Lịch sử 6 Bài 8 Kết nối tri thức: Ấn Độ cổ đại | Giải SGK Lịch sử lớp 6
Mời các em theo dõi nội dung bài học do thầy cô trường Trung học Bình Chánh biên soạn sẽ giúp các em nắm chắc kiến thức nội dung bài học tốt hơn.
Mục lục Giải Lịch sử 6 Bài 8: Ấn Độ cổ đại
Bạn đang xem: Lịch sử 6 Bài 8 Kết nối tri thức: Ấn Độ cổ đại | Giải SGK Lịch sử lớp 6
A. CÂU HỎI GIỮA BÀI
Câu hỏi trang 35 SGK Lịch sử 6 – KNTT: Khai thác lược đồ trên và thông tin trong mục 1, hãy cho biết nét chính về điều kiện tự nhiên của lưu vực sông Ấn, sông Hằng, ảnh hưởng đến sự hình thành văn minh Ấn Độ.
Trả lời:
Điều kiện tự nhiên ở lưu vực sông Ấn và sông Hằng |
Tác động đến sự hình thành của nền văn minh Ấn Độ |
– 3 mặt giáp biển. – Phía Bắc được bao bọc bởi một vòng cung khổng lồ là dãy Himalaya. |
– Thuận lợi: + Hạn chế được sự nhòm ngó của các thế lực ngoại bang. + Góp phần bảo lưu được bản sắc văn hóa truyền thống. – Khó khăn: hạn chế sự giao lưu văn hóa giữa Ấn Độ với thế giới bên ngoài. |
– Có sự hiện diện của các dòng sông lớn: sông Ấn, sông Hằng. |
– Thuận lợi: + Cung cấp nguồn nước dồi dào; nguồn thủy sản phong phú. + Bồi tụ nên các đồng bằng, màu mỡ. + Là những tuyến giao thông huyết mạch, liên kết giữa các vùng, các khu vực trong cả nước. + Gắn liền với các nghi lễ tôn giáo. – Khó khăn: đặt ra nhu cầu trị thủy. |
– Mỏm cực Nam và dọc theo 2 bờ ven biển là những đồng bằng nhỏ, màu mỡ, trù phú. |
– Thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. – Nhờ có các đồng bằng phù sa màu mỡ, nguồn nước dồi dào… nên chỉ cần sử dụng những công cụ lao động thô sơ, cư dân Ấn Độ đã có thể tạo ra một lượng sản phẩm lớn => điều kiện nảy sinh cho sự tư hữu tài sản và bóc lột đã xuất hiện => xã hội dần có sự phân hóa thành kẻ giàu – người nghèo. => Sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội cùng với nhu cầu trị thủy đã thúc đẩy sự ra đời sớm của các nhà nước cổ đại ở lưu vực sông Ấn và sông Hằng. |
– Ở lưu vực sông hằng có khí hậu thuận lợi (nền nhiệt và độ ẩm cao, mưa nhiều). |
– Thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của cây cối (đặc biệt là cây lúa nước) và vật nuôi. |
Câu hỏi trang 36 SGK Lịch sử 6 – KNTT: Nêu những điểm chính của chế độ xã hội ở Ấn Độ cổ đại.
Trả lời:
– Những điểm chính của chế độ xã hội ở Ấn Độ cổ đại:
+ Khoảng năm 2500 TCN, người bản địa Đra-vi-a đã xây dựng những thành thị đầu tiên dọc theo hai bên bờ sông Ấn. Giữa thiên niên kỷ II TCN, người A-ri-a từ vùng Trung Á tràn vào miền Bắc Ấn Độ, thống trị người Đra-vi-a.
+ Trong xã hội tồn tại chế độ đẳng cấp Vác-na (phân biệt về chủng tộc và màu da).
§ Đẳng cấp thứ nhất là Brahman, là những người da trắng có thân phận là Tăng lữ – quý tộc. Đây là đẳng cấp cao nhất – những người thuộc đẳng cấp này có nhiệm vụ nghiên cứu – giảng dạy kinh Vê-đa và lo việc cúng tế thần linh.
· Đẳng cấp thứ hai là Ksatria, là những người da trắng có thân phận là: vương công/ võ sĩ. Những người thuộc đẳng cấp này có nhiệm vụ: học kinh Vê-đa; dâng lễ tế thần linh và cai trị thần dân.
