Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất (7 Mẫu)
Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất. (IIlya Ehrenburg (I-li-a E-ren-bua)). Hãy xem đây là câu chủ đề, từ đó, viết hai đoạn văn, một đoạn đặt câu chủ đề ở đầu đoạn (diễn dịch) và một đoạn đặt câu chủ đề ở cuối đoạn (quy nạp). Đây là nội dung câu 3 trang 65, SGK Ngữ văn 8. Nếu các em chưa có nhiều ý tưởng để làm bài thì hãy tham khảo 7 bài mẫu dưới đây do thầy cô biên soạn nhé.
Đề bài: Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất. (IIlya Ehrenburg (I-li-a E-ren-bua)). Hãy xem đây là câu chủ đề, từ đó, viết hai đoạn văn, một đoạn đặt câu chủ đề ở đầu đoạn (diễn dịch) và một đoạn đặt câu chủ đề ở cuối đoạn (quy nạp)
Diễn dịch, quy nạp là hai kiểu tổ chức đoạn văn khác nhau, nhưng đều đáp ứng yêu cầu cơ bản của một đoạn văn: thể hiện rõ chủ đề. Do có câu chủ đề, việc tiếp nhận nội dung đoạn văn trở nên thuận lợi hơn, dù câu chủ đề được đặt ở đầu đoạn (diễn dịch) hay ở cuối đoạn (quy nạp). Hai kiểu đoạn văn này đặc biệt phù hợp với văn bản nghị luận.
Bạn đang xem: Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất (7 Mẫu)
Hướng dẫn viết đoạn văn diễn dịch, quy nạp cho câu chủ đề Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất
– Ý nghĩa của câu chủ đề: Tình cảm yêu mến, gắn bó với những gì hết sức gần gũi, thậm chí bị xem là tầm thường cũng là yêu nước.
– Học sinh có thể liệt kê ra các biểu hiện, diễn đạt thành các câu hoàn chỉnh. Sau đó đặt câu chủ đề vào hai vị trí khác nhau.
Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất (IIlya Ehrenburg) – Mẫu 1
Đặt câu chủ đề ở đầu đoạn (diễn dịch):
Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất. Lòng yêu nước chính là tình yêu quê hương đất tổ nơi mình sinh ra và lớn lên. Lòng yêu nước có thể là yêu lũy tre xanh bao quanh làng, yêu dòng sông chảy trước nhà, yêu chân ruộng thơm mùi gốc rạ, yêu con cò đứng khoan thai trên đồng bên dáng mẹ còng lưng làm cỏ lúa… Tình cảm ấy đơn giản, gần gũi và nằm ngay trong lời ăn tiếng nói hằng ngày của mỗi người. Mỗi chúng ta từ lúc sinh ra cho tới lúc lớn khôn và trưởng thành thì gia đình là nơi nuôi dưỡng, dạy dỗ. Đó là nơi chúng ta cần yêu thương đầu tiên. Mai này chúng ta lớn lên có trường học, xã hội, những người bạn xung quanh. Chúng ta cần phải san sẻ tình yêu thương của mình cho tất cả mọi người nếu có thể. Đôi khi lòng yêu nước chỉ là tình cảm đơn giản, bình dị như vậy nhưng lại có ý nghĩa rất lớn.
Đặt câu chủ đề ở cuối đoạn (quy nạp):
Lòng yêu nước là tình yêu đối với quê hương, đất nước; nỗ lực cố gắng không ngừng để dựng xây và phát triển đất nước ngày càng giàu mạnh hơn. Lòng yêu nước là tình cảm cao cả, thiêng liêng của mỗi người dành cho quê hương đất nước. Đó là yêu sông, yêu núi, yêu làng, yêu xóm, yêu người dân sống trên mảnh đất hình chữ S. Tình cảm ấy đơn giản, gần gũi và nằm ngay trong lời ăn tiếng nói hằng ngày của mỗi người. Mỗi chúng ta từ lúc sinh ra cho tới lúc lớn khôn và trưởng thành thì gia đình là nơi nuôi dưỡng, dạy dỗ. Đó là nơi chúng ta cần yêu thương đầu tiên. Mai này chúng ta lớn lên có trường học, xã hội, những người bạn xung quanh. Chúng ta cần phải san sẻ tình yêu thương của mình cho tất cả mọi người nếu có thể. Đôi khi lòng yêu nước chỉ là tình cảm đơn giản, bình dị như vậy nhưng lại có ý nghĩa rất lớn. Như vậy, ta có thể hiểu lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất.
Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất (IIlya Ehrenburg) – Mẫu 2
Đặt câu chủ đề ở đầu đoạn (diễn dịch):
Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất. Bởi đất nước là một khái niệm vô cùng rộng lớn, được hình thành nên từ những điều nhỏ nhặt, tầm thường nhất. Đó là từng người dân, từng gia đình, từng khu vườn, từng nhà máy, từng con đường, từng dòng sông… Chính từng thứ nhỏ bé, ta có thể nhìn thấy, chạm đến mỗi ngày ấy đã tạo nên tổ quốc thân thương. Vì vậy, tình yêu nước, chính là yêu người thân bạn bè, yêu mái nhà, trường học, yêu những hàng cây, dòng sông xung quanh mình. Khi ta yêu quý tất cả những thứ tưởng như tầm thường xung quanh mình ấy, ta sẽ tự mình trân quý, bảo vệ, giữ gìn chúng. Khi đó chính là ta đang yêu, đang bảo vệ tổ quốc thân yêu rồi.
Đặt câu chủ đề ở cuối đoạn (quy nạp):
Đất nước được định nghĩa từ những thứ đã tạo nên mình. Tưởng chừng như thật khó hiểu nhưng cũng rất đỗi hiển nhiên. Chính những con người, những ngôi trường, những dòng sông, những nhà máy… xung quanh ta là điều dựng thành đất nước. Những thứ ấy luôn hiện hữu xung quanh ta, đến mức trở nên hiển nhiên và tầm thường. Nhưng đất nước chính là gần gũi với chúng ta như thế. Nó hiện thân trong người mẹ người cha, hiện thân qua mặt hồ yên ả, qua khu rừng xanh tươi, qua con đường nhộn nhịp. Chính vì vậy, lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất.
Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất (IIlya Ehrenburg) – Mẫu 3
Đặt câu chủ đề ở đầu đoạn (diễn dịch):
Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất. Chúng ta yêu những gì thuộc về đất nước như xóm làng quen thuộc, cánh đồng lúa chín hay con sông hiền hòa. Những bạn trẻ học tập thật tốt để tương lai cống hiến cho đất nước. Sự tiếp thu văn hóa nước ngoài một cách có chọn lọc dựa trên tinh thần giữ gìn bản sắc dân tộc. Hay mỗi người cần phải có tinh thần quyết tâm bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ của đất nước trong mọi hoàn cảnh.
Đặt câu chủ đề ở cuối đoạn (quy nạp):
Tình yêu đất nước có thể là tình yêu với những gì thuộc về đất nước như xóm làng quen thuộc, cánh đồng lúa chín hay con sông hiền hòa. Có thể, tình yêu mà mỗi người dành cho lời ru của mẹ, câu chuyện kể của bà. Ngoài ra còn có thể là hành động của những bạn trẻ học tập thật tốt để tương lai cống hiến cho đất nước. Hay sự tiếp thu văn hóa nước ngoài một cách có chọn lọc dựa trên tinh thần giữ gìn bản sắc dân tộc. Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất.
Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất (IIlya Ehrenburg) – Mẫu 4
Đặt câu chủ đề ở đầu đoạn (diễn dịch):
Khi nói “Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất” thì thực chất tác giả muốn đề cập đến tình cảm của con người đối với những đặc trưng riêng biệt của những nơi mà con người sống. Mỗi vùng quê, mỗi miền đất đều có nét riêng của nó, đều có những cái mà nơi khác không có được. Vì thế, yêu quê hương, đất nước, yêu Tổ quốc chính là yêu cái vẻ đẹp rất riêng tư này, cái vẻ đẹp đã gắn bó, đã trở thành máu thịt của mỗi con người.
