Học Tập

Nghĩa hàm ẩn là gì? Ví dụ về nghĩa hàm ẩn

Mời các em theo dõi nội dung bài học về Nghĩa hàm ẩn là gì? Ví dụ về nghĩa hàm ẩn do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn. Hy vọng sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em học tốt và hoàn thành tốt bài tập của mình.

Nghĩa hàm ẩn là gì?

Nghĩa hàm ẩn là nghĩa không thể hiển trong lời nói, có tính gián tiếp mà người nghe (đọc) phải suy luận.

Hàm ý còn được gọi là hàm ẩn, hàm ngôn. Đó là phần nội dung tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng vẫn có thể suy ra ý nghĩa được truyền tải từ những từ ngữ ấy. 

Bạn đang xem: Nghĩa hàm ẩn là gì? Ví dụ về nghĩa hàm ẩn

Đối với nghĩa hàm ý thì người đọc, người nghe không thể hiểu thông điệp muốn truyền tải ngay, mà phải suy ngẫm và khám phá những sự tinh túy ẩn sau từng con chữ.

Tuỳ vào hoàn cảnh mà hàm ý sẽ được sử dụng vào các mục đích sau: Mời mọc, rủ rê, từ chối, đề nghị kín đáo. Hàm ý có thể được sử dụng trong các ngôn ngữ sinh hoạt, báo chí, văn chương còn trong các văn bản khoa học, hành chính – công vụ thì không nên dùng hàm ý.

Nghĩa hàm ẩn là gì?
Nghĩa hàm ẩn là gì?

Ví dụ về nghĩa hàm ẩn

Ví dụ 1:

Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng

– Nghĩa tường minh: Nhiễu điều: tấm vải đỏ. Giá gương: bàn thờ. Ý cả câu là tấm vải đỏ được phủ lên bàn thờ thể hiện sự uy nghiêm, thiêng liêng.

Hàm ý: Câu nói khuyên nhủ chúng ta – những công dân của tổ quốc hãy biết yêu thương, san sẻ, đùm bọc nhau từ những điều nhỏ nhặt nhất và đoàn kết, cùng nhau giúp cho đất nước, quê hương của mình phát triển giàu đẹp, văn minh hơn.

Ví dụ 2:

Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.

Nghĩa tường minh: để thứ gì gần mực thì sẽ bị mực làm cho đen đi. Để thứ gì gần đèn sẽ được ánh sáng chiếu làm cho nó trở nên sáng sủa hơn.

Hàm ý: Mực trong câu tục ngữ này dùng để sự tối tăm, mù mịt, tượng trưng cho những điều xấu, những thói quen, đức tính không tốt trong cuộc sống của con người. Còn đèn tượng trưng cho ánh sáng, chân lí, lẽ phải, những điều đúng đắn, tốt đẹp. Câu tục ngữ khuyên nhủ con người tránh xa những điều xấu xa, sai trái, hướng đến những điều tốt đẹp, những chân lí của cuộc sống để trở thành một con người có ích cho xã hội.

Ví dụ 3:

Cháy nhà mới ra mặt chuột.

Nghĩa tường minh: khi nhà bị cháy nên những con chuột sống trong nhà sợ quá mà chạy ra nên để lộ mặt và ta sẽ biết được có bao nhiêu con chuột trong nhà.

Hàm ý: Khi chúng ta gặp khó khăn, hoạn nạn mới thực sự biết được đâu là những người bạn chân thành, đâu là những kẻ đến bên ta toan tính vụ lợi, từ đó ta sẽ lọc được những ngườ bạn và có được sự lựa chọn sáng suốt hơn cho cuộc sống của mình.

Ví dụ 4: 

Dã tràng xe cát

  • Nghĩa tường minh tức nghĩa đen trong câu này là: Con dã tràng đang làm công việc xe cát.
  • Nghĩa hàm ẩn tức nghĩa bóng trong câu này là: cố gắng làm việc, mưu cầu nhưng công sức trở nên vô ích.

Ví dụ 5: 

Chúng ta có thể lấy ví dụ về hàm ý như sau: Cháy nhà mới ra mặt chuột. Hàm ý của câu này là: khi chúng ta gặp tình huống khó khăn, hoạn nạn mới thực sự biết ai là bạn chân thành, ai là kẻ đến bên ta để tính toán, vụ lợi. Từ đó chúng ta có được sự lựa chọn sáng suốt hơn trong cuộc sống của mình.

Ví dụ về nghĩa hàm ẩn
Ví dụ về nghĩa hàm ẩn

Điều kiện sử dụng nghĩa hàm ẩn

Muốn sử dụng hàm ý trong hội thoại, cần đảm bảo hai điều kiện sau:

– Người nói, người viết có mục đích đưa hàm ý vào câu.

– Người nói, người viết có năng lực nhận ra hàm ý trong câu.

