ “hàm thinh”. Bên cạnh đó có những từ phổ biến trong dân gian như: Làm bộ, làm dáng, làm ơn,… Vậy nên “hàm thinh” đã bị biến đổi thành “làm thinh” cho gần gũi và tiện sử dụng trong quần chúng.

Tóm lại, “làm thinh” viết đúng là “hàm thinh”, trong đó “hàm” là ngậm, “thinh” là tiếng. “Hàm thinh” mang nghĩa: Cố ý ngậm tiếng, không chịu nói ra.

Ngoài ra, một số từ đồng nghĩa với “làm thinh” là: Im lặng, yên lặng, yên ắng,… Thế mới thấy hệ thống Tiếng Việt của chúng ta đa dạng, phong phú biết nhường nào. Cùng để chỉ một trạng thái, cảm xúc, hành vi nhưng có rất nhiều từ để diễn tả.

Từ đồng nghĩa trong Tiếng Việt là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. Trong một số trường hợp, từ đồng nghĩa có thể thay thế hoàn toàn cho nhau, một số khác cần cân nhắc về sắc thái biểu cảm trong trường hợp cụ thể.

Từ đồng nghĩa được chia thành 2 loại chính: Từ đồng nghĩa hoàn toàn (đồng nghĩa tuyệt đối) là những từ có nghĩa hoàn toàn giống nhau, có thể thay thế được cho nhau. Ví dụ như: Bố mẹ – ba má; xe lửa – tàu hoả; con heo – con lợn,…

Tiếp theo là từ đồng nghĩa không hoàn toàn (đồng nghĩa tương đối) là những từ có nghĩa giống nhau nhưng khác nhau về sắc thái biểu cảm hoặc cách thức hành động nên cần cân nhắc kỹ lưỡng khi lựa chọn thay thế cho nhau. Ví dụ như: Chết – hy sinh – quyên sinh; cuồn cuộn – lăn tăn, nhấp nhô,…

Không phải bao giờ các từ đồng nghĩa cũng có thể thay thế được cho nhau. Vì vậy, khi nói cũng như khi viết, chúng ta cần cân nhắc để chọn trong số các từ đồng nghĩa những từ thể hiện đúng thực tế khách quan và sắc thái biểu cảm.

Ngoài ra, Tiếng Việt còn có hệ thống từ loại đa dạng như: Động từ, tính từ, danh từ, số từ, từ đồng âm, từ trái nghĩa,…

Tại sao có câu nói: Khi không biết làm gì thì làm thinh?

Câu nói này xuất hiện trong một video phỏng vấn ca sỹ Lê Cát Trọng Lý từ khá lâu rồi. Nội dung video là Lê Cát Trọng Lý chia sẻ về khoảng thời gian khó khăn của mình trong quá trình định hình lối đi âm nhạc cho chính bản thân.

Ca sĩ này nói rằng có những giai đoạn mình thực sự rất rối bời vì không biết phải làm gì với sự nghiệp của mình và cuộc đời mình, Lúc đó Lê Cát Trọng Lý có nói “Khi không biết làm gì, thì làm thinh thôi chứ sao giờ”. Câu nói này trở nên viral trên mạng xã hội, được giới trẻ sử dụng phổ biến sau khi được “đào bới” lại.

Sở dĩ câu nói này trở nên trendy là bởi vì nó đúng với tình trạng học hành, công việc, sự nghiệp, tương lai của một bộ phận không nhỏ trong giới trẻ hiện nay. Nhiều người trẻ hiện nay đang rơi vào trạng thái không biết làm gì, không biết đi đâu, không biết phát triển bản thân như thế nào nên đành sống lay lắt qua ngày, không làm gì nhìn thời gian trôi đi, ngày ngày riết thời gian với mạng xã hội… Họ không tìm thấy mục đích, động lực phấn đấu của mình.

Tại sao có câu nói: Khi không biết làm gì thì làm thinh?
Tại sao có câu nói: Khi không biết làm gì thì làm thinh?

Lợi ích của làm thinh trong cuộc sống?