Đặt câu chủ đề ở cuối đoạn (quy nạp):
Lòng yêu nước, trước hết, là một loại tình cảm của con người nhưng là tình cảm đặc biệt nhất, quan trọng nhất tạo nên sự liên kết bền vững giữa các thành viên trong một cộng đồng, một dân tộc, một đất nước. Để có được lòng yêu nước cần phải có sự nhận thức cao, nhận thức đúng đắn. Con người bao giờ cũng sống thành cộng đồng, có gắn bó chặt chẽ với nhau, có quan hệ nhiều chiều, hoặc là quan hệ gia đình, quan hệ bè bạn và cao hơn là quan hệ xã hội. Con người được đặt và được sử dụng cùng nhau trong một không gian chung, tất cả mọi thứ, hiện thân qua đồng ruộng, vườn tược, cây cối, núi non, sông. biển,… Như vậy, lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất.
Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất (IIlya Ehrenburg) – Mẫu 5
Đặt câu chủ đề ở đầu đoạn (diễn dịch):
Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất: yêu cái cây trồng ở trước nhà, yêu cái phố nhỏ đổ ra bờ sông, yêu vị thơm chua mát của trái lê mùa thu hay mùa cỏ thảo nguyên có hơi rượu mạnh. Tình yêu đất nước là tình yêu muôn màu. Nó thường trực trong mỗi con người và không nhất thiết phải được bộc lộ, biểu hiện như nhau. Tình yêu đất nước tiềm chứa trong nó sức mạnh cực kỳ to lớn. Nó là bệ đỡ tinh thần cho mỗi người trong cuộc sống này. Tại sao “đất nước” vẫn là chủ đề bất tận để các nhạc sĩ, hoạ sĩ, các nhà thơ, nhà văn mọi thời đại, mọi thế hệ nối tiếp nhau sáng tạo ra những tác phẩm nghệ thuật? Tại sao kiều bào Việt Nam sóng ở nước ngoài luôn hướng về đất nước? Tại sao những người con xa Tổ quốc đó, lúc về già luôn ao ước được yên nghỉ tại quê hương bản quán? Chính tình yêu đất nước đã nuôi dưỡng tâm hồn họ, dẫn bước cho họ vững vàng trong hành trình sống. Không chỉ nâng đỡ tinh thần con người, lòng yêu nước còn là đòn bẩy khiến mỗi chúng ta sống có trách nhiệm hơn với cộng đồng, với quê hương, dân tộc và với chính bản thân mình. Thực ra, ở mỗi người, khát vọng vinh danh cho quê hương đất nước không khi nào tách rời khát vọng vinh danh cho chính bản thân cá nhân. Chúng ta say mê học tập, lao động vì chính mình nhưng những thành quả mà ta đạt được sẽ điểm tô cho non sông đất nước. Học thức, tài năng của những sứ thần như Mạc Đỉnh Chi chẳng phải đã khiến vua quan Trung Quốc phải kinh ngạc, nể phục đó sao? Mỗi tấm bia khắc tên tuổi các vị trạng nguyên trong Văn Miếu Quốc Tử Giám đâu chỉ có ý nghĩa tôn vinh tài học của họ? Nguyên khí quốc gia là ở đó, Lòng yêu nước đã thôi thúc họ say mê học tập, thôi thúc họ làm rạng danh cho đất nước. Lòng yêu nước của người dân Việt Nam đã khiến các nước đế quốc phải chùn nhụt bước chân xâm lược. Nó là yếu tố cốt lõi nhất mang lại sự trường tồn vĩnh cửu cho giang sơn, tổ quốc này. Sức mạnh của tình yêu đất nước là vô biên, tuyệt đích, là bất khả xâm phạm. Nhận thức được điều đó, chúng ta càng nên gìn giữ, vun đắp để tình yêu đất nước mãi cháy sáng trong ta, để sức mạnh này càng nhân lên gấp bội trong cộng đồng dân tộc.
