Lịch sử 7 Bài 3 Cánh diều: Phong trào Văn hóa Phục hưng | Soạn Sử 7
Mời các em theo dõi nội dung bài học do thầy cô trường Trung học Bình Chánh biên soạn sẽ giúp các em nắm chắc kiến thức nội dung bài học tốt hơn.
Giải bài tập Lịch sử 7 Bài 3: Phong trào Văn hóa Phục hưng
Bạn đang xem: Lịch sử 7 Bài 3 Cánh diều: Phong trào Văn hóa Phục hưng | Soạn Sử 7
Câu hỏi mở đầu trang 11 Bài 3 Lịch Sử lớp 7: Năm 1982, UNESCO ghi danh Trung tâm lịch sử tại thành phố Phờ-lo-ren (I-ta-li-a) là Di sản Thế giới. Đây là thành phố khởi nguồn của phong trào Văn hóa Phục hưng trong các thế kỉ XV – XVII. Vậy phong trào Văn hóa Phục hưng đã đạt được những thành tựu gì? Ý nghĩa và tác động của phong trào này đối với Tây Âu như thế nào?
Trả lời:
* Những thành tựu của phong trào Văn hóa Phục hưng:
– Về văn học:
+ M. Xéc-van-tét là một nhà văn lớn của Tây Ban Nha với tác phẩm nổi tiếng là Đôn Ki-hô-tê.
+ W. Sếch-xpia (người Anh) – nhà viết kịch vĩ đại thời Phục hưng với nhiều vở kịch nổi tiếng như: Rô-mê-ô và Giu-li-ét, Hăm-lét, Ô-ten-lô,…
– Về nghệ thuật:
+ Lê-ô-na đơ Vanh-xi (người I-ta-li-a) là một họa sĩ thiên tài, để lại nhiều kiệt tác cho nhân loại như: Bữa ăn tối cuối cùng, Nàng Mô-na Li-sa.
+ Mi-ken-lăng-giơ (người I-ta-li-a) là một danh họa, một nhà điêu khắc, kiến trúc sư nổi tiếng với những tác phẩm tiêu biểu: Sự sáng tạo Adam, Tượng Đa-vít,…
+ Nhiều công trình có giá trị cao về kiến trúc, điêu khắc ra đời, như: Lâu đài Sam-bô (Pháp), nhà thờ Xanh Pi-tơ (Va-ti-căng),…
– Về thiên văn học: thời kì này xuất hiện nhiều nhà khoa học dũng cảm chống lại những quan điểm sai lầm, bảo thủ. Tiêu biểu như: Cô-péc-ních, G. Ga-li-lê….
* Ý nghĩa và tác động của phong trào Văn hóa Phục hưng:
– Ý nghĩa:
+ Phong trào Văn hóa Phục hưng đã lên án nghiêm khắc Giáo hội Thiên Chúa giáo đương thời và đả phá trật tự xã hội phong kiến.
+ Giá trị và vẻ đẹp của con người cùng quyền tự do cá nhân được đề cao.
+ Văn hóa Phục hưng còn đề cao vai trò của khoa học tự nhiên và những quan điểm tiến bộ.
– Tác động:
+ Phong trào Văn hóa Phục hưng đã thúc đẩy quần chúng đấu tranh chống lại trật tự xã hội phong kiến.
+ Đây là cuộc cách mạng về tư tưởng, mở đường cho sự phát triển của văn hóa châu Âu cũng như văn hóa nhân loại.
1. Sự biến đổi về kinh tế, xã hội của Tây Âu từ thế kỉ XIII đến thế kỉ XVI
Câu hỏi trang 12 Lịch Sử lớp 7: Đọc thông tin và quan sát hình 3.2, hãy giới thiệu sự chuyển biến về kinh tế, xã hội ở Tây Âu đến thế kỉ XIII đến thế kỉ XVI và nêu hệ quả của nó.
Trả lời:
* Chuyển biến về kinh tế – xã hội:
– Kinh tế:
+ Giai cấp tư sản mở rộng kinh doanh, họ lập nhiều xưởng sản xuất quy mô lớn.
+ Các công ty thương mại và những đồn điền rộng lớn ra đời.
– Xã hội:
+ Giáo hội Thiên Chúa giáo ngày càng có xu hướng ngăn cản sự phát triển của văn hóa, khoa học.