· Đẳng cấp Vaisia (nông dân, thợ thủ công; thương nhân) – những người thuộc đẳng cấp này có nghĩa vụ nộp thuế, lao dịch; phục vụ cho Bram và Ksatria.
· Đẳng cấp Suđra là những người bản địa da màu bị chinh phục và những người có địa vị thấp kém nhất trong xã hội; họ phải phục tùng không điều kiện cho 3 đẳng cấp trên (Brama, Ksatria và Vaisia).
Câu hỏi trang 36 SGK Lịch sử 6 – KNTT: Em có nhận xét gì về sự phân chia xã hội theo chế độ đẳng cấp Vác-na ở Ấn Độ cổ đại?
Trả lời:
– Cơ sở pháp lý của chế độ đẳng cấp Vác-na là bộ luật hà khắc Manu do giai thống trị người Arya đặt ra (bộ luật Manu quy định những người thuộc đẳng cấp dưới phải tôn kính và phục tùng không điều kiện những người thuộc đẳng cấp trên).
– Chế độ đẳng cấp Vác-na là hệ thống các quan hệ phân biệt về màu da, chủng tộc hết sức hà khắc bất công, vi phạm nghiêm trọng về nhân quyền; tạo ra vết rạn nứt sâu sắc trong xã hội ấn Độ cổ đại.
– Tuy nhiên, chế độ đẳng cấp Vác-na có vai trò nhất định trọng việc duy trì sự ổn định của xã hội Ấn Độ cổ đại, vì:
+ Chế độ đẳng cấp Vác-na được xây dựng đồng thời trên cơ sở pháp lý (bộ luật Manu) và cơ sở tôn giáo). Theo niền tin của các tín đồ Hin-đu giáo, các đẳng cấp được ra đời từ các bộ phận trên cơ thể của thần Brama:
§ Đẳng cấp Bra-man sinh ra từ miệng của thần.
§ Đẳng cấp Ksa-tri-a sinh ra từ vai và cánh tay của thần.
§ Đẳng cấp Vai-si-a sinh ra từ bụng và đùi của thần.
§ Đẳng cấp Su-đra sinh ra từ gót chân của thần.
=> Trong quan niệm của Hin-đu giáo, trật tự của các đẳng cấp là sản phẩm của thần linh, vì vậy không thể nào thay đổi được.
+ Do ra đời trên cơ sở pháp lý và tôn giáo nên chế độ đẳng cấp Vác-na góp phần quan trọng trong việc trấn áp sự phản kháng của các đẳng cấp dưới đối với đẳng cấp trên => xã hội Ấn Độ cổ đại duy trì được sự ổn định.
– Sự phân biệt đẳng cấp tồn tại dai dẳng trong lịch sử Ấn Độ. Cho tới ngày nay, những tàn dư của chế độ phân biệt đẳng cấp vẫn tồn tại trong lòng xã hội Ấn Độ hiện đại khiến hàng trăm triệu người Ấn Độ bị xa lánh, kì thị và ngược đãi.
Câu hỏi trang 38 SGK Lịch sử 6 – KNTT: Dựa vào thông tin và các hình ảnh ở trên, hãy nêu những thành tựu văn hóa tiêu biểu của Ấn Độ cổ đại.
Trả lời:
Những thành tựu văn hóa tiêu biểu của Ấn Độ cổ đại:
– Lĩnh vực tôn giáo, tín ngưỡng:
+ Ấn Độ là nơi khởi phát của nhiều tôn giáo, như: Phật Giáo, Ấn Độ giáo; Jaina giáo…
+ Hai tôn giáo có ảnh hưởng lớn nhất ở Ấn Độ là: Phật giáo và Ấn Độ giáo.
– Lĩnh vực chữ viết: Cư dân Ấn Độ sáng tạo ra chữ viết từ rất sớm, phổ biến nhất ở Ấn Độ cổ đại là chữ Phạn (San-krít).
– Lĩnh vực văn học: Ấn độ có một nền văn học phong phú, với nhiều thể loại, tiêu biểu nhất là sử thi, với 2 bộ sử thi nổi tiếng là: Mahabharata và Rammayana.
– Lĩnh vực kiến trúc:
+ Các công trình kiến trúc của Ấn Độ đều chịu ảnh hưởng của một tôn giáo nhất định.
