Học TậpLịch sử 7 Cánh DiềuLớp 7

Lịch sử 7 Bài 9 Cánh diều: Văn hóa Ấn Độ thời phong kiến | Soạn Sử 7

Mời các em theo dõi nội dung bài học do thầy cô trường Trung học Bình Chánh biên soạn sẽ giúp các em nắm chắc kiến thức nội dung bài học tốt hơn.

Giải bài tập Lịch sử 7 Bài 9: Văn hóa Ấn Độ thời phong kiến

Bạn đang xem: Lịch sử 7 Bài 9 Cánh diều: Văn hóa Ấn Độ thời phong kiến | Soạn Sử 7

Câu hỏi mở đầu trang 32 Bài 9 Lịch Sử lớp 7: Lăng Ta-giơ Ma-han được xây dựng vào thế kì XVII, là biểu tượng về tình yêu của vua Sa-gia-han dành cho hoàng hậu cảa minh (đã mất). Công trinh này được ví như “Viên ngọc của những đền đài Ấn Độ” và là một trong những thành tựu văn hóa tiêu biểu của Ấn Độ thời phong kién. Năm 1983, Lăng Ta-gio Ma-han được UNESCO ghi danh là Di sản Thế giới.

Ngoài công trình trên, Ấn Độ thời phong kiến còn có nhiều thành tựu văn hoá trên các lĩnh vục tôn giáo, chữ viết, văn học, kiến trúc, điêu khắc, …

Vậy văn hoá Ấn Độ thời phong kiến có những thành tựu tiêu biểu nào?

Lăng Ta-giơ Ma-han được xây dựng vào thế kì XVII, là biểu tượng về tình yêu

Trả lời:

– Dưới thời phong kiến, cư dân Ấn Độ đã đạt được nhiều thành tựu tiêu biểu trên các lĩnh vực: tôn giáo, chữ viết – văn học; kiến trúc – điêu khắc…

1. Tôn giáo

Câu hỏi trang 32 Lịch Sử lớp 7: Đọc thông tin và quan sát các hình 9.1, 9.2 hãy giới thiệu những nét chính về tôn giáo ở Ấn Độ thời phong kiến.

Đọc thông tin và quan sát các hình 9.1, 9.2 hãy giới thiệu những nét chính về tôn giáo

Trả lời:

– Ấn Độ là quê hương của nhiều tôn giáo lớn, như Ấn Độ giáo, Phật giáo, Giai-na giáo (Kì-na giáo),…

– Ấn Độ còn là nơi Hồi giáo, Thiên Chúa giáo được truyền bá rộng rãi.

– Tôn giáo gắn bó mật thiết cuộc sống người dân Ấn Độ.

2. Chữ viết và văn học

Câu hỏi trang 33 Lịch Sử lớp 7: Đọc thông tin và giới thiệu một số thành tựu tiêu biểu về chữ viết và văn học của Ấn Độ thời phong kiến.

Trả lời:

Chữ viết:

+ Chữ Phạn có từ thời cổ đại đã đạt đến mức hoàn thiện, được sử dụng phổ biến.

+ Chữ Phạn cũng trở thành cơ sở để sáng tạo ra nhiều loại chữ viết khác, như: chữ Hin-đi, chữ Đê-va-na-ga-ri…

– Văn học:

+ Chịu ảnh hưởng của tôn giáo, gồm nhiều thể loại: thơ ca, kịch, truyện thần thoại,…

+ Hai tác phẩm bất hủ là: khúc bi ca Sứ mây và vở kịch Sơ-cun-tơ-la của Ca-li-đa-xa.

3. Kiến trúc, điêu khắc

Câu hỏi trang 33 Lịch Sử lớp 7: Đọc thông tin và quan sát các hình 9.1, đến 9.3 hãy:

– Giới thiệu những nét chính về kiến trúc, điêu khắc tiêu biểu ở Ấn Độ thời phong kiến.

– Nêu nhận xét về văn hóa Ấn Độ thời phong kiến.

Đọc thông tin và quan sát các hình 9.1, đến 9.3 hãy: Giới thiệu những nét chính về kiến trúc

Trả lời:

Yêu cầu số 1: Nghệ thuật, điêu khắc của Ấn Độ:

+ Các công trình kiến trúc – điêu khắc của Ấn Độ đều chịu ảnh hưởng của các tôn giáo, như: Phật giáo, Ấn Độ giáo, Hồi giáo.

+ Các công trình tiêu biểu là: chùa hang A-gian-ta; Đại bảo tháp San-chi; Lăng Ta-giơ Ma-han, Lăng Hu-may-un…

Yêu cầu số 2: Nhận xét:

– Cư dân Ấn độ thời phong kiến đã có nhiều đóng góp lớn cho kho tàng văn minh nhân loại

– Các thành tựu văn hóa đã phản ánh trình độ phát triển cao về tư duy, sự lao động, sáng tạo miệt mài và tài hoa của cư dân Ấn Độ

– Văn hóa Ấn Độ dưới thời phong kiến có sự lan tỏa mạnh mẽ ra bên ngoài, trong đó: khu vực chịu ảnh hưởng sâu sắc nhất của văn hóa Ấn Độ là Đông Nam Á.

