Nguyễn Thị Thanh Hằng là ai? Nguyễn Thị Thanh Hằng đưa hối lộ nhiều nhất trong vụ chuyến bay giải cứu
Mời bạn đọc cùng tìm hiểu Nguyễn Thị Thanh Hằng là ai trong bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé.
Nguyễn Thị Thanh Hằng là ai?
Nguyễn Thị Thanh Hằng – Phó Tổng Giám đốc Blue Sky cùng Lê Hồng Sơn – đưa hối lộ nhiều nhất trong vụ chuyến bay giải cứu.
Nguyễn Thị Thanh Hằng đưa hối lộ nhiều nhất trong vụ chuyến bay giải cứu
Nguyễn Thị Thanh Hằng – Phó Tổng Giám đốc Blue Sky cùng Lê Hồng Sơn – đưa hối lộ nhiều nhất trong vụ chuyến bay giải cứu, song tại toà cho rằng không nhớ.
Bạn đang xem: Nguyễn Thị Thanh Hằng là ai? Nguyễn Thị Thanh Hằng đưa hối lộ nhiều nhất trong vụ chuyến bay giải cứu
Ngày 12.7.2023, TAND Hà Nội tiếp tục thẩm vấn nhóm bị cáo đưa hối lộ trong vụ chuyến bay giải cứu.
Trong số này có Lê Hồng Sơn và Nguyễn Thị Thanh Hằng, Tổng Giám đốc và Phó Tổng Giám đốc Công ty Blue Sky, được xác định đưa hối lộ tổng số tiền hơn 100 tỉ đồng.
Cụ thể, trong quá trình xin cấp phép 109 chuyến bay, phê duyệt cách ly y tế từ tháng 11.2020 đến tháng 12.2021, họ đưa hối lộ 63 lần, tổng số tiền hơn 38,5 tỉ đồng cho 12 người và một số cá nhân khác có thẩm quyền.
Khi vụ án bị cơ quan điều tra vào cuộc xác minh, 2 bị cáo chi thêm hơn 61 tỉ đồng để “chạy án”.
Trước toà, bị cáo Hằng xác nhận lời khai tại cơ quan điều tra. Khi được hỏi về hành vi đưa hối lộ, Hằng cho rằng không nhớ. Lúc này, chủ toạ Vũ Quang Huy đã phải công bố số liệu theo cáo buộc.
Theo đó, bị cáo khai đưa tiền cho Nguyễn Tiến