Đặt câu chủ đề ở cuối đoạn (quy nạp):
Cũng như bao truyền thống khác, tinh thần yêu nước là một nét đặc sắc trong văn hóa lâu đời của nước ta, nó được thể hiện từ xưa đến nay và đi sâu vào từng hành động, ý nghĩ của mỗi con người. Lòng yêu nước là yêu tất cả những gì tốt đẹp, yêu thiên nhiên muôn hình vạn trạng, yêu bầu trời trong xanh, yêu đàn chim bay lượn, yêu cả những dòng sông thân thương hay gần gũi nữa là yêu những chiếc lá mỏng manh. Nói cho cùng thì tinh thần yêu nước nó xuất phát từ ý chí, sự quyết tâm phấn đấu, xây dựng Tổ quốc, tình yêu thương và cả niềm hi vọng. Tinh thần yêu nước bao gồm cả nhiều tình yêu khác: tình yêu gia đình, quê hương, tình yêu con người. Nó được bộc lộ ở mọi lúc mọi nơi, mọi cá nhân, bất cứ nơi nào có người dân Việt Nam sống thì đó sẽ mãi là mầm mống, là chồi non của tinh thần yêu nước Việt Nam. Và đó cũng sẽ không phải là lí tưởng của mình dân tộc Việt Nam mà còn rất nhiều nước khác, lí tưởng ấy luôn đi đầu. Như vậy, ta có thể hiểu lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất.
Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất (IIlya Ehrenburg) – Mẫu 6
Đặt câu chủ đề ở đầu đoạn (diễn dịch):
Lòng yêu nước khỏi nguồn từ “lòng yêu những vật tầm thường nhất: yêu cái cây trồng trước nhà, yêu cái phố nhỏ đổ ra bờ sông, yêu vị thơm chua mát của trái lê mùa thu hay mùa cỏ thảo nguyên có hơi rượu mạnh”. “Những vật tầm thường” này sẽ trồ thành hết sức bình dị, ít ai để ý trong cuộc sống đời thường, trong cuộc sống bình lặng không có biến cố, biến động lớn lao nào tác động lên mọi cuộc đời nói chung. Nhưng “những vật tầm thường” ấy lại mang một giá trị khác khi chiến tranh xảy ra, khi cuộc sống bị đảo lộn.
Đặt câu chủ đề ở cuối đoạn (quy nạp):
Trong mỗi cuộc đời, không ai không phải quan hệ với những người khác, hay không cần tới một sự vật hay một không gian sống nào. Sự hiện diện của “những vật tầm thường nhất”, trở nên quen thuộc tới mức chúng trở thành “tầm thường” nhưng không thể thiếu chúng được, bởi chúng đã trở thành những kỉ niệm tạo nên những cột mốc trong một đời người, chẳng hạn, một cái cây ăn quả bô” trồng trước khi ra đi, một cây cầu nơi ta hò hẹn hoặc chia li,… đã tạo thành sự gắn bó hữu cơ giữa con người với chính những vật đó. Chính vì vậy, lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất.
Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất (IIlya Ehrenburg) – Mẫu 7
Đặt câu chủ đề ở đầu đoạn (diễn dịch):
Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất. Một trong những truyền thống đáng tự hào của dân tộc Việt Nam là tinh thần yêu nước. Không chỉ trong quá khứ, mà ngay cả hiện tại, chúng ta vẫn phát huy được tinh thần đó. Lòng yêu nước của thế hệ trẻ hôm nay có thể được thể hiện qua những điều tưởng chừng như vô cùng đơn giản. Chúng ta yêu lời kể chuyện của bà, yêu tiếng hát ru của mẹ. Chúng ta yêu xóm làng thân thuộc, yêu cánh đồng lúa chín thơm. Hoặc cũng có thể là những hành động thật lớn lao như cố gắng học tập tốt để mai này trở về xây dựng quê hương ngày một giàu đẹp. Ý chí bảo vệ và phát huy những nét văn hóa truyền thống của quê hương. Cả lòng quyết tâm chiến đấu bảo vệ đất nước của mỗi con người trong những lúc gian nguy rình rập như chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh…. Dù là nhỏ bé hay lớn lao thì tình yêu đó tin chắc sẽ còn tồn tại mãi với thời gian. Bởi tình yêu đất nước là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Đặt câu chủ đề ở cuối đoạn (quy nạp):
Thế hệ trẻ ngày nay đã kế thừa được truyền thống tốt đẹp của ông cha ngày trước – lòng yêu nước. Có thể hiểu đơn giản rằng, yêu nước là tình cảm yêu mến, sự gắn bó và tự hào của con người dành cho đất nước của mình. Khi đất nước hòa bình, lòng yêu nước đến từ những điều rất đơn giản. Chúng ta yêu xóm làng thân thuộc, cánh đồng lúa chín thơm hay cả con đường đi học… Tình yêu đó cũng có thể đến từ hành động lớn lao như cố gắng học tập chăm chỉ, rèn luyện để hoàn thiện bản thân, trở thành một người có ích cho xã hội. Ý chí quyết tâm bảo vệ, giữ gìn chủ quyền lãnh thổ của dân tộc trong mọi hoàn cảnh. Cùng với đó, việc coi trọng và có trách nhiệm giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc là điều rất cần thiết. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người có lối sống thực dụng, ích kỉ. Họ chỉ coi trọng vật chất, mà bỏ quên những giá trị tinh thần. Họ quên đi nguồn cội của bản thân, sống vô ơn và bội bạc. Điều đó thật đáng lên án và cần phải tránh xa. Như vậy, thế hệ trẻ cần hiểu được giá trị của lòng yêu nước để sống sao cho thật ý nghĩa. Và hãy luôn nhớ rằng: Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất.
*****
Trên đây là 8 bài mẫu Viết đoạn văn diễn dịch, quy nạp cho câu chủ đề Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn. Hy vọng, dựa vào đây các em sẽ có thêm nhiều ý tưởng mới lạ để từ đó hoàn thành tốt bài tập của mình.
Bài học được biên soạn bởi thầy cô trường THCS Bình Chánh trong chuyên mục Học Tập, lớp 8
- Chi tiết hoặc hình ảnh nào trong văn bản đã để lại trong em những ấn tượng sâu đậm? Hãy viết một đoạn văn (khoảng 8 – 10 dòng) ghi lại ấn tượng ấy lớp 8 (7 Mẫu)
- Trong truyện có nhiều đoạn văn mang tính triết lí về cuộc sống, con người. Em thích nhất đoạn văn nào? Vì sao? lớp 8 (2 Mẫu)
- Tóm tắt truyện Lão Hạc trong khoảng 10-15 dòng lớp 8 (24 Mẫu)
- Việc tái hiện sự khác nhau trong cách nhìn những bức tranh liên quan chặt chẽ đến ý nghĩa của đoạn trích. Em có đồng ý với nhận xét này không? Vì sao? (Trình bày thành một đoạn văn khoảng 8 – 10 dòng) lớp 8 (3 Mẫu)
- Viết một đoạn văn (khoảng 6-8 dòng) nêu ý kiến của em về hiện tượng sử dụng biệt ngữ xã hội trên mạng xã hội hiện nay lớp 8 (6 Mẫu)
- Hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình là một trong những biểu hiện của lòng yêu nước. Viết một đoạn văn khoảng sáu câu, nêu một số việc mà em đã hoàn thành tốt và lí giải vì sao những việc đó có thể thể hiện lòng yêu nước của em lớp 8 (6 Mẫu)