Học TậpLịch sử 10 Chân trời sáng tạoLớp 10

Lịch Sử 10 Bài 12 Chân trời sáng tạo: Các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại | Soạn Lịch sử 10

Mời các em theo dõi nội dung bài học do thầy cô trường Trung học Bình Chánh biên soạn sẽ giúp các em nắm chắc kiến thức nội dung bài học tốt hơn.

Giải bài tập Lịch Sử lớp 10 Bài 12: Các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại

I. Cách mạng công nghiệp lần thứ ba

Bạn đang xem: Lịch Sử 10 Bài 12 Chân trời sáng tạo: Các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại | Soạn Lịch sử 10

Câu hỏi trang 72 Lịch Sử 10: Nêu bối cảnh lịch sử của Cách mạng công nghiệp lần thứ ba?

Trả lời:

– Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba diễn ra trong bối cảnh:

+ Kế thừa hai cuộc cách mạng công nghiệp thời kì cận đại.

+ Cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai và cuộc Chiến tranh lạnh đã thúc đẩy sự ra đời nhiều phát minh, thành tựu khoa học mới.

+ Từ nửa sau thế kỉ XX, nhân loại đang đối mặt với những khó khăn như: cạn kiệt nguồn năng lượng; biến đổi khí hậu; bùng nổ dân số…

=> Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba khởi đầu từ nước Mỹ

Câu hỏi 1 trang 73 Lịch Sử 10: Trình bày những thành tựu của Cách mạng công nghiệp lần thứ ba?

Trả lời:

– Những thành tựu của Cách mạng công nghiệp lần thứ ba:

+ Trong khoa học cơ bản: nhiều thành tựu lớn trong lĩnh vực Toán học, Vật lí, Hoá học, Sinh học,…. như sinh sản vô tính, giải mã ADN, thuyết tương đối, tia laze,…

+ Nhiều phát minh về công cụ sản xuất mới nhằm tự động hoá sản xuất. Ví dụ: máy tính điện tử, hệ thống máy tự động…

+ Những vật liệu mới, những nguồn năng lượng mới được sử dụng rộng rãi. Ví dụ: năng lượng Mặt Trời; năng lượng Gió, năng lượng Nguyên tử…

+ Giao thông vận tải, thông tin liên lạc và chinh phục vũ trụ có những tiến bộ thần kì thể hiện qua các phát minh và thành tựu như: máy bay siêu âm, tàu hỏa siêu tốc, phương tiện thông tin liên lạc, phát sóng vô tuyến qua vệ tinh, khám phá Mặt Trăng, sao Hỏa…

+ Cuộc “cách mạng xanh” trong nông nghiệp có những tiến bộ nhảy vọt trong phương pháp lai tạo giống, chống sâu bệnh…

+ Công nghệ thông tin phát triển mạnh, hình thành mạng máy tính toàn cầu, góp phần kết nối các khu vực trên thế giới, đưa nhân loại chuyển sang thời kì “văn minh thông tin”.

Câu hỏi 2 trang 73 Lịch Sử 10: Trong Cách mạng công nghiệp lần thứ ba, thành tựu nào có vai trò then chốt? Vì sao?

Trả lời:

Trong Cách mạng công nghiệp lần thứ ba, thành tựu nào có vai trò then chốt là: sự hình thành của mạng máy tính toàn cầu (In-ter-net)

– Vì: mạng máy tính toàn cầu (In-ter-net) ra đời đã làm biến đổi sâu sắc toàn bộ diện mạo đời sống xã hội; góp phần kết nối các khu vực trên thế giới, đưa nhân loại chuyển sang thời kì “văn minh thông tin”.

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo

II. Cách mạng công nghiệp lần thứ tư

Câu hỏi trang 73 Lịch Sử 10: Trình bày những nét chính về bối cảnh lịch sử của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư?

Trả lời:

– Cuộc cách mạng lần thứ tư diễn ra trong bối cảnh:

+ Có những tiền đề từ ba cuộc cách mạng công nghiệp trước đó.

+ Bước vào thế kỉ XXI, quá trình toàn cầu hoá diễn ra mạnh mẽ, thúc đẩy hợp tác cùng phát triển giữa các quốc gia trên toàn thế giới.

+ Thế giới phải đối mặt với hàng loạt các vấn đề toàn cầu như ô nhiễm môi trường, bùng nổ dân số, dịch bệnh,… cùng với các vấn đề an ninh phi truyền thống như chủ nghĩa khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia.