– Nhiều thành tựu văn hóa Ấn Độ thời phong kiến vẫn còn ảnh hưởng đến ngày nay. Ví dụ: các công trình chùa hang A-gian-ta; Lăng Ta-giơ Ma-han… trở thành những địa điểm thu hút khách du lịch; các tác phẩm khúc bi ca Sứ mây và vở kịch Sơ-cun-tơ-la… vẫn làm say đắm lòng người.

Luyện tập & Vận dụng

Luyện tập 1 trang 33 Lịch Sử lớp 7: Trình bày một số thành tựu tiêu biểu của văn hóa Ấn Độ phong kiến.

Trả lời:

– Tôn giáo:

+ Là quê hương của nhiều tôn giáo lớn: Ấn Độ giáo, Phật giáo, Giai-na giáo..

+ Ấn Độ cũng là nơi Hồi giáo, Thiên Chúa giáo được truyền bá rộng rãi.

+ Tôn giáo gắn bó mật thiết cuộc sống người dân Ấn Độ.

Chữ viết và văn học:

+ Chữ Phạn có nguồn gốc từ thời cổ đại và đã đạt đến mức hoàn thiện.

+ Văn học: gồm nhiều thể loại (thơ, kịch, truyện thần thoại,…), chịu ảnh hưởng của tôn giáo.

Kiến trúc, điêu khắc:

+ Chịu ảnh hưởng sâu sắc của các tôn giáo.

+ Nhiều công trình kiến trúc đền thờ, chùa mang đậm phong cách tôn giáo vẫn còn được lưu giữ đến ngày nay.

Vận dụng 2 trang 33 Lịch Sử lớp 7: Giới thiệu một công trình văn hóa tiêu biểu của Việt Nam có ảnh hưởng từ văn hóa Phật Giáo hoặc Hinđu giáo của Ấn Độ.

Trả lời:

(*) Giới thiệu: Tượng Phật Quan âm nghìn mắt nghìn tay

– Tượng Phật Quan âm nghìn mắt nghìn tay hiện được lưu giữ tại chùa Bút Tháp, xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Tượng được làm từ chất liệu gỗ, có chiều cao khoảng 235 cm, rộng 200 cm và đường kính vành tay phụ là 224 cm. Theo các nhà nghiên cứu, tượng Phật Quan âm nghìn mắt nghìn tay được các nghệ nhân Việt Nam chế tác vào khoảng thế kỉ XVII.

– Kết cấu của tượng Phật Quan âm nghìn mắt nghìn tay, gồm 2 phần: phần tượng và phần bệ đỡ.

+ Tượng ngồi trong tư thế thiền định, có 11 mặt chính nhìn ra phía trước, và 2 mặt phụ ở 2 bên, đầu đội mũ “ thiên quan”. Đầu tượng tạo thành nhiều lớp, trên cùng là tượng A-Di-Đà ngồi trên tòa sen trong tư thế thiền định, tượng có 42 cánh tay lớn, các cánh tay để trần, các bàn tay trong tư thế ấn quyết và thiền định, các vòng cánh tay phụ tạo thành một vòng tròn lớn đặt rời phía sau tượng (gồm 789 cánh tay) trong mỗi bàn tay có 01 con mắt. Phật ngồi trên tòa sen hồng được trang trí hoa văn: sóng nước, rồng mây…

+ Phần Bệ: hình rồng đội đài sen. Đài gồm ba lớp cánh sen cánh to xen lẫn cánh nhỏ. Phần bệ tượng được tạo theo kiểu sumeru bố trí thành nhiều cấp với hình chữ Nhật chém góc. Chính giữa có một hàng chữ Hán ghi niên đại tạc tượng: “Tuế thứ Bính Thân, thu nguyệt cốc nhật danh tạo”. Mặt bên phải chạm hình hai ô trám lồng vào nhau, hình đồng tiền kép, chính giữa có ghi dòng chữ “Nam Đồng Giao Thọ Nam trương tiên sinh phụng khắc”. Hai dòng chữ cho biết ngày tạc tượng và người tạc tượng (Trương tiên sinh hoàn thành vào một ngày tốt  mùa Thu năm Bính Thân – 1656).

– Giá trị tiêu biểu: Tượng Phật Quan âm nghìn mắt nghìn tay được coi là một tác phẩm độc nhất vô nhị trong nghệ thuật Phật giáo nói riêng và nghệ thuật tạo hình nói chung của Việt Nam thế kỷ XVII. Tượng được chạm khắc khéo với dáng hành đạo, thư thái, thể hiện nhiều tầng đầu chống nhau, nhiều lớp cánh tay tạo thành hình vòng tròn nổi. Bức tượng này là tác phẩm nghệ thuật đặc sắc của thời Lê Trung Hưng còn lại đến ngày nay.

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo

Xem thêm lời giải bài tập Lịch sử lớp 7 Cánh Diều hay, chi tiết khác: 

Bài 10: Khái quát lịch sử Đông Nam Á

Bài 11: Vương quốc Cam-pu-chia

Bài 12: Vương quốc Lào

Bài 13: Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thời Ngô, Đinh, Tiền Lê (938 – 1009)

Bài 14: Công cuộc xây dựng đất nước thời Lý (1009-1225)

Xem thêm tài liệu Lịch sử lớp 7 Cánh Diều hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 9: Văn hóa Ấn Độ thời phong kiến

Đăng bởi: THCS Bình Chánh

Chuyên mục: Lịch sử 7 Cánh Diều

Rate this post


Trường THCS Bình Chánh

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button