Lịch sử 6 Bài 10 Kết nối tri thức: Hy Lạp và La Mã cổ đại | Giải SGK Lịch sử lớp 6
Mời các em theo dõi nội dung bài học do thầy cô trường Trung học Bình Chánh biên soạn sẽ giúp các em nắm chắc kiến thức nội dung bài học tốt hơn.
Mục lục Giải Lịch Sử 6 Bài 10: Hy Lạp và La Mã cổ đại
Bạn đang xem: Lịch sử 6 Bài 10 Kết nối tri thức: Hy Lạp và La Mã cổ đại | Giải SGK Lịch sử lớp 6
A. CÂU HỎI GIỮA BÀI
Câu hỏi trang 46 SGK Lịch sử 6 – KNTT: Quan sát lược đồ, hãy cho biết vị trí địa lí của Hy Lạp cổ đại có điểm gì nổi bật.
Trả lời:
– Điểm nổi bật trong vị trí địa lí của Hi Lạp cổ đại:
+ Hi lạp cổ đại nằm ở khu vực Địa Trung Hải.
+ Lãnh thổ Hi Lạp về cơ bản được chia ra làm 3 khu vực, bao gồm: Lục địa Hi Lạp (phía Nam bán đảo Ban-căng); miền đất ven bờ tiểu Á và những đảo thuộc biển Ê-giê.
Câu hỏi trang 46 SGK Lịch sử 6 – KNTT: Đoạn tư liệu trên cho em biết địa gì về hoạt động kinh tế của Hy Lạp cổ đại.
Trả lời:
– Đoạn tư liệu trên cho thấy: hoạt động mậu dịch hàng hải của Hi Lạp cổ đại rất phát triển.
+ Ở Hi Lạp đã hình thành nhiều hải cảng lớn, sầm uất. Ví dụ: cảng Pi-rre.
+ Thị trường buôn bán của Hi Lạp rất rộng, như: có quan hệ buôn bán với c ác quốc gia ở: Bắc Phi; Ấn Độ; Lưỡng Hà,…
+ Các sản phẩm người Hi Lạp xuất khẩu sang các nước khác là: rượu nho, dầu Ô liu, đồ gốm; đá cẩm thạch, thiếc, chì, vải… và họ phải nhập khẩu ngũ cốc về.
Câu hỏi trang 46 SGK Lịch sử 6 – KNTT: Theo em, với điều kiện tự nhiên như trên, cư dân Hy Lạp cổ đại có ưu thế phát triển các ngành kinh tế nào?
Trả lời:
– Dựa vào các thế mạnh của điều kiện tự nhiên, cư dân Hy Lạp cổ đại có thể phát triển các ngành kinh tế:
+ Nông nghiệp trồng các cây lưu niên (nho, ô liu…).
+ Thủ công nghiệp.
+ Thương nghiệp, đặc biệt là mậu dịch hàng hải.
Câu hỏi trang 46 SGK Lịch sử 6 – KNTT: Dựa vào nội dung ở trên và quan sát lược đồ, em hãy cho biết vị trí đại lí và điều kiện tự nhiên nổi bật của La Mã cổ đại.
Trả lời:
– Vị trí địa lí của La Mã cổ đại:
+ Bán đảo Italia là nơi hình thành nhà nước La Mã cổ đại, nằm ở Nam Âu, xung quanh được biển bao bọc.
– Điều kiện tự nhiên của La Mã cổ đại:
+ Bờ biển phía Nam có nhiều vịnh, cảng thuận lợi cho tàu bè ra vào trú đậu.
+ Có nhiều đồng bằng và đồng cỏ rộng lớn.
+ Lòng đất chứa nhiều khoáng sản, như: vàng, bạc, đồng…
Câu hỏi trang 48 SGK Lịch sử 6 – KNTT: Hãy trình bày những nét chính về tổ chức nhà nước thành bang ở Hy Lạp. Những ưu điểm của tổ chức nhà nước thành bang là gì?
Trả lời:
– Những nét chính về tổ chức nhà nước thành bang Hi Lạp:
+ Mỗi thành bang lấy một thành thị làm trung tâm, xung quanh là vùng đất trồng trọt. Thành thị có phố xá, lâu đài, đền thờ, sân vận động, nhà hát, bến cảng.
+ Mỗi thành bang là một nhà nước hoàn chỉnh: có đường biên giới lãnh thổ; có chính quyền; quân đội, luật pháp; hệ thống kinh tế, đo lường, tiền tệ và những vị thần bảo hộ riêng.