+ Giai cấp tư sản có thế lực về kinh tế nhưng chưa có địa vị xã hội tương xứng.
* Hệ quả:
– Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa dần hình thành và ngày càng phát triển.
– Giai cấp tư sản đấu tranh chống lại tư tưởng lỗi thời của giai cấp phong kiến cùng giáo lí khắt khe của Giáo hội Thiên Chúa giáo đương thời, chủ trương khôi phục, làm sống lại những tinh hoa của nền văn hoá Hy Lạp và La Mã trước đây; đồng thời hình thành một nền văn hoá mới tiến bộ.
2. Thành tựu tiêu biểu của phong trào Văn hóa Phục hưng
Câu hỏi 1 trang 13 Lịch Sử lớp 7: Đọc thông tin và quan sát các hình 3.3 đến 3.4, hãy trình bày những thành tựu tiêu biểu của Phong trào Văn hóa Phục hưng.
Trả lời:
– Về văn học:
+ M. Xéc-van-tét là một nhà văn lớn của Tây Ban Nha với tác phẩm nổi tiếng là Đôn Ki-hô-tê.
+ W. Sếch-xpia (người Anh) – nhà viết kịch vĩ đại thời Phục hưng với nhiều vở kịch nổi tiếng như: Rô-mê-ô và Giu-li-ét, Hăm-lét, Ô-ten-lô,…
– Về nghệ thuật:
+ Lê-ô-na đơ Vanh-xi (người I-ta-li-a) là một họa sĩ thiên tài, để lại nhiều kiệt tác cho nhân loại như: Bữa ăn tối cuối cùng, Nàng Mô-na Li-sa.
+ Mi-ken-lăng-giơ (người I-ta-li-a) là một danh họa, một nhà điêu khắc, kiến trúc sư nổi tiếng với những tác phẩm tiêu biểu: Sự sáng tạo Adam, Tượng Đa-vít,…
+ Nhiều công trình có giá trị cao về kiến trúc, điêu khắc ra đời, như: Lâu đài Sam-bô (Pháp), nhà thờ Xanh Pi-tơ (Va-ti-căng),…
– Về thiên văn học: thời kì này xuất hiện nhiều nhà khoa học dũng cảm chống lại những quan điểm sai lầm, bảo thủ, tiêu biểu như: Cô-péc-ních; G. Ga-li-lê; Bru-nô…
3. Ý nghĩa và tác động của phong trào Văn hóa Phục hưng đối với xã hội Tây Âu
Câu hỏi 2 trang 13 Lịch Sử lớp 7: Đọc thông tin, hãy nêu ý nghĩa và tác động của phong trào Văn hóa Phục Hưng.
Trả lời:
– Ý nghĩa:
+ Phong trào Văn hóa Phục hưng đã lên án nghiêm khắc Giáo hội Thiên Chúa giáo đương thời và đả phá trật tự xã hội phong kiến.
+ Giá trị và vẻ đẹp của con người cùng quyền tự do cá nhân được đề cao.
+ Văn hóa Phục hưng còn đề cao vai trò của khoa học tự nhiên và những quan điểm tiến bộ.
– Tác động:
+ Phong trào Văn hóa Phục hưng đã thúc đẩy quần chúng đấu tranh chống lại trật tự xã hội phong kiến.
+ Đây là cuộc cách mạng về tư tưởng, mở đường cho sự phát triển của văn hóa châu Âu cũng như văn hóa nhân loại.
Luyện tập & Vận dụng
Luyện tập 1 trang 13 Lịch Sử lớp 7: Dựa vào nội dung bài học, hãy lập bảng mô tả một số thành tựu của phong trào Văn hóa Phục hưng theo nội dung sau:
Trả lời:
Lĩnh vực |
Tác giả tiêu biểu |
Công trình, tác phẩm tiêu biểu |
Hội họa |
Lê-ô-na đờ Vanh-xi |
– Nàng Mô-na-li-sa – Bữa tiệc cuối cùng |
Mi-ken-lăng-giơ |
– Sự sáng tạo A-đam |
|
Ra-pha-en |
– Trường học A-ten |
|
Kiến trúc |
|
– Lâu đài Sam-bô (Pháp) – Nhà thờ Xanh Pi-tơ (I-ta-li-a) |
Điêu khắc |
Mi-ken-lăng-giơ |
– Tượng Đa-vít – Tượng Đức mẹ sầu bi |
Văn học |
Sếch-xpia |
– Kịch: Rô-mê-ô và Giu-li-ét… |
Xéc-van-téc |
– Tiểu thuyết: Đôn Ki-hô-tê |
|
Pie Giôn-sát |
– Quyển thơ tình thứ nhất. – Quyển thơ tình thứ hai |
|
Khoa học |
Cô-péc-ních |
Thuyết nhật tâm |
Luyện tập 2 trang 13 Lịch Sử lớp 7: Tại sao nói: Phong trào Văn hóa Phục hưng đã sản sinh ra “những người khổng lồ”?