+ Cư dân Ấn Độ xây dựng nhiều công trình kiến trúc đồ sộ, độc đáo, ví dụ: chùa hang A-gian-ta; cột đá A-sô-ca và đại bảo tháp San-chi…
– Lịch pháp học: cư dân Ấn Độ đã biết làm ra lịch: chia 1 năm làm 12 tháng, mỗi tháng có 30 ngày, sau 5 năm có thêm 1 tháng nhuận.
– Toán học: sáng tạo ra các chữ số hiện nay đang sử dụng, trong đó quan trọng nhất là chữ số 0.
B. CÂU HỎI CUỐI BÀI
Câu 1 trang 38 SGK Lịch sử 6 – KNTT: Điều kiện tự nhiên của Ấn Độ cổ đại có điểm gì giống và khác so với Ai Cập và Lưỡng Hà?
Trả lời:
|
Điều kiện tự nhiên của Ai Cập |
Điều kiện tự nhiên của Lưỡng Hà |
Điều kiện tự nhiên của Ấn Độ |
Giống nhau |
– Có sự hiện diện của các dòng sông lớn (sông Nin ở Ai Cập; 2 dòng sông ơ-phơ-rát và Ti-grơ ở Lưỡng Hà; sông Ấn và sông Hằng ở Ấn Độ). |
||
– Có các đồng bằng phù sa màu mỡ, trù phú. |
|||
– Điều kiện tự nhiên có nhiều tác động đến đời sống kinh tế – xã hội của cư dân Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ: + Dựa trên thế mạnh về điều kiện tự nhiên, nên xu hướng kinh tế phát triển của cư dân là: lấy nông nghiệp làm ngành kinh tế chủ yếu. + Thúc đẩy sự ra đời sớm của các nhà nước cổ đại. |
|||
Khác biệt |
– Ở khu vực Bắc Phi |
– Ở khu vực Tây Á |
– Ở khu vực Nam Á |
– Địa hình tương đối bằng phẳng, ít bị chia cắt. |
– Địa hình bị chia cắt mạnh mẽ với nhiều dạng địa hình: núi; cao nguyên; sa mạc; đồng bằng… |
Câu 2 trang 38 SGK Lịch sử 6 – KNTT: Sự phân hoá trong xã hội Ấn Độ cổ đại được biểu hiện như thế nào?
Trả lời:
– Cư dân trong xã hội được phân chia thành 4 đẳng cấp với những quyền lợi và nghĩa vụ khác nhau:
+ Đẳng cấp Brama (tăng lữ): đây là đẳng cấp cao nhất – những người thuộc đẳng cấp này có nhiệm vụ nghiên cứu – giảng dạy kinh Vê-đa và lo việc cúng tế thần linh.
+ Đẳng cấp Ksatria (quý tộc, chiến binh): đây là đẳng cấp có vị trí cao thứ hai trong xã hội. Những người thuộc đẳng cấp này có nhiệm vụ: học kinh Vê-đa; dâng lễ tế thần linh và cai trị thần dân.
+ Đẳng cấp Vaisia (nông dân, thợ thủ công; thương nhân) – những người thuộc đẳng cấp này có nghĩa vụ nộp thuế, lao dịch; phục vụ cho Bram và Ksatria.
+ Đẳng cấp Suđra là những người thấp kém nhất trong xã hội; họ phải phục tùng không điều kiện cho 3 đẳng cấp trên (Brama, Ksatria và Vaisia).
– Quan hệ giữa các đẳng cấp trong đời sống thường nhật được luật pháp quy định rất chặt chẽ:
+ Những người khác đẳng cấp không được kết hôn với nhau.
+ Những người thuộc đẳng cấp dưới buộc phải tôn kính và phục tùng không điều kiện những người thuộc đẳng cấp trên.
Câu 3 trang 38 SGK Lịch sử 6 – KNTT: Thành tựu văn hoá nào của người Ấn Độ cổ đại vẫn được sử dụng hoặc được bảo tồn đến ngày nay?
Trả lời:
– Một số thành tựu văn hóa của người Ấn Độ vẫn được sử dụng và bảo tồn cho đến ngày nay:
+ Phật giáo và Ấn Độ giáo đã vượt ra khỏi phạm vi lãnh thổ Ấn Độ, trở thành 2 trong những tôn giáo có số lượng tín đồ đông đảo nhất trên thế giới.
+ Hai bộ sử thi: Mahabharata và Rammayana vẫn có sức sống lâu bền trong tâm thức người Ấn Độ. Mặt khác, 2 tác phẩm này cũng được truyền bá ra bên ngoài, có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của văn học Đông Nam Á.
