Lịch sử 7 Bài 13 Cánh diều: Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thời Ngô, Đinh, Tiền Lê (938 – 1009) | Soạn Sử 7
Mời các em theo dõi nội dung bài học do thầy cô trường Trung học Bình Chánh biên soạn sẽ giúp các em nắm chắc kiến thức nội dung bài học tốt hơn.
Giải bài tập Lịch sử 7 Bài 13: Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thời Ngô, Đinh, Tiền Lê (938 – 1009)
Bạn đang xem: Lịch sử 7 Bài 13 Cánh diều: Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thời Ngô, Đinh, Tiền Lê (938 – 1009) | Soạn Sử 7
Câu hỏi mở đầu trang 41 Bài 13 Lịch Sử lớp 7: Cố đô Hoa Lư là quần thể di tích Quốc gia đặc biệt, gắn với sự nghiệp của các nhân vật lịch sử thời Đinh, Tiền Lê và khởi đầu nhà Lý. Với địa hình thuận lợi cho việc tiến công và phòng ngự, Hoa Lư là căn cứ ban đầu của Đinh Bộ Lĩnh, đồng thời trở thành kinh đô của nước Đại Cồ Việt sau khi ông lên ngôi Hoàng đế, lập ra nhà Đinh.
Vậy nhà Ngô, Đinh, Tiền Lê được thành lập như thế nào? Những nét chính về hình chính trị, xã hội, văn hoá là gì? Nhà Tiền Lê đã làm gì để bảo vệ nền độc lập của dân tộc.
Trả lời:
– Sự thành lập
+ Sau trận chiến lịch sử tại sông Bạch Đằng (938), Ngô Quyền xưng vương, lập ra triều Ngô (939 – 968), đóng đô ở Cổ Loa
+ Sau khi Ngô Quyền mất, đất nước bị 12 sứ quân cát cứ. Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh tái thống nhất đất nước, lên ngôi vua lập nên triều Đinh (968 – 981), đóng đô tại Hoa Lư.
+ Năm 981, Lê Hoàn lên ngôi vua, lập triều Tiền Lê (981 – 1009)
– Khái quát về tình hình chính trị, xã hội, văn hóa
+ Chính trị: từng bước củng cố hoàn chỉnh hơn, phát triển mạnh
+ Xã hội: Hai giai cấp chủ yếu là: giai cấp thống trị và giai cấp bị trị
+ Văn hóa: giáo dục chưa phát triển; Nho giáo bắt đầu xâm nhập; đạo Phật và văn hóa dân gian phát triển.
– Nhà Tiền Lê tiến hành cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống năm 981 để bảo vệ nền độc lập dân tộc.
1. Những nét chính về thời Ngô
Câu hỏi trang 42 Lịch Sử lớp 7: Đọc thông tin, tư liệu và quan sát sơ đồ 13.1, hình 13.2, hãy nêu những nét chính về thời Ngô.
Trả lời:
– Sự thành lập: sau khi đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, năm 939, Ngô Quyền xưng vương, chọn Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội ngày nay) làm kinh đô
– Bộ máy nhà nước:
+ Ngô Quyền bãi bỏ chức tiết độ sứ, thiết lập một triều đình mới ở trung ương. Vua đứng đầu triều đình, quyết định mọi công việc; dưới vua có các chức quan: quan văn, quan võ.
+ Ở địa phương, Ngô Quyền cử các tướng có công lao trấn giữ và quản lí các châu quan trọng.
2. Sự thành lập nhà Đinh
Câu hỏi trang 43 Lịch Sử lớp 7: Đọc thông tin và quan sát hình 13.1, lược đồ 13.1 hãy trình bày quá trình Đinh Bộ Lĩnh thống nhất đất nước.
– Đọc thông tin và quan sát hình 13.3, hãy cho biết công lao của Đinh Bộ Lĩnh đối với dân tộc?
Trả lời:
Yêu cầu số 1: Quá trình Đinh Bộ Lĩnh thống nhất đất nước
– Năm 944, Ngô Quyền mất, Dương Tam Kha tiếm quyền, tự xưng là Bình Vương.
– Đến 965, chính quyền trung ương tê liệt, các hào trưởng địa phương nổi dậy khắp nơi, đất nước lâm vào “cục diện 12 sứ quân”.
– Trước tình hình đó, Đinh Bộ Lĩnh được sự ủng hộ của nhân dân đã liên kết với sứ quân Trần Lãm, chiêu dụ sứ quân Phạm Bạch Hổ và dẹp yên các sứ quân khác.
– Cuối năm 967, tình trạng cát cứ chấm dứt đất nước bình yên, thống nhất.
Yêu cầu số 2: Công lao của Đinh Bộ Lĩnh
– Dẹp yên các thế lực cát cứ, thống nhất đất nước.
