Lịch Sử 7 Bài 7 Kết nối tri thức: Vương quốc Lào | Soạn Sử 7
Mời các em theo dõi nội dung bài học do thầy cô trường Trung học Bình Chánh biên soạn sẽ giúp các em nắm chắc kiến thức nội dung bài học tốt hơn.
Giải bài tập Lịch Sử 7 Bài 7: Vương quốc Lào
Bạn đang xem: Lịch Sử 7 Bài 7 Kết nối tri thức: Vương quốc Lào | Soạn Sử 7
Câu hỏi mở đầu trang 39 Bài 7 Lịch sử 7: Theo em công trình Thạt Luổng được xây dựng vào thời kì nào? Hãy chia sẻ một số hiểu biết của em về đất nước Lào thời kì đó?
Trả lời:
– Thạt Luổng được xây từ năm 1566 dưới triều của vua Xệt-tha-thi-lạt, tháp xây theo hình dáng một nậm rượu, ở trên một phế tích của một ngôi đền tại Ấn Độ vào thế kỷ thứ XIII. Di tích này đã được công nhận là di sản văn hóa thế giới năm 1992.
– Chia sẻ hiểu biết về Vương quốc Lào
+ Được Pha Ngừm thành lập vào năm 1353.
+ Tên gọi ban đầu là: Lan Xang (có nghĩa là Triệu Voi).
+ Vương quốc Lào phát triển thịnh vượng trong các thế kỉ XV – XVII.
1. Quá trình hình thành, phát triển của Vương quốc
Câu hỏi trang 39 Lịch sử 7: Hãy trình bày quá trình hình thành và phát triển của Vương quốc Lào.
Trả lời:
– Quá trình hình thành:
+ Lào gắn liên với dòng sông Mê Công. Nơi đây từ xa xưa đã có người sinh sống gọi là người Lào Thơng.
+ Đầu thế kỉ XIII, một nhóm người nói tiếng Thái di cư đến đất Lào => Lào Lùm. Họ sinh sống hòa hợp với người Lào Thơng hợp chung lại là người Lào.
+ Năm 1353: Pha Ngừm đã tập hợp và thống nhất các mường Lào và lên ngôi vua. Đặt tên nước là Lan Xang (Triệu Voi).
– Quá trình phát triển: Vương quốc Lào từng bước phát triển và đạt tới sự thịnh vượng trong các thế kỉ XV – XVII.
2. Vương quốc Lào thời Lan Xang
Câu hỏi 1 trang 40 Lịch sử 7: Khai thác tư liệu trên cho em biết gì về kinh tế của Vương quốc Lan-Xang.
Trả lời:
– Qua đoạn tư liệu, có thể thấy:
+ Ở vương quốc Lan Xang, hoạt động sản xuất nông nghiệp khá phát triển, với nhiều sản vật, như: lúa gạo, bông
+ Bên cạnh sản xuất nông nghiệp, người Lào còn tiến hành các hoạt động chăn nuôi gia súc (gà, trâu…) khai thác lâm sản (sừng tê…).
+ Cư dân Lan Xang đã có sự trao đổi, buôn bán với nước ngoài.
Câu hỏi 2 trang 40 Lịch sử 7: Hãy nêu và đánh giá về sự phát triển của Vương quốc Lan Xang.
Trả lời:
* Sự phát triển của Vương quốc Lan Xang:
– Về tổ chức nhà nước:
+ Các vua Lan Xang chia đất nước thành 7 mườn.
+ Đứng đầu nhà nước là vua, dưới vua có một phó tướng và 7 quan địa thần kiêm tổng đốc tỉnh.
+ Quân đội bao gồm quân thường trực và quân địa phương.
– Kinh tế phát triển thịnh đạt, xã hội ổn định, văn hóa phát triển.
– Về ngoại giao: Lan Xang chú ý giữ quan hệ hòa hiếu với các nước láng giềng, đồng thời cũng cương quyết chiến đấu chống xâm lược, bảo vệ lãnh thổ, độc lập dân tộc.