+ Các chữ số (do người Ấn Độ sáng tạo ra) được sử dụng rộng rãi trên thế giới.
+ Các công trình kiến trúc, như: chùa hang A-gian-ta; cột đá A-sô-ca và đại bảo tháp San-chi… vẫn được bảo tồn và trở thành địa điểm du lịch nổi tiếng.
Câu 4 trang 38 SGK Lịch sử 6 – KNTT: Trong xã hội Ấn Độ hiện nay vẫn còn tàn dư của chế độ đẳng cấp. Em hãy viết một bức thư ngắn (khoảng 10 câu) để thuyết phục người dân Ấn Độ thay đổi suy nghĩ về sự phân biệt đẳng cấp đó.
Trả lời:
– HS tự viết thư theo những suy nghĩ và cảm xúc của bản thân. Hoặc có thể tham khảo đoạn thư mẫu dưới đây:
“Các bạn Ấn Độ thân mến!
Dù cho chế độ đẳng cấp từ lâu đã được xem là phi pháp ở tất cả mọi nơi trên thế giới, nhưng ở Ấn Độ, ảnh hưởng của Hindu giáo vẫn phủ một cái bóng phân biệt giai tầng khủng khiếp lên xã hội. Theo đó, số phận của mỗi con người ngay từ khi sinh ra đã được định đoạt bởi giai tầng mà họ thuộc về. Sự tồn tại dai dẳng của chế độ phân biệt đẳng cấp này đã khiến cho hàng trăm triệu người ở Ấn Độ – đã và đang phải chịu đựng nỗi đau đớn đến tận cùng khi họ bị miệt thị về nhân phẩm, xa lánh về tình cảm; ngược đãi về thể xác và bị tước đoạt mọi cơ hội phát triển.
Phân biệt đối xử về chủng tộc hoặc đẳng cấp giữa người với người, dù ở bất kì nơi đâu trên thế giới này đều là sự vi phạm nghiêm trọng về nhân quyền và cần phải được chấm dứt. Tất cả mọi người dù sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh nào đều xứng đáng được tôn trọng về nhân phẩm; được hưởng tình yêu thương; được tiếp cận với chăm sóc y tế, giáo dục và cơ hội việc làm… một cách bình đẳng. Tôi nghĩ bình đẳng là vấn đề cốt lõi của sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia.
Các bạn thân mến, dù xã hội Ấn còn phải oằn mình trước những di sản tư tưởng xa xưa, nhưng tôi luôn tin rằng rồi: chúng ta – những thế hệ trẻ nối tiếp, với trái tim và khối óc rộng mở sẽ ngày càng nhiều và qua đó góp phần kiến tạo nên một xã hội tốt đẹp hơn – nơi mọi người được sống bình đẳng; ngẩng cao đầu, trưởng thành qua việc tiếp cận nền giáo dục tiên tiến; đồng thời được ghi nhận thông qua tài năng và sự nỗ lực thực sự!
Kí tên: ………………………………….”
Xem thêm lời giải bài tập Lịch sử lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:
Bài 9: Trung Quốc từ thời cổ đại đến thế kỉ VII
Bài 10: Hy Lạp và La Mã cổ đại
Bài 11: Các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á
Bài 12: Sự hình thành và phát triển các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á (từ thế kỉ VII đến thế kỉ X)
Bài 13: Giao lưu văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu công nguyên đến thế kỉ X
Đăng bởi: THCS Bình Chánh
Chuyên mục: Lịch sử 6 Kết nối tri thức
- Lịch sử 6 Bài 1 Kết nối tri thức: Lịch sử và cuộc sống | Giải SGK Lịch sử lớp 6
- Lịch sử 6 Bài 2 Kết nối tri thức: Các nhà sử học dựa vào đâu để biết và phục hưng lại Lịch sử | Giải SGK Lịch sử lớp 6
- Lịch sử 6 Bài 3 Kết nối tri thức: Thời gian trong Lịch sử | Giải SGK Lịch sử lớp 6
- Lịch sử 6 Bài 4 Kết nối tri thức: Nguồn gốc loài người | Giải SGK Lịch sử lớp 6
- Lịch sử 6 Bài 5 Kết nối tri thức: Xã hội nguyên thủy | Giải SGK Lịch sử lớp 6
- Lịch sử 6 Bài 6 Kết nối tri thức: Sự chuyển biến và phân hóa của xã hội nguyên thủy | Giải SGK Lịch sử lớp 6