Trả lời:
– Phong trào Văn hóa Phục hưng đã sản sinh ra “những người khổng lồ” vì: trong phong trào Phục hưng đã xuất hiện nhiều nhà văn hóa, nhà khoa học thiên tài được người đời sau kính trọng, ngưỡng mộ. ví dụ:
+ Danh họa: Lê-ô-na Đơ-vanh-xi.
+ Danh họa, nhà điêu khắc: Mi-ken-lăng-giơ
+ Nhà soạn kịch: Sếch-xpia
+ Nhà khoa học: Cô-pec-nic, Ga-li-lê…
Vận dụng 3 trang 13 Lịch Sử lớp 7: Trong vai là hướng dẫn viên du lịch, hãy giới thiệu một thành tựu của phong trào Văn hóa Phục hưng mà em ấn tượng.
Trả lời:
(*) Giới thiệu về bức tranh: Nàng Mô-na-li-sa
Mô-na Li-sa là một bức chân dung được danh họa Lê-ô-na đơ Vanh-xi thực hiện vào khoảng cuối thế kỉ XVI. Bức tranh này được vẽ bằng chất liệu sơn dầu trên một tấm gỗ dương. Tác phẩm thuộc sở hữu của Chính phủ Pháp và hiện được trưng bày tại bảo tàng Louvre ở Paris, Pháp với tên gọi Chân dung Lisa Gherardini, vợ của Francesco del Giocondo.
Bức tranh là một bức chân dung nửa người và thể hiện một phụ nữ có những nét thể hiện trên khuôn mặt thường được miêu tả là bí ẩn. Sự mơ hồ trong nét thể hiện của người mẫu, sự lạ thường của thành phần nửa khuôn mặt, và sự huyền ảo của các kiểu mẫu hình thức và không khí hư ảo là những tính chất mới lạ góp phần vào sức mê hoặc của bức tranh. Có lẽ nó là bức tranh nổi tiếng nhất từng bị đánh cắp và được thu hồi về bảo tàng Louvre. Ít tác phẩm nghệ thuật khác từng là chủ đề của nhiều sự chăm sóc kỹ lưỡng, nghiên cứu, thần thoại hoá và bắt chước tới như vậy.
Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo.
Xem thêm lời giải bài tập Lịch sử lớp 7 Cánh Diều hay, chi tiết khác:
Bài 4: Phong trào Cải cách tôn giáo
Bài 5: Sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu thời trung đại
Bài 6: Khái quát tiến trình lịch sử Trung Quốc
Bài 7: Văn hóa Trung Quốc
Bài 8: Khái quát lịch sử Ấn Độ thời phong kiến
Xem thêm tài liệu Lịch sử lớp 7 Cánh Diều hay, chi tiết khác:
Lý thuyết Bài 3: Phong trào văn hóa phục hưng
Đăng bởi: THCS Bình Chánh
Chuyên mục: Lịch sử 7 Cánh Diều
- Lịch sử 7 Bài 1 Cánh diều: Quá trình hình thành và phát triển của chế độ phong kiến ở Tây Âu | Soạn Sử 7
- Lịch sử 7 Bài 2 Cánh diều: Các cuộc phát kiến địa lí từ thế kỉ XV đến thế kỉ XVI | Soạn Sử 7
- Lịch sử 7 Bài 4 Cánh diều: Phong trào Cải cách tôn giáo | Soạn Sử 7
- Lịch sử 7 Bài 5 Cánh diều: Sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu thời trung đại | Soạn Sử 7
- Lịch sử 7 Bài 6 Cánh diều: Khái quát tiến trình lịch sử Trung Quốc | Soạn Sử 7
- Lịch sử 7 Bài 7 Cánh diều: Văn hóa Trung Quốc | Soạn Sử 7