Học TậpLớp 9

Mạch nối tiếp là gì? Bài tập vận dụng mạch nối tiếp

Mời các em theo dõi nội dung bài học về Mạch nối tiếp là gì? Bài tập vận dụng mạch nối tiếp do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn. Hy vọng sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em học tốt và hoàn thành tốt bài tập của mình.

Mạch nối tiếp là gì?

Một mạch được gọi là đoạn mạch nối tiếp nếu các thành phần được kết nối liên tiếp nhau hoặc hình thành tầng trong một dòng duy nhất. Một mạch nối tiếp tạo thành một con đường chỉ có một vòng, do đó, dòng điện chạy qua các thành phần là như nhau và điện áp phân chia tùy thuộc vào điện trở của từng thành phần.

Mạch nối tiếp là gì?
Mạch nối tiếp là gì?

Dòng điện trong đoạn mạch nối tiếp

Bạn đang xem: Mạch nối tiếp là gì? Bài tập vận dụng mạch nối tiếp

Dòng điện qua từng thành phần trong mạch nối tiếp vẫn giữ nguyên và nó bằng với dòng điện được cung cấp bởi nguồn điện. Vì chỉ có một đường dẫn cho dòng điện chảy, dòng điện không phân chia.

I = I1 = I2

Điện áp trong mạch nối tiếp

Tổng điện áp rơi trên mỗi thành phần trong mạch nối tiếp bằng điện áp cung cấp. Điện áp là một mạch nối tiếp phân chia giữa các thành phần dựa trên điện trở của chúng. Do đó, điện áp rơi trên mỗi thành phần là khác nhau và phụ thuộc vào giá trị điện trở của các thành phầ

Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng tổng hai hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở thành phần:

U = U1 + U2

Điện trở tương đương của đoạn mạch nối tiếp

Điện trở tương đương

Điện trở tương đương của một đoạn mạch gồm các điện trở là điện trở có thể thay thế cho đoạn mạch này sao cho với cùng hiệu điện thế thì cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch vẫn có giá trị như trước.

Công thức tính điện trở tương đương của đoạn mạch gồm hai điện trở mắc nối tiếp

+ Điện trở tương đương của đoạn mạch bằng tổng hai điện trở thành phần:

+ Hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở tỉ lệ thuận với điện trở đó:

Chú ý:

Ampe kế, dây nối trong mạch thường có giá trị rất nhỏ so với điện trở của đoạn mạch cần đo cường độ dòng điện, nên ta có thể bỏ qua điện trở của ampe kế và dây nối khi tính điện trở của mạch nối tiếp.

Tụ điện trong đoạn mạch nối tiếp

Khi các tụ điện được kết nối nối tiếp, tổng điện dung hoặc tương đương của chúng giảm vì chênh lệch điện áp trên mỗi tụ giảm và điện tích được lưu trữ do điện áp này cũng giảm.

Tổng điện dung trong một mạch nối tiếp luôn nhỏ hơn điện dung riêng.

Ampe kế mắc trong đoạn mạch nối tiếp

Khi xét về điện trở, chúng ta cần tính tổng các điện trở thành phần. Tuy nhiên trong đoạn mạch nối tiếp thì điện trở của Ampe kế hoàn toàn có thể bỏ qua. Bởi lẽ, điện trở của Ampe kế tác dụng lên dòng điện là rất nhỏ. Chúng ta thường lắp Ampe kế để đo cường độ dòng điện có trong mạch. Chính vì vậy, khi tính về điện trở, chúng ta có thể bỏ qua điều này.

Cuộn cảm trong mạch nối tiếp

Tổng độ tự cảm của hai hoặc nhiều hơn hai cuộn cảm trong một mạch nối tiếp là tổng của cuộn cảm riêng lẻ.

Ltd = L₁ + L₂ + L₃ +…+ Ln

Tổng độ tự cảm tăng và nó luôn luôn lớn hơn độ tự cảm riêng lẻ trong một mạch nối tiếp.