Trong giao tiếp, sử dụng hàm ý có nhiều tác dụng thể hiện sự tinh tế, lịch sự, đồng thời giúp cách diễn đạt của câu trở nên phong phú hơn.

Ví dụ hàm ý được sử dụng trong đoạn trích dưới đây:

Chị Dậu nhìn con nói: “U không ăn, con ăn đi. Con chỉ còn ăn bữa này ở nhà nữa thôi. Con cố gắng ăn thật no”.

Cái Tí nghe mẹ nói, xám mặt, luống cuống hỏi mẹ: “Vậy bữa sau con ăn ở đâu”? Chị nức nở, nhìn con bằng ánh mắt xót xa: “Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị bên thôn Đoài”.

Cái Tí nghe tới đây giật mình, tay cầm củ khoai ném vào rổ, oà khóc: “U định bán con ư? Con xin u, con còn nhỏ, xin u đừng bán con đi. Xin u cho con được ở với u, với các em”.

Trong đoạn văn này, chị Dậu đã sử dụng một số ví dụ về hàm ý hội thoại như:

– “Con chỉ còn ăn bữa này ở nhà nữa thôi”. Hàm ý bên trong câu nói này là chị Dậu muốn thông báo cho Tí rằng đây là bữa ăn cuối cùng ở nhà, bởi sau đó chị sẽ phải bán nó đi, nó không còn được ăn khoai cùng u và các em nữa.

– “Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị bên thôn Đoài”. Câu nói này có hàm ý rằng chị Dậu sẽ bán Tí cho cụ Nghị bên thôn Đoài.

Sở dĩ, chị Dậu phải nói những câu hàm ý như vậy là tránh nói ra sự thật làm đau lòng con. Chị thương con nhưng vì hoàn cảnh khó khăn nên mới phải làm như vậy. Do đó, chị dùng hàm ý để tránh chạm đến nỗi đau này, bản thân chị cũng rất khó để nói ra điều đó.

Điều kiện thứ hai khi sử dụng hàm ý là: Người nghe có năng lực nhận ra hàm ý. Ta có thể thấy, cái Tí hoàn toàn hiểu được ý tứ trong câu của chị Dậu. Điều này thể hiện qua sự hốt hoảng, tiếng khóc cùng câu nói “U định bán con ư?” của cái Tí.

Điều kiện sử dụng nghĩa hàm ẩn
Điều kiện sử dụng nghĩa hàm ẩn

Luyện tập các ví dụ về hàm ẩn

Dưới đây chúng ta sẽ cho ví dụ về hàm ý và phân tích nó:

Ví dụ 1: Hãy cho biết hàm ý của câu được in đậm trong đoạn trích sau đây:

Bác lái xe dắt anh lại chỗ họa sĩ và cô gái:

– Đây, để tôi giới thiệu với anh một vị hoạ sĩ lão thành nhé. Cô đây là kỹ sư nông nghiệp. Anh đưa khách về nhà đi. Tuổi già cần nước chè, mà Lào Cai đi sớm quá. Anh hãy đưa ra món chè pha bằng nước mưa thơm như nước hoa của Yên Sơn nhà anh.

Câu in đậm: “Tuổi già cần nước chè, mà Lào Cai đi sớm quá” có hàm ý thể hiện bác lái xe muốn anh thanh niên hãy tiếp đón hoạ sĩ và cô kĩ sư bằng nước chè mà anh thanh niên pha rất ngon.

Ví dụ 2: Tìm câu có chứa hàm ý trong đoạn trích sau, cho biết nội dung của hàm ý đó:

Mẹ nó nổi giận, quơ đũa bếp doạ đánh, nó đành phải gọi lại nhưng lại nói trổng:

– Vô ăn cơm!

Anh Sáu vẫn ngồi im, giả vờ không nghe thấy, chờ nó gọi: “Ba vô ăn cơm”. Con bé vẫn đứng trong bếp nói vọng ra:

– Cơm chín rồi!

Anh vẫn không quay lại.

Trả lời: Câu có chứa hàm ý trong đoạn trích vừa rồi là: “Cơm chín rồi”. Câu này thực chất là câu mà bé Thu dùng gọi ông Sáu vào ăn cơm, có thể hiểu là “cơm chín rồi đấy, vô ăn cơm đi”.

***

Trên đây là nội dung bài học Nghĩa hàm ẩn là gì? Ví dụ về nghĩa hàm ẩn do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn và tổng hợp. Hy vọng sẽ giúp các em hiểu rõ nội dung bài học và từ đó hoàn thành tốt bài tập của mình. Đồng thời luôn đạt điểm cao trong các bài thi bài kiểm tra sắp tới. Chúc các em học tập thật tốt.

Đăng bởi THCS Bình Chánh trong chuyên mục Học tập

5/5 - (17 bình chọn)

Cô Nguyễn Thanh Phương

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button