– Thi hành nhiều chính sách nhằm củng cố sự thống nhất của đất nước, như: phong vương cho các con, cử tướng lĩnh thân cận nắm giữ các chức vụ chủ chốt; đúc tiền để lưu hành trong cả nước…
Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo
3. Tổ chức chính quyền thời Đinh, Tiền Lê
Câu hỏi trang 44 Lịch Sử lớp 7: Đọc thông tin và quan sát sơ đồ 13.2, hãy mô tả tổ chức chính quyền thời Tiền Lê.
Trả lời:
– Chính quyền trung ương:
+ Đứng đầu nhà nước là Vua, nắm mọi quyền hành
+ Dưới vua là các quan đại thần và hệ thống quan lại, gồm các chức quan văn, quan võ; tăng quan, đạo quan.
– Chính quyền địa phương:
+ Các con vua được phong vương và trấn giữ các vùng hiểm yếu.
+ Cả nước được chia thành các lộ, phủ hoặc châu.
4. Đời sống văn hóa và xã hội
Câu hỏi trang 45 Lịch Sử lớp 7: Đọc thông tin, tư liệu và quan sát hình 13.4, hãy: – Nêu những nét chính về đời sống xã hội thời Ngô, Đinh, Tiền Lê.
– Trình bày đời sống văn hóa thời Ngô, Đinh, Tiền Lê.
Trả lời:
Yêu cầu số 1: Những nét chính về đời sống xã hội thời Ngô, Đinh, Tiền Lê:
– Xã hội gồm các giai cấp và tầng lớp khác nhau về địa vị chính trị và kinh tế.
+ Giai cấp thống trị gồm: quý tộc, quan lại và một bộ phận nhà sư, đạo sĩ
+ Giai cấp bị trị gồm: nông dân, thợ thủ công, thương nhân và nô tì. Trong đó: nông dân là lực lượng lao động chính, có số lượng đông đảo nhất, đa số là người dân tự do, canh tác trên ruộng công làng xã. Nô tì là tầng lớp thấp kém nhất, số lượng không nhiều, chủ yếu phục vụ trong các gia đình quyền quý.
– Đời sống của nhân dân còn đơn giản, bình dị, mâu thuẫn giữa các tầng lớp và giai cấp chưa gay gắt.
Yêu cầu số 2: Đời sống văn hóa thời Ngô, Đinh, Tiền Lê:
– Tư tưởng – tôn giáo:
+ Đạo phật được truyền bá rộng rãi. Các nhà sư là người có học và được coi trọng, như: Ngô Chân Lưu, Đỗ Thuận, Vạn Hạnh,…
+ Nho giáo xâm nhập nhưng chưa ảnh hưởng đáng kể
– Giáo dục chưa phát triển
– Nhiều loại hình văn hóa dân gian tiếp tục phát triển, như: ca hát, nhảy múa, đua thuyền, đánh đu, đấu vật,…
5. Cuộc kháng chiến chống Tống của nhà Tiền Lê (Năm 981)
Câu hỏi trang 46 Lịch Sử lớp 7: Đọc thông tin, tư liệu và quan sát lược đồ 13.2, hãy mô tả cuộc kháng chiến chống Tống của nhà Tiền Lê năm 981.
Trả lời:
– Hoàn cảnh: Nhân cơ hội Đinh Ttieen Hoàng và Đinh Liễn bị sát hại, nội bộ triều đình nhà Đinh mâu thuẫn, nhà Tống đã đem quân xâm lược Đại Cồ Việt
– Diễn biến chính:
+ Đầu năm 981, quân Tống do tướng Hầu Nhân Bảo chỉ huy tiến hành đánh Đại Cồ Việt theo đường Thủy (sông Bạch Đằng) và đường bộ (Lạng Sơn).
+ Lê Hoàn trực tiếp tổ chức và lãnh đạo cuộc kháng chiến.
+ Tại cửa sông Bạch Đằng, Lê Hoàn cho đóng cọc để chặn thuyền của quân Tống. Nhiều trận chiến đấu ác liệt diễn ra khiến quân Tống đại bại.
+ Trên bộ, quân Đại Cồ Việt cũng chặn đánh ác liệt ở Chi Lăng, buộc quân Tống phải rút quân. Thừa thắng, quân Đại Cồ Việt truy kích diệt địch, quân Tống chết đến quá nửa. Tướng giặc bị giết.
– Kết quả: cuộc kháng chiến thắng lợi.
– Ý nghĩa:
+ Giữ vững được nền độc lập, tự chủ của đất nước.
+ Chứng tỏ bước phát triển của đất nước và khả năng bảo vệ độc lập của quân dân Đại Cồ Việt.