Nguồn cấp trong đoạn mạch nối tiếp

Nếu hai hoặc nhiều hơn hai nguồn cung cấp được kết nối nối tiếp thì tổng điện áp hoặc tương đương của chúng sẽ là tổng của các điện áp riêng trong khi tổng dòng điện được cung cấp sẽ giữ nguyên như dòng điện được cung cấp bởi nguồn cung cấp riêng lẻ.

Bạn có thể sử dụng các công thức điện sau đây để tính công suất trong mạch nối tiếp:

P = I2R1 + I2R2 + … I2Rn

hoặc là:

[CHUẨN NHẤT] Đoạn mạch nối tiếp là gì (ảnh 6)

Vì vậy, nếu bạn muốn tăng điện áp của nguồn cung cấp kết nối nối tiếp. Ví dụ, hai pin 6v được kết nối nối tiếp sẽ cung cấp điện áp 12V cho tổng điện áp.

Đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế đối với đoạn mạch nối tiếp

Cách mắc mạch

– Cách mắc nối tiếp: cuối thiết bị này được nối với đầu thiết bị kia

– Cách mắc ampe kế: mắc nối tiếp ampe kế vào đoạn mạch sao cho chốt (+) của ampe kế được mắc về phía cực dương của nguồn điện

– Cách mắc vôn kế: mắc hai chốt của vôn kế song song vào hai điểm của mạch sao cho chốt (+) của vôn kế được nối về phía cực dương của nguồn điện

– Trong đoạn mạch nối tiếp, cường độ dòng điện tại mọi điểm đều bằng nhau

– Hiệu điện thế giữa hai đầu trong đoạn mạch mắc nối tiếp bằng tổng hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi thiết bị thành phần

Bài tập vận dụng mạch nối tiếp

Câu 1: Đâu là phát biểu đúng nhất khi nói về cường độ dòng điện trong đoạn mạch nối tiếp?

A. Trong đoạn mạch nối tiếp, cường độ dòng điện qua các vật dẫn phụ thuộc hoàn toàn vào điện trở các vật dẫn đó.

B. Trong đoạn mạch nối tiếp, cường độ dòng điện có giá trị giống nhau (hay như nhau) tại mọi điểm.

C. Trong đoạn mạch nối tiếp, cường độ dòng điện có giá trị chênh lệch với nhau khoảng 1 – 2 đơn vị.

D. Trong đoạn mạch nối tiếp, cường độ dòng điện có giá trị càng nhỏ nếu điện trở của vật dẫn đó càng lớn.

=> Đáp án đúng: B

Câu 2: Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch trong đoạn mạch nối tiếp sẽ như thế nào?

A. Luôn luôn nhỏ hơn tổng hiệu của các hiệu điện thế của các điện trở thành phần.

B. Lớn hơn hiệu điện thế của các điện trở thành phần.

C. Bằng các tổng hiệu điện thế của các điện trở thành phần.

D. Bằng các hiệu điện thế của các điện trở thành phần.

=> Đáp án đúng: C

Câu 3: Cho các công thức về đoạn mạch nối tiếp dưới đây, đâu là công thức sai?

A. I=I1=I2=…=In

B. U=U1+U2+…+Un

C. R=R1+R2+…+Rn

D. R=R1=R2=R3=…=Rn

=> Đáp án đúng: D

Câu 4: Cho hai điện trở R1 và R2 có giá trị lần lượt bằng 12 và 18, hai điện trở được mắc nối tiếp với nhau. Hỏi điện trở tương đương R12 của đoạn mạch đó sẽ bằng giá trị nào dưới đây?

A. R12 = 30 (ΩΩ)

B. R12 = 18 (ΩΩ)

C. R12 = 12 (ΩΩ)

D. R12 = 6 (ΩΩ)

=> Đáp án đúng: A

Câu 5: Cho hai điện trở R1 và R2 có giá trị lần lượt bằng 5 và 10, hai điện trở mắc nối tiếp nhau Cho cường độ dòng điện qua điện trở R1 bằng 4A. Hỏi nhận định nào dưới đây sai?

A. Hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở R1 có giá trị bằng 20V

B. Cường độ dòng điện qua hai đầu điện trở R2 có giá trị bằng 8A

C. Điện trở tương đương của toàn mạch có giá trị bằng 15ΩΩ

D. Hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch có giá trị bằng 60V

=> Đáp án đúng: B

Câu 6: Cho mạch điện gồm  được mắc nối tiếp vào nguồn điện có hiệu điện thế 9V.

a. Tính điện trở tương đương

b. Tính cường độ dòng điện chạy qua mạch chính

c. Tính hiệu điện thế giữa mỗi đầu điện trở

Hướng dẫn giải

a. 

b. Cường độ dòng điện chạy qua mạch chính 

c. Do 2 điện trở được mắc nối tiếp nên

Câu 7: Cho 2 điện trở  được mắc nối tiếp nhau vào giữa hai điểm A, B có hiệu điện thế không đổi là 12V

a. Tính điện trở tương đương của đoạn mạch

b. Tính cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch, qua mỗi điện trở

c. Thay  bằng điện trở , cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch khi đó bằng . Tính điện trở 

Hướng dẫn giải

a. 

b. Cường độ dòng điện chạy qua mạch chính  (do 2 điện trở mắc nối tiếp)

c. Hiệu điện thế 12V không đổi, cường dộ dòng điện khi đó là 0,5 A nên 

Mặt khác 

Câu 8: Điện trở , và điện trở  được mắc nối tiếp nhau vào giữa hai điểm A, B có hiệu điện thế không đổi bằng 24V. Cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch đo được là 

a. Tính hiệu điện thế mỗi đầu điện trở

b. Tính 

c. Thay  bằng . Hiệu điện thế hai đầu  lúc này bằng 3V. Tính 

Hướng dẫn giải

a. 

Mặt khác 

Do các điện trở mắc nối tiếp với nhau nên  mà

c. Khi thay {{R}_{2}} bằng {{R}_{3}}. Hiệu điện thế toàn mạch không đổi nên ta có:

Câu 9: Cho hai điện trở  mắc nối tiếp vào giữa hai điểm A, B có hiệu điện thế không đổi. Cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch bằng 

a. Tính điện trở tương đương của mạch

b. Tính hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch, hai đầu mỗi điện trở

c. Mắc thêm điện trở {{R}_{3}} nối tiếp với đoạn mạch trên. Cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch khi này bằng 2A. Tính điện trở {{R}_{3}}

Hướng dẫn giải

a. 

b. Do hai điện trở mắc nối tiếp nên 

Hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở là: 

c. Khi mắc thêm điện trở  vào mạch điện thì hiệu điện thế toàn mạch không thay đổi, cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch bằng 2A. Khi đó

 mặt khác 

Câu 10: Cho đoạn mạch gồm 2 điện trở mắc nối tiếp, biết U = 12V, cường độ dòng điện qua {{R}_{1}} là 0.5A, {{R}_{2}}=4{{R}_{1}}. Tính {{R}_{1}},{{R}_{2}}

Hướng dẫn giải

Do điện trở mắc nối tiếp nhau nên ta có: 

Mặt khác

***

Trên đây là nội dung bài học Mạch nối tiếp là gì? Bài tập vận dụng mạch nối tiếp do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn và tổng hợp. Hy vọng sẽ giúp các em hiểu rõ nội dung bài học và từ đó hoàn thành tốt bài tập của mình. Đồng thời luôn đạt điểm cao trong các bài thi bài kiểm tra sắp tới. Chúc các em học tập thật tốt.

Đăng bởi THCS Bình Chánh trong chuyên mục Học tập

5/5 - (13 bình chọn)


Cô Nguyễn Thanh Phương

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button