Tùy vào từng trường hợp, từng sự việc xảy ra với mình và những người xung quanh mình mà chúng ta có nên làm thinh hay không. Dưới đây là một số tác dụng của “làm thinh” hay nói cách khác là những trường hợp bạn nên “làm thinh”

Làm thinh là một khoảng dừng cần thiết

Nhiều người bây giờ cứ lao đi làm hết cái nọ đến cái kia, hoạt động hết lĩnh vực này đến lĩnh vực khác và lúc nào cũng bận rộn, bận rộn đến không có thời gian cho bản thân nhưng sự bận rộn này cũng không giúp họ tìm ra được giá trị thực sự mà mình mong muốn, không tìm được việc gì họ thực sự muốn làm và sống cả cuộc đời vì nó. Khi đó, sự bận rộn chỉ làm cho con người ta sao nhãng và sức lực tiêu hao. Vì vậy, cần một khoảng thời gian làm thinh, không làm gì hết.

Trong lúc “làm thinh”, bạn có thời gian nghỉ ngơi và suy nghĩ mọi thứ sâu sắc hơn, thấu đáo hơn. Có thời gian kết nối với bản thân vì đầu óc không còn bận rộn giải quyết những công việc khác. Mặt hồ phẳng là khi người ta thấy được hình ảnh phản chiếu của mình, biết được bản thân thích gì, muốn gì và cần gì.

Làm thinh để bên trong lên tiếng

Làm thinh là khi bạn không làm gì về mặt hoạt động chân tay nhưng không có nghĩa là không hoạt động trí não. Đây là lúc bạn cảm nhận nhiều hơn, lắng nghe nhiều hơn để biết mình thực sự muốn gì. Khi đó, nếu thực sự có đam mê hay khả năng trong lĩnh vực gì, nó sẽ trỗi dậy trong bạn theo một cách hết sức bản năng.

Hãy đọc sách nhiều hơn, viết lách nhiều hơn để bên trong bạn lên tiếng, bên trong bạn thôi thúc chính bạn phải làm gì, phải sống như thế nào. Mỗi ngày, bạn sẽ cảm thấy bản thân mình tích cực lên mặc dù thời gian đầu, có thể bạn sẽ hoang mang tột độ.

Làm thinh để lựa chọn một hướng đi mới cho mình, cũng nên ấy chứ!

Làm thinh để cuộc sống bớt phức tạp

“Làm thinh” là khi ta bình tĩnh, bình thản đối diện với mọi vấn đề xảy ra trong cuộc sống, không còn sốc nổi, hối hả dù đó là chuyện nhỏ hay chuyện lớn. “Làm thinh” là ta bớt quan tâm đến việc người khác nghĩ gì, làm gì. Bớt soi mói, phán xét người khác, cuộc sống của mình dễ thở hơn bội phần.

“Làm thinh” là nhắm một mắt, mở một mắt,  không còn bận lòng về chuyện thắng thua, chọn cách im lặng, mỉm cười khi đối diện với những sóng gió, thử thách. Làm thinh để cuộc đời an yên hơn, sống chan hòa với những người đang sống

Làm thinh thực ra cũng là một việc làm, chỉ là làm theo hình thức vận động bên trong chứ không vận động bên ngoài. Làm thinh không ai biết, không ai thấy, không ai ghi nhận, không ai khen ngợi, chỉ có bạn mới biết, bạn đã nỗ lực bao nhiêu cho chính mình.

Lợi ích của làm thinh trong cuộc sống?
Lợi ích của làm thinh trong cuộc sống?

***

Trên đây là nội dung bài viết giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về Làm thinh là gì. Mọi thông tin trong bài viết Làm thinh là gì? Tại sao có câu nói: Khi không biết làm gì thì làm thinh? đều được xác thực rõ ràng trước khi đăng tải. Tuy nhiên đôi lúc vẫn không tránh khỏi những sai xót đáng tiếc. Hãy để lại bình luận xuống phía dưới bài viết để đội ngũ biên tập được nắm bắt ý kiến từ bạn đọc.

Đăng bởi THCS Bình Chánh trong chuyên mục Tổng hợp

5/5 - (17 bình chọn)

Cô Nguyễn Thanh Phương

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button