* Đánh giá: Đây giai đoạn thịnh vượng nhất trong lịch sử của Lào song lại diễn ra rất ngắn chỉ trong khoảng 3 thế kỷ (thế kỉ XV – XVIII). Từ thế kỉ XVIII trở về sau, Lan Xang suy yếu dần và sau đó đến năm 1893, Lào bị thực dân Pháp xâm lược.
3. Một số nét tiêu biểu về văn hóa
Câu hỏi trang 41 Lịch sử 7: Hãy nêu một số nét tiêu biểu về văn hóa của Vương quốc Lào.
Trả lời:
– Dưới thời phong kiến, người Lào đã xây dựng được một nền văn hóa riêng:
+ Chữ viết: sáng tạo hệ thống chữ viết riêng của dân tộc mình trên cơ sở chữ viết của Campuchia và Mi-an-ma.
+ Văn học: Văn học dân gian, Văn học viết
+ Đời sống văn hóa của người Lào rất phong phú và hồn nhiên (tiêu biểu là điệu múa Lăm vông).
+ Tôn giáo: tiếp thu đạo Hindu và đạo Phật.
+ Kiến trúc: xây dựng một số công trình kiến trúc Phật giáo điển hình là tháp Thạt Luổng ở Viêng Chăn.
Luyện tập – Vận dụng
Luyện tập – Vận dụng 1 trang 41 Lịch sử 7: Lập trục thời gian và điền các thông tin về sự hình thành, phát triển của Vương quốc Lào.
Trả lời:
(*) Sơ đồ trục thời gian tham khảo
Luyện tập – Vận dụng 2 trang 41 Lịch sử 7: Tìm hiểu thêm từ sách, báo và internet về những thành tựu văn hóa tiêu biểu của đất nước Lào. Em ấn tượng nhất về thành tựu nào? Vì sao?.
Trả lời:
(*) Giới thiệu: Điệu múa Lăm-vông của người Lào
Hình ảnh những cô gái Lào duyên dáng trong điệu múa Lăm-vông
– Lăm Vông – điệu múa truyền thống của Lào.
– Đây là một điệu nhảy dân gian Lào và thường được múa trong các lễ hội, đám cưới, các bữa tiệc. Đây là điệu múa mà mọi người đứng theo hai vòng tròn, nữ ở vòng tròn trong; nam ở vòng tròn ngoài và di chuyển ngược chiều kim đồng hồ. Trước khi nhảy hai người chào nhau theo kiểu Lào bằng cách chắp tay trước ngực, chân hơi chùng xuống, đầu hơi cúi, đây cũng là kiểu chào của người Thái.
– Điệu nhảy này là minh chứng rõ nét cho một đời sống văn hóa của người Lào rất phong phú và hồn nhiên.
Xem thêm lời giải bài tập Lịch sử lớp 7 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:
Bài 8: Vương quốc Cam-pu-chia
Bài 9: Đất nước buổi đầu độc lập
Bài 10: Đại Cồ Việt thời Đinh và Tiền Lê (968 – 1009)
Bài 11: Nhà Lý xây dựng và phát triển đất nước (1009 – 1225)
Bài 12: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075 – 1077)
Xem thêm tài liệu Lịch sử lớp 7 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:
Lý thuyết Bài 7: Vương quốc Lào
Đăng bởi: THCS Bình Chánh
Chuyên mục: Lịch sử 7 Kết nối tri thức
- Lịch Sử 7 Bài 1 Kết nối tri thức: Quá trình hình thành và phát triển của chế độ phong kiến ở Tây Âu | Soạn Sử 7
- Lịch Sử 7 Bài 2 Kết nối tri thức: Các cuộc phát kiến địa lí và sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu | Soạn Sử 7
- Lịch Sử 7 Bài 3 Kết nối tri thức: Phong trào Văn hóa Phục hưng và Cải cách tôn giáo | Soạn Sử 7
- Giải Lịch Sử 7 Bài 4 Kết nối tri thức: Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX | Soạn Sử 7
- Lịch Sử 7 Bài 5 Kết nối tri thức: Ấn Độ từ thế kỉ IV đến giữa thế kỉ XIX | Soạn Sử 7
- Giải Lịch Sử 7 Bài 6 Kết nối tri thức: Các vương quốc phong kiến Đông Nam Á nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI | Soạn Sử 7