+ Mô hình thể chế chính trị, tổ chức nhà nước ở mỗi thành bang không giống nhau. Ví dụ: thành bang Xpac-ta theo thể chế Cộng hòa quý tộc; thành bang A-ten theo thể chế dân chủ chủ nô.
– Ưu điểm của tổ chức nhà nước thành bang:
+ Có thể đưa ra những chính sách phát triển phù hợp với điều kiện cụ thể của từng khu vực (vì mỗi thành bang là 1 nhà nước).
+ Dù cho mô hình thể chế chính trị của các thành bang có sự khác biết, song về cơ bản, các thành bang đều theo chế độ dân chủ, trong đó: các công dân có quyền thảo luận và biểu quyết tất cả những vấn đề hệ trọng của đất nước.
Câu hỏi trang 48 SGK Lịch sử 6 – KNTT: Dựa vào sơ đồ trên, hãy trình bày tổ chức nhà nước đế chế ở La Mã.
Trả lời:
– Tổ chức nhà nước đế chế ở La Mã:
+ Đứng đầu đế chế là Hoàng đế – nắm trong tay mọi quyền hành, có quyền lực tối cao. Trên lý thuyết, Hoàng đế sẽ do Viện nguyên lão bầu ra; tuy nhiên, trên thực tế, các vị hoàng đế tương lai thường do chính hoàng đế đương nhiệm lựa chọn.
+ Dưới hoàng đế là Viện nguyên lão. Viện nguyên lão gồm khoảng 300 người, thảo luận và quyết định nhiều vấn đề quan trọng của đất nước.
+ Dưới viện nguyên lão là Đại hội nhân dân gồm các công dân của La Mã. Tuy nhiên, Đại hội nhân dân chỉ là hình thức.
Câu hỏi trang 50 SGK Lịch sử 6 – KNTT: Hãy kể tên một số thành tựu văn hoá tiêu biểu của Hy Lạp và La Mã cổ đại. Thành tựu nào còn được bảo tồn đến ngày nay?
Trả lời:
* Một số thành tựu văn hóa tiêu biểu của Hy Lạp và La Mã:
– Lịch pháp học: người Hi Lạp và La Mã biết làm ra lịch (dương lịch).
– Chữ viết:
+ Người Hi Lạp sáng tạo ra hệ thống chữ cái.
+ Người La Mã kế thừa thành tựu của người Hi Lạp để sáng tạo ra mẫu tự La-tin; hệ thống chữ số La Mã (I, II, III, IV,…).
– Văn học: phong phú, đa dạng các thể loại. Trong đó nổi bật nhất là: thần thoại, kịch và thơ.
– Sử học: xuất hiện nhiều nhà sử học lớn và các tác phẩm sử học nổi tiếng, như:
+ Tác phẩm Lịch sử của hê-rô-đốt.
+ Tác phẩm Lịch sử chiến tranh Pê-lô-pô-nê của Tu-xi-đít.
+ Tác phẩm Thông sử của Pô-li-biu-xơ.
– Khoa học tự nhiên: nhiều nhà khoa học nổi tiếng, nhiều định lí, định đề khoa học có giá trị khái quát cao. Ví dụ: Định lí Pi-ta-go, Định lí Ta-lét, Tiên đề Ơ-cơ-lít,…
– Kiến trúc – điêu khác: có nhiều công trình kiến trúc đồ sộ, nguy nga và các tác phẩm điêu khắc tuyệt mĩ.
* Một số thành tựu văn hóa của Hy Lạp và La Mã còn được bảo tồn đến ngày nay:
– Hệ thống mẫ tự La-tin; hệ thống chữ số La Mã.
+ Dương lịch.
+ Các định lý, định đề khoa học.
+ Các tác phẩm văn học, sử học.
+ Một số công trình kiến trúc/ tác phẩm điêu khắc. Ví dụ: đấu trường Cô-li-dê; tượng thần Vệ nữ Mi-lô; tượng lực sĩ ném đĩa…
B. CÂU HỎI CUỐI BÀI
Câu 1 trang 50 SGK Lịch sử 6 – KNTT: Điều kiện tự nhiên tác động như thế nào đến sự hình thành và phát triển của văn minh Hy Lạp, La Mã?
Trả lời:
* Điều kiện tự nhiên của Hi Lạp, La Mã:
– Nằm ven biển Địa Trung Hải, nhiều đảo, vịnh biển,…
– Địa hình bị chia cắt bởi biển, núi đồi, cao nguyên,…
– Đồng bằng nhỏ hẹp, đất đai cằn khô.
– Giàu tài nguyên thiên nhiên.
* Tác động của điều kiện tự nhiên:
– Thứ nhất, tác động tới sự hình thành nhà nước:
+ Do đất đai canh tác xấu, công cụ bằng đồng không có tác dụng mà phải đến khi công cụ bằng sắt xuất hiện, việc trồng trọt mới có hiệu quả => có sản phẩm dư thừa, khi đó mới xuất hiện tư hữu và sự phân chia giai cấp trong xã hội. Vì vậy, tới khoảng thiên niên kỉ I TCN, các nhà nước cổ đại mới ra đời ở phương Tây (muộn hơn so với phương Đông).
+ Do lãnh thổ bị chia cắt nên khó có điều kiện tập trung đông dân cư => khi xã hội có giai cấp hình thành thì mỗi vùng, mỗi bán đảo trở thành một quốc gia => diện tích mỗi nước khá nhỏ.
– Thứ hai, tác động tới đời sống kinh tế:
+ Đất đai ít, khô cứng nên kinh tế nông nghiệp không phát triển mạnh.
+ Giàu tài nguyên khoáng sản và đặc biệt là có vị trí địa lí thuận lợi (ven biển) nên kinh tế thủ công nghiệp và thương nghiệp (đặc biệt là mậu dịch hàng hải) rất phát triển.
– Thứ ba, tác động tới sự phát triển của văn hóa: vị trí địa lí thuận lợi cho việc giao lưu, học tập, tiếp thu văn hóa.
Câu 2 trang 50 SGK Lịch sử 6 – KNTT: Tổ chức nhà nước thành bang ở Hy Lạp và nhà nước đế chế ở La Mã có điểm gì khác nhau?
Trả lời:
|
Các nhà nước thành bang ở Hy Lạp |
Đế chế ở La Mã |
Đặc điểm hình thành |
– Hình thành nhiều nhà nước nhỏ (được gọi là nhà nước thành bang hoặc thị quốc). + Mỗi thành bang lấy một thành thị làm trung tâm, xung quanh là vùng đất trồng trọt. + Mỗi thành bang là một nhà nước hoàn chỉnh: có đường biên giới lãnh thổ; có chính quyền; quân đội, luật pháp; hệ thống kinh tế, đo lường, tiền tệ và những vị thần bảo hộ riêng. + Không xuất hiện nhu cầu hợp nhất các thành bang thành một đất nước thống nhất. |
– Quá trình hình thành và phát triển của nhà nước La Mã gắn liền với các cuộc chiến tranh xâm lược, cướp bóc và nô dịch các dân tộc khác. – La Mã là một nhà nước thống nhất, rộng lớn. |
Chế độ chính trị |
– Chế độ dân chủ (với nhiều mô hình thể chế khác nhau giữa các thành bang: cộng hòa quý tộc; dân chủ chủ nô…) |
– Đế chế. |
Tổ chức nhà nước |
– Không có vua đứng đầu nhà nước. – Mọi công dân (trên 18 tuổi) có được thảo luận và biểu quyết tất cả những vấn đề hệ trọng của đất nước. |
– Có hoàng đế đứng đầu. – Đại hội nhân dân chỉ tồn tại trên danh nghĩa. |
Câu 3 trang 50 SGK Lịch sử 6 – KNTT: Có ý kiến cho rằng: Người Hy Lạp và La Mã cổ đại đạt được những thành tựu văn hoá rực rỡ là do tiếp thu những thành tựu của người phương Đông cổ đại. Em có đồng ý với ý kiến trên không? Vì sao?
Trả lời:
– Em đồng ý với ý kiến cho rằng: Người Hy Lạp và La Mã cổ đại đạt được những thành tựu văn hoá rực rỡ là do tiếp thu những thành tựu của người phương Đông cổ đại.
– Vì:
+ Nền văn minh phương Đông ra đời từ khoảng thiên niên kỉ IV TCN, trong khi đó, tới khoảng thiên niên kỉ I TCN, nền văn minh Hi Lạp và La Mã mới được hình thành. => Do phát triển sau, nên cư dân Hi Lạp – La Mã có điều kiện để học hỏi, tiếp thu những thành tựu văn hóa của phương Đông.