+ Đem lại cho nhân dân niềm tự hào, lòng tin ở sức mạnh và tiền đồ của dân tộc.
Luyện tập & Vận dụng
Luyện tập 1 trang 46 Lịch Sử lớp 7: Vẽ sơ đồ tư duy về tình hình chính trị, xã hội và văn hóa thời Ngô, Đinh, Tiền Lê.
Trả lời:
(*) Sơ đồ tham khảo
Luyện tập 2 trang 46 Lịch Sử lớp 7: Lập bảng thống kê những sự kiện tiêu biểu tương ứng với các mốc thời gian: 939, 944, 967, 979, 981.
Trả lời:
Thời gian |
Sự kiện |
939 |
Ngô Quyền xưng vương và lập nên nhà Ngô |
944 |
Ngô Quyền mất, Dương Tam Kha tiếm quyền, tự xưng là Bình Vương. |
967 |
Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước |
968 |
Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế (Đinh Tiên Hoàng), lấy niên hiệu là Thái Bình, đặt tên nước là Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư (Ninh Bình). |
979 |
Đinh Tiên Hoàng và con trai Đinh Liễn bị sát hại, con trai thứ là Đinh Toàn lên ngôi vua. |
981 |
– Quân Tống do tướng Hầu Nhân Bảo chỉ huy tiến đánh Đại Cồ Việt. – Cuộc kháng chiến chống Tỗng của nhân dân Đại Cồ Việt thắng lợi. |
Vận dụng 3 trang 46 Lịch Sử lớp 7: Giới thiệu về một nhân vật lịch sử được đề cập trong bài học.
Trả lời:
Gợi ý: Giới thiệu về nhân vật Đinh Bộ Lĩnh
Đinh Tiên Hoàng (Đinh Bộ Lĩnh 968 – 979) Đinh Bộ Lĩnh người động Hoa Lư, châu Đại Hoàng (Hoa Lư, Ninh Bình), con trai ông Đinh Công Trứ – một nha tướng của Dương Đình Nghệ, giữ chức thứ sử Châu Hoan.
Cha mất sớm, Đinh Bộ Lĩnh theo mẹ về quê ở, thường đi chăn trâu, bắt lũ trẻ khoanh tay làm kiệu để ngồi cho chúng rước và lấy bông lau làm cờ bày trận giả đánh nhau. Lớn lên rất thông minh, có khí phách và có tài thao lược.
Thấy nhân dân khổ sở vì loạn 12 sứ quân, Đinh Bộ Lĩnh dựng cờ nghĩa, mong lập nghiệp lớn. Đinh Bộ Lĩnh theo về dưới cờ của Trần Minh Công (Trần Lãm) ở Bố Hải Khẩu, được Trần Lãm nhận làm con nuôi. Khi Trần Lãm mất, Đinh Bộ Lĩnh thay quyền đem quân về giữ Hoa Lư, chiêu mộ hào kiệt để dẹp loạn 12 sứ quân. Năm Mậu Thìn (968) sau khi dẹp xong loạn 12 sứ quân, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế lấy niên hiệu là Tiên Hoàng đế, đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư.
Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo.
Xem thêm lời giải bài tập Lịch sử lớp 7 Cánh Diều hay, chi tiết khác:
Bài 14: Công cuộc xây dựng đất nước thời Lý (1009-1225)
Bài 15: Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược của nhà Lý (1075-1077)
Bài 16: Công cuộc xây dựng đất nước thời Trần (1226-1400)
Bài 17: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông-Nguyên của nhà Trần (thế kỉ XIII)
Bài 18: Nhà Hồ và cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược (1400-1407)
Xem thêm tài liệu Lịch sử lớp 7 Cánh Diều hay, chi tiết khác:
Lý thuyết Bài 13: Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thời Ngô, Đinh, Tiền Lê (939-1009)
Đăng bởi: THCS Bình Chánh
Chuyên mục: Lịch sử 7 Cánh Diều
- Lịch sử 7 Bài 1 Cánh diều: Quá trình hình thành và phát triển của chế độ phong kiến ở Tây Âu | Soạn Sử 7
- Lịch sử 7 Bài 2 Cánh diều: Các cuộc phát kiến địa lí từ thế kỉ XV đến thế kỉ XVI | Soạn Sử 7
- Lịch sử 7 Bài 3 Cánh diều: Phong trào Văn hóa Phục hưng | Soạn Sử 7
- Lịch sử 7 Bài 4 Cánh diều: Phong trào Cải cách tôn giáo | Soạn Sử 7
- Lịch sử 7 Bài 5 Cánh diều: Sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu thời trung đại | Soạn Sử 7
- Lịch sử 7 Bài 6 Cánh diều: Khái quát tiến trình lịch sử Trung Quốc | Soạn Sử 7