Lịch sử 6 Bài 16 Kết nối tri thức: Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước thế kỉ X | Giải SGK Lịch sử lớp 6
Mời các em theo dõi nội dung bài học do thầy cô trường Trung học Bình Chánh biên soạn sẽ giúp các em nắm chắc kiến thức nội dung bài học tốt hơn.
Mục lục Giải Lịch sử 6 Bài 16: Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước thế kỉ X
Bạn đang xem: Lịch sử 6 Bài 16 Kết nối tri thức: Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước thế kỉ X | Giải SGK Lịch sử lớp 6
A. CÂU HỎI GIỮA BÀI
Câu hỏi trang 76 SGK Lịch sử 6 – KNTT: Hãy cho biết nguyên nhân và mục đích của cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng.
Trả lời:
– Nguyên nhân dẫn đến sự bùng nổ của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng:
+ Chính sách cai trị hà khắc, bóc lột tàn bạo của nhà Hán khiến đời sống của người Việt cực khổ => mâu thuẫn dân tộc giữa người Việt với nhà Hán ngày càng sâu sắc.
+ Tương truyền, chồng của bà Trưng Trắc bị thái thú Tô Định giết hại.
– Hai Bà Trưng nổi dậy, dựng cờ khởi nghĩa để đền nợ nước (đánh đuổi quân xâm lược, giành lại quyền tự chủ); trả thù nhà.
Câu hỏi trang 76 SGK Lịch sử 6 – KNTT: Hãy trình bày diễn biến chính của Khởi nghĩa Hai Bà Trưng trên lược đồ hình 2 (tr. 75).
Trả lời:
– Diễn biến cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng:
+ Mùa Xuân năm 40, Hai Bà Trưng nổi dậy khởi nghĩa ở Hát Môn (Phúc Thọ, Hà Nội). Được đông đảo nhân dân nhiệt liệt hưởng ứng.
+ Quân khởi nghĩa nhanh chóng làm chủ Mê Linh, sau đó hạ thành Cổ Loa, tiến đánh và làm chủ Luy Lâu (Bắc Ninh).
+ Sau khi giành thắng lợi, Trưng Trắc được suy tôn làm vua, đóng đô ở Mê Linh.
+ Năm 42, nhà Hán sai tướng Mã Viện đem quân sang đàn áp. Nghĩa quân của Hai Bà Trưng kháng cự quyết liệt trong gần 1 năm, nhưng do thế giặc mạnh, nên buộc phải rút quân về Hát Môn; Hai Bà Trưng gieo mình xuống sông Hát tuẫn tiết (năm 43); cuộc khởi nghĩa thất bại.
Câu hỏi trang 76 SGK Lịch sử 6 – KNTT: Đoạn tư liệu và hình 3 cho em biết điều về khí thế của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng và tình thế của chính quyền đô hộ?
Trả lời:
– Đoạn tư liệu và hình 3 đã cho thấy:
+ Khí thế hùng dũng, oai phong của Hai Bà Trưng khi xuất quân tiêu diệt giặc và sự sôi nổi, quyết liệt đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân Việt Nam (điều này được thể hiện qua đoạn tư liệu “Trưng Trắc thực là hùng dũng, đến đâu đều như có gió cuốn”).
+ Tình thế quân đô hộ rơi vào cảnh thất bại, liên tục mất các căn cứ, bị chiếm trị sở. “Thái thú Giao Chỉ là Tô Định hoảng hốt cũng tháo chạy.
Câu hỏi trang 76 SGK Lịch sử 6 – KNTT: Khai thác thông tin và đoạn tư liệu 2 ở trên, hãy cho biết kết quả và ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
Trả lời:
– Kết quả của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng:
+ Giành được quyền tự chủ trong thời gian ngắn (năm 40 – 42).
+ Năm 42, nhà Hán sai tướng Mã Viện đem quân sang đàn áp. Cuộc khởi nghĩa của hai Bà Trưng thất bại.
– Ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng:
+ Là cuộc khởi nghĩa lớn đầu tiên của người Việt ở thời kì Bắc thuộc.
+ Cổ vũ tinh thần đấu tranh của nhân dân; mở đầu thời kì đấu tranh giành độc lập, tự chủ lâu dài, bền bỉ của người Việt.
+ Thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí anh hùng của phụ nữ Việt Nam.
Câu hỏi trang 77 SGK Lịch sử 6 – KNTT: Nêu nguyên nhân và mục đích của cuộc khởi nghĩa Bà Triệu.
Trả lời:
– Nguyên nhân: chính sách cai trị hà khắc, bóc lột tàn bạo của nhà Ngô khiến đời sống của người Việt cực khổ => mâu thuẫn dân tộc giữa người Việt với nhà Ngô ngày càng sâu sắc.
– Mục đích: đánh đuổi quân xâm lược Ngô, giành lại quyền tự chủ của người Việt.
Câu hỏi trang 77 SGK Lịch sử 6 – KNTT: Hãy trình bày diễn biến chính và ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Bà Triệu.
Trả lời:
– Diễn biến:
+ Năm 248, từ căn cứ ở núi Nưa (Triệu Sơn, Thanh Hoá), khởi nghĩa bùng nổ.
+ Lực lượng nghĩa quân đã đánh hạ nhiều huyện lị, thành ấp ở Cửu Chân, Cửu Đức, Nhật Nam. Quan lại nhà Ngô từ thái thú đến huyện lệnh, huyện trưởng hoặc bị giết, hoặc bỏ trốn. Cuộc khởi nghĩa khiến cho toàn thể Giao Châu đều chấn động.
+ Trước tình hình đó, nhà Ngô đã cử 8 000 quân sang đàn áp. Do lực lượng quân Ngô quá mạnh, khởi nghĩa đã bị đàn áp, Bà Triệu anh dũng hi sinh tại khu vực núi Tùng (Thanh Hoá).
– Ý nghĩa:
+ Tô đậm thêm truyền thống yêu nước, bất khuất đấu tranh của dân tộc Việt Nam nói chung và của phụ nữ Việt Nam nói riêng.
+ Cuộc khởi nghĩa Bà Triệu đã trở thành ngọn cờ tiêu biểu trong các cuộc đấu tranh chống Bắc thuộc của nhân dân Việt Nam trong suốt các thế kỉ III – V.
Câu hỏi trang 79 SGK Lịch sử 6 – KNTT: Dựa vào sơ đồ hình 5 (tr.78), hãy trình bày diễn biến chính của cuộc khởi nghĩa Lý Bí và công cuộc bảo vệ nước Vạn Xuân.
Trả lời:
– Diễn biến chính của cuộc khởi nghĩa Lý Bí:
+ Năm 542, khởi nghĩa bùng nổ. Quân khởi nghĩa nhanh chóng lật đổ chính quyền đô hộ, làm chủ Giao Châu.
+ Đầu năm 544, Lý Bí tự xưng là Lý Nam Đế, lập nước Vạn Xuân, đóng đô ở vùng cửa sông Tô Lịch (Hà Nội), thành lập triều đình, dựng điện Vạn Thọ và chùa Khai Quốc.
+ Năm 545, quân Lương xâm lược nước Vạn Xuân. Triệu Quang Phục thay Lý Bí tiếp tục lãnh đạo cuộc kháng chiến, xây dựng căn cứ tại đầm Dạ Trạch (Hưng Yên). Kháng chiến thắng lợi, Triệu Quang Phục lên làm vua, gọi là Triệu Việt Vương.
+ Năm 602, nhà Tùy đưa quân xâm lược, nước Vạn Xuân chấm dứt.
Câu hỏi trang 79 SGK Lịch sử 6 – KNTT: Hãy cho biết kết quả và ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lý Bí.
Trả lời:
– Kết quả:
+ Giành được chính quyền trong thời gian ngắn (542 – 603), lập ra nhà nước Vạn Xuân (544).
+ Năm 603, nhà Tùy đưa quân sang xâm lược, nhà nước Vạn Xuân sụp đổ.
– Ý nghĩa:
+ Thể hiện tinh thần yêu nước, đấu tranh bất khuất chống giặc ngoại xâm của nhân dân Việt Nam.
+ Để lại những bài học kinh nghiệm quý báu về tinh thần kháng chiến kiên trì, cách đánh du kích…
Câu hỏi trang 80 SGK Lịch sử 6 – KNTT: Hãy trình bày diễn biến chính của cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan trên lược đồ.
Trả lời:
– Diễn biến chính của cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan:
+ Năm 713, cuộc khởi nghĩa bùng nổ. Quân khởi nghĩa do Mai Thúc Loan lãnh đạo nhanh chóng làm chủ vùng đất Hoan Châu (thuộc Nghệ An – Hà Tĩnh ngày nay).
+ Cuộc khởi nghĩa nhanh chóng lan rộng ra phạm vi cả nước, thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia.
+ Quân khởi nghĩa tiến công ra Bắc, đánh đuổi chính quyền đô hộ, làm chủ Tống Bình, giải phóng đất nước. Mai Thúc Loan xưng đế, xây thành Vạn An (Nghệ An) làm quốc đô.
+ Năm 722, nhà Đường sai Dương Tư Húc đem quân sang đàn áp, cuộc khởi nghĩa thất bại.
Câu hỏi trang 80 SGK Lịch sử 6 – KNTT: Cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan có ý nghĩa gì đối với lịch sử dân tộc?
Trả lời:
– Ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan:
+ Là sự tiếp nối truyền thống đấu tranh kiên cường của người Việt.
+ Cổ vũ trực tiếp cho tinh thần đấu tranh giành độc lập hoàn toàn của người Việt đầu thế kỉ X.
Câu hỏi trang 80 SGK Lịch sử 6 – KNTT: Trình bày nguyên nhân, kết quả và ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng.
Trả lời:
– Nguyên nhân: chính sách cai trị hà khắc, bóc lột tàn bạo của nhà Đường khiến đời sống của người Việt cực khổ => mâu thuẫn dân tộc giữa người Việt với nhà Lương ngày càng sâu sắc.
– Kết quả: thất bại.
– Ý nghĩa:
+ Là sự tiếp nối truyền thống đấu tranh kiên cường của người Việt.
+ Cổ vũ trực tiếp cho tinh thần đấu tranh giành độc lập hoàn toàn của người Việt đầu thế kỉ X.
B. CÂU HỎI CUỐI BÀI
Câu 1 trang 81 SGK Lịch sử 6 – KNTT: Hãy lập bảng hệ thống các cuộc khởi nghĩa: Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Bí, Mai Thúc Loan và Phùng Hưng theo gợi ý sau: thời gian bùng nổ, nơi đóng đô của chính quyền tự chủ (nếu có), kết quả, ý nghĩa.
Trả lời:
Tên cuộc Khởi nghĩa |
Thời gian bùng nổ |
Nơi đóng đô |
Kết quả |
Ý nghĩa |
Khởi nghĩa Hai Bà Trưng |
Năm 40 |
Mê Linh |
– Giành quyền tự chủ trong thời gian ngắn. – Bị đàn áp vào năm 43 |
– Là cuộc khởi nghĩa lớn đầu tiên của người Việt ở thời kì Bắc thuộc. – Cổ vũ tinh thần đấu tranh của nhân dân; mở đầu thời kì đấu tranh giành độc lập, tự chủ của người Việt. – Thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí anh hùng của phụ nữ Việt Nam. |
Khởi nghĩa Bà Triệu |
Năm 248 |
|
– Thất bại. |
– Tô đậm thêm truyền thống yêu nước, bất khuất đấu tranh của dân tộc Việt Nam nói chung và của phụ nữ Việt Nam nói riêng. – Làm rung chuyển chính quyền đô hộ nhà Ngô; góp phần thức tỉnh ý thức dân tộc. – Cuộc khởi nghĩa đã trở thành ngọn cờ tiêu biểu trong các cuộc đấu tranh chống Bắc thuộc của nhân dân Việt Nam trong suốt các thế kỉ III – V. |
Khởi nghĩa Lý Bí |
Năm 542 |
Vùng cửa sông Tô Lịch (Hà Nội) |
– Giành được quyền tự chủ trong thời gian ngắn (542 – 603). – Bị đàn áp vào năm 603. |
– Thể hiện tinh thần yêu nước, đấu tranh bất khuất chống giặc ngoại xâm của nhân dân Việt Nam. – Để lại những bài học kinh nghiệm quý báu về tinh thần kháng chiến kiên trì, cách đánh du kích… |
Khởi nghĩa Mai Thúc Loan |
Năm 713 |
Nghệ An |
– Giành và giữ chính quyền độc lập trong khoảng gần 10 năm. – Bị đàn áp năm 722. |
– Là sự tiếp nối truyền thống yêu nước, đấu tranh kiên cường của người Việt. – Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho các cuộc đấu tranh yêu nước sau này. – Cổ vũ trực tiếp cho tinh thần đấu tranh giành độc lập hoàn toàn của người Việt đầu thế kỉ X. |
Khởi nghĩa Phùng Hưng |
Cuối thế kỉ VIII |
Tống Bình (Hà Nội) |
– Giành và giữ chính quyền độc lập trong khoảng gần 9 năm; sau đó bị đàn áp. |
– Tiếp nối truyền thống yêu nước, đấu tranh của người Việt. – Tiếp tục khẳng định quyết tâm giành lại độc lập, tự chủ. – Cổ vũ trực tiếp cho tinh thần đấu tranh giành độc lập hoàn toàn của người Việt đầu thế kỉ X. |
Câu 2 trang 81 SGK Lịch sử 6 – KNTT: Từ kết quả của bài tập 1 và dựa vào kiến thức đã học, em có nhận xét gì về tinh thần đấu tranh chống xâm lược của nhân dân ta?
Trả lời:
– Nhận xét về tinh thần đấu tranh chống xâm lược của nhân dân Việt Nam thời Bắc thuộc: các cuộc đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân Việt Nam diễn ra sôi nổi, quyết liệt và bền bỉ; hàng trăm cuộc khởi nghĩa lớn nhỏ đã diễn ra, thu hút sự tham gia của đông đảo các tầng lớp nhân dân.
=> Điều này cho thấy tinh thần yêu nước, ý chí bất khuất; đoàn kết đấu tranh của người Việt.
Câu 3 trang 81 SGK Lịch sử 6 – KNTT: Em hãy tìm hiểu thêm thông tin từ sách, báo và internet để biết hiện nay có những con đường, trường học, di tích lịch sử nào,… được mang tên Hai Bà Trưng, Lý Bí và Mai Thúc Loan. Điều này gợi cho em suy nghĩ gì?
Trả lời:
– Một số con đường, trường học, di tích lịch sử mang tên các anh hùng dân tộc:
|
Tên địa điểm |
Con đường |
– Phố Hai Bà Trưng (quận Hoàn Kiếm – Hà Nội)… – Phố Bà Triệu (quận Hoàn Kiếm – Hà Nội)… – Phố Lý Nam Đế (quận Hoàn Kiếm – Hà Nội)… – Đường Mai Thúc Loan (Cửa Lò – Nghệ An) |
Trường học |
– Trường THCS Hai Bà Trưng (số 94, đê Trần Khát Chân, phường Thanh Lương, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội). – Trường THCS Triệu Thị Trinh (thôn Bình Thạnh, xã Xuân Bình, thị xã sông Cầu, tỉnh Phú Yên). – Trường THCS Lý Nam Đế (xã Hồng Minh, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình). – Trường THCS Mai Thúc Loan (thôn Phước Nhơn, xã Xuân Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Bình Thuận). |
Di tích lịch sử |
– Đền thờ Hai Bà Trưng (thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh, huyện Mê Linh, Hà Nội). – Đền thờ Bà Triệu (xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa). – Đền thờ Lý Nam Đế (xã Tiên Phong, thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên) – Đền thờ Mai Thúc Loan (xã Mai Phụ, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh). |
– Việc sử dụng tên các anh hùng dân tộc để đặt tên cho địa danh (con đường, trường học…) nhằm:
+ Tỏ lòng biết ơn, gợi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc.
+ Góp phần giáo dục tinh thần yêu nước, truyền thống uống nước nhớ nguồn.
Bài giảng Lịch sử lớp 6 sách Kết nối tri thức
Xem thêm lời giải bài tập Lịch sử lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:
Bài 15: Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của xã hội Âu Lạc
Bài 17: Các cuộc đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc của người Việt
Bài 18: Bước ngoạt Lịch sử đầu thế kỉ X
Bài 19: Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X
Bài 20: Vương quốc Phù Nam
Đăng bởi: THCS Bình Chánh
Chuyên mục: Lịch sử 6 Kết nối tri thức
- Lịch sử 6 Bài 1 Kết nối tri thức: Lịch sử và cuộc sống | Giải SGK Lịch sử lớp 6
- Lịch sử 6 Bài 2 Kết nối tri thức: Các nhà sử học dựa vào đâu để biết và phục hưng lại Lịch sử | Giải SGK Lịch sử lớp 6
- Lịch sử 6 Bài 3 Kết nối tri thức: Thời gian trong Lịch sử | Giải SGK Lịch sử lớp 6
- Lịch sử 6 Bài 4 Kết nối tri thức: Nguồn gốc loài người | Giải SGK Lịch sử lớp 6
- Lịch sử 6 Bài 5 Kết nối tri thức: Xã hội nguyên thủy | Giải SGK Lịch sử lớp 6
- Lịch sử 6 Bài 6 Kết nối tri thức: Sự chuyển biến và phân hóa của xã hội nguyên thủy | Giải SGK Lịch sử lớp 6