+ Trước những thay đổi của thế giới, nhu cầu tiến hành một cuộc cách mạng mới được đặt ra trong thập niên thứ hai của thế kỉ XXI.

Câu hỏi trang 74 Lịch Sử 10: Trong các thành tựu của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, em ấn tượng với thành tựu nào? Vì sao?

Trả lời:

– Trong các thành tựu của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, em ấn tượng với thành tựu: trí tuệ nhân tạo (AI), Vì:

+ Trí tuệ nhân tạo được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, như: nhà máy thông minh, rô-bốt thông minh, giao thông vận tải, y tế, giáo dục, xây dựng…

+ Trí tuệ nhân tạo đã góp phần không nhỏ trong việc giúp con người tiết kiệm sức lao động, đẩy nhanh quá trình tự động hóa và số hóa nền kinh tế với chi phí rẻ hơn so với những cách thức truyền thống

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo

III. Ý nghĩa và tác động của Cách mạng công nghiệp thời hiện đại

Câu hỏi 1 trang 76 Lịch Sử 10: Em hãy cho biết, khi trí tuệ nhân tạo phát triển, máy móc có thể hoàn toàn thay thế con người hay không? Vì Sao?

Trả lời:

– Khi trí tuệ nhân tạo phát triển, máy móc không thể hoàn toàn thay thế con người.

– Vì:     

+ Máy móc do con người lập trình và điều khiển. Vì vậy, chúng chỉ có thể làm việc và hoạt động trong phạm vi được con người cài đặt sẵn.

+ Ngày nay, nhiều ngành nghề không thể bị thay thế bởi trí tuệ nhân tạo như bác sĩ, giáo viên, quản lý nhân sự, nhà sáng tạo nghệ thuật…

+ Tuy có những Rô-bốt được phát triển trí thông minh nhân tạo để đọc các tín hiệu cảm xúc, nhưng chúng không thể thay thế con người, nhất là trong các tình huống phức tạp. Chúng có thể ghi nhận cảm xúc, nhưng khó có thể xây dựng mối quan hệ và thể hiện sự đồng cảm giữa người với người.

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo

Câu hỏi 2 trang 76 Lịch Sử 10: Hai cuộc cách mạng công nghiệp thời hiện đại tác động như thế nào dến sự phát triển kinh tế và xã hội thế giới?

Trả lời:

– Tác động đến kinh tế:

+ Đã tạo ra bước nhảy vọt chưa từng có của lực lượng sản xuất lao động, làm thay đổi vị trí, cơ cấu ngành sản xuất và các vùng kinh tế, làm xuất hiện nhiều ngành công nghiệp mới.

+ Tạo ra một thế giới kết nối, hình thành các mối quan hệ cộng tác, các hình thức hợp tác mới. Lao động trí tuệ trở thành yếu tố quan trọng nhất trong sản xuất, là động lực chủ yếu tạo nên sự phát triển. In-tơ-nét, điện thoại thông minh và hàng ngàn ứng dựng trí tuệ nhân tạo có mặt ở hầu hết mọi nơi, từ những phương tiện giao thông không người lái đến trợ lí ảo và phần mềm dịch thuật,…đã và đang thay đổi mạnh mẽ cuộc sống của nhân loại.

– Tác động xã hội:

+ Đã làm cho sự phân công lao động và chuyên môn hóa ngày càng sâu sắc. các ngành sản xuất phi vật chất (giáo dục, du lịch, giao thông vận tải, tài chính, ngân hàng,…) ngày càng được nâng cao, với nội dung, tính chất và hình thức lao động hoàn toàn khác biệt đã làm thay đổi cách nghĩ, lối sống, phương thức làm việc và quan hệ của con người trong xã hội.

+ Tuy nhiên, sự tự động hóa ngày càng cao làm cho tình trạng thất nghiệp trên toàn cầu gia tăng, từ đó dẫn đến nguy cơ bất ổn về chính trị xã hội

Luyện tập và Vận dụng (trang 76)

Luyện tập 1 trang 76 Lịch Sử 10: Theo em, động lực chính của các cuộc cách mạng công nghiệp là gì?

Trả lời:

– Động lực chính của các cuộc cách mạng công nghiệp là nhu cầu đời sống vật chất và tinh thần ngày càng cao của con người.

Luyện tập 2 trang 76 Lịch Sử 10: Em hãy lựa chọn và kể tên một số thành tựu cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại có ảnh hưởng lớn đối với sự phát triển văn minh thế giới. Giải thích lí do lựa chọn của em?

Trả lời:

– Bài tham khảo 1:

+ Lựa chọn thành tựu: sự hình thành của mạng máy tính toàn cầu (In-ter-net)

+ Giải thích: mạng máy tính toàn cầu (In-ter-net) ra đời đã làm biến đổi sâu sắc toàn bộ diện mạo đời sống xã hội; góp phần kết nối các khu vực trên thế giới, đưa nhân loại chuyển sang thời kì “văn minh thông tin”.

– Bài tham khảo 2:

+ Lựa chọn thành tựu: trí tuệ nhân tạo (AI)

+ Giải thích: Trí tuệ nhân tạo được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, như: nhà máy thông minh, rô-bốt thông minh, giao thông vận tải, y tế, giáo dục, xây dựng…; Trí tuệ nhân tạo đã góp phần không nhỏ trong việc giúp con người tiết kiệm sức lao động, đẩy nhanh quá trình tự động hóa và số hóa nền kinh tế với chi phí rẻ hơn so với những cách thức truyền thống…

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo

Vận dụng 1 trang 76 Lịch Sử 10: Những thành tựu của hai cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba và lần thứ tư tác động như thế nào đến cuộc sống và học tập của em? Hãy nêu ví dụ cụ thể để chứng minh?

Trả lời:

– Tác động tích cực:

+ Việc sử dụng các loại máy móc như: Rô-bốt hút bịu, máy giặt, máy rửa bát… giúp em dễ dàng thực hiện và giảm bớt sức lao động khi làm các công việc nhà.

+ Thông qua các mạng xã hội: facebook, Telegram; Instagram; Twitter… em có thể dễ dàng tương tác với bạn bè, người thân hoặc giao lưu, kết bạn với nhiều người ở khắp nơi trên thế giới

+ Em có thể học tập trực tuyến, giải trí hoặc thu thập, tìm kiếm thông tin trên Internet…

+ Em có thể dễ dàng mua/ bán nhiều loại hàng hóa thông qua các sàn thương mại điện tử như: Shoppe, Tiki, Lazada…

– Tác động tiêu cực:

+ Em bị lệ thuộc nhiều vào các thiết bị thông minh như: điện thoại, máy tính… (điện thoại trở thành “vật bất li thân”, thời lượng em sử dụng điện thoại ngày càng nhiều…)

+ Mối quan hệ giữa em và bạn bè, người thân ít có sự tương tác trực tiếp, có nguy cơ trở nên xa cách

+ Các thông tin cá nhân có nguy cơ bị đánh cắp, thiếu bảo mật

+ Dễ dàng trở thành nạn nhân của “bạo lực mạng”…

Vận dụng 2 trang 76 Lịch Sử 10: Trong Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (Cách mạng 4.0), người máy với trí tuệ nhân tạo có thể thay thế con người trong nhiều hoạt động sẽ tác động như thế nào đến việc lựa chọn nghề nghiệp của em trong tương lai?

Trả lời:

– Trong Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (Cách mạng 4.0), người máy với trí tuệ nhân tạo có thể thay thế con người trong nhiều hoạt động, tác động đến việc lựa chọn nghề nghiệp của em trong tương lai:

+ Khi người máy với trí tuệ nhân tạo có thể thay thế con người trong nhiều hoạt động, một số ngành cũ có thể mất đi, một số ngành mới xuất hiện. Vì vậy, em phải tìm hiểu các ngành nghề mà xu hướng xã hội hiện đang phát triển, đang cần nhiều nhân lực để định hướng nghề nghiệp cho bản thân.

+ Luôn không ngừng học hỏi, tiếp thu các tiến bộ cộng nghệ… để nâng cao năng lực để đáp ứng với nhu cầu ngày càng cao công việc và không bị đào thải trong quá trình lao động.

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo

Xem thêm lời giải bài tập Lịch Sử lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 11: Các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì cận đại

Bài 13: Cơ sở hình thành văn minh Đông Nam Á cổ – trung đại

Bài 14: Hành trình phát triển và thành tựu văn minh Đông Nam Á cổ – trung đại

Bài 15: Văn minh Văn Lang – Âu Lạc

Bài 16: Văn minh Chăm-pa

Đăng bởi: THCS Bình Chánh

Chuyên mục: Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo

Rate this post


Trường THCS Bình Chánh

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button