+ Thông qua quá trình giao lưu, buôn bán, các thành tựu văn minh phương Đông cũng dần được du nhập tới Hi Lạp, La Mã.
+ Cư dân Hi Lạp – La Mã tiếp thu có chọn lọc, có sáng tạo các thành tự văn minh phương Đông để làm phong phú thêm nền văn hóa của mình.
Câu 4 trang 50 SGK Lịch sử 6 – KNTT: Dựa vào nội dung của bài và tìm kiếm thêm thông tin từ sách, báo, internet, hãy viết bài giới thiệu ngắn gọn về một thành tựu của nền văn minh cổ đại mà em ấn tượng nhất và chia sẻ với bạn.
Trả lời:
Giới thiệu Đền Pác-tê-nông ở Hy Lạp cổ đại
– Đền Pác-tê-nông thờ nữ thần A-tê-na là công trình kiến trúc quan trọng nhất trên đồi A-crô-pôn ở A-ten (Hi Lạp), nhằm ghi dấu chiến công của quân đội Hi Lạp trước quân Ba Tư.
– Ngôi đền này được xây dựng trong khoảng những năm 447 – 438 TCN, để thờ nữ thần A-tê-na; dưới sự chỉ đạo của hai nhà kiến trúc kiệt xuất thời cổ đại là Ich-ti-nôt (Ictinos) và Ca-li-cra-têt (Callicratès). Phần điêu khắc do Phi-đi-at (Phidias) làm và hoàn thành vào năm 431 TCN.
– Công trình có mặt bằng hình chữ nhật 31 x 70 m, có hành lang cột bao quanh (mặt chính 8 cột, mặt bên 17 cột). Các cột cao khoảng 10.4 m bằng đá cẩm thạch trắng có tỉ lệ và đường nét rất thanh thoát, đỡ bộ mái hai chiều dốc tạo nên phía mặt trước bộ đầu mái hình tam giác với nhiều điêu khắc trang trí đẹp. Trên bức tường dài 276 m là những bức phù điêu dựa mô phỏng thần thoại và sinh hoạt xã hội của A-ten lúc bấy giờ. Không gian bên trong bao gồm một phòng lớn phía trước có đặt tượng thờ nữ thần Atêna (cao 6 m) và phòng bé phía sau dùng làm kho chứa báu vật.
Vẻ đẹp của kiến trúc đền Đền Pác-tê-nông được coi là mẫu mực cho các nhà kiến trúc các thế hệ sau đến để học tập. Công trình tồn tại được gần 2.000 năm, đến thế kỉ XVII, do bị quân Thổ dùng làm kho súng đã bị nổ và bộ mái bị phá vỡ. Mặc dù vậy, các bộ phận còn lại vẫn cho thấy vẻ đẹp huy hoàng của nó, nhiều chi tiết của mái, cột, tường… được giữ lại và trở thành vật trưng bày có giá trị của nhiều bảo tàng lớn trên thế giới.
Xem thêm lời giải bài tập Lịch sử lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:
Bài 11: Các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á
Bài 12: Sự hình thành và phát triển các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á (từ thế kỉ VII đến thế kỉ X)
Bài 13: Giao lưu văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu công nguyên đến thế kỉ X
Bài 14: Nhà nước Văn Lang – Âu Lạc
Bài 15: Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của xã hội Âu Lạc
Đăng bởi: THCS Bình Chánh
Chuyên mục: Lịch sử 6 Kết nối tri thức
- Lịch sử 6 Bài 1 Kết nối tri thức: Lịch sử và cuộc sống | Giải SGK Lịch sử lớp 6
- Lịch sử 6 Bài 2 Kết nối tri thức: Các nhà sử học dựa vào đâu để biết và phục hưng lại Lịch sử | Giải SGK Lịch sử lớp 6
- Lịch sử 6 Bài 3 Kết nối tri thức: Thời gian trong Lịch sử | Giải SGK Lịch sử lớp 6
- Lịch sử 6 Bài 4 Kết nối tri thức: Nguồn gốc loài người | Giải SGK Lịch sử lớp 6
- Lịch sử 6 Bài 5 Kết nối tri thức: Xã hội nguyên thủy | Giải SGK Lịch sử lớp 6
- Lịch sử 6 Bài 6 Kết nối tri thức: Sự chuyển biến và phân hóa của xã hội nguyên thủy | Giải SGK Lịch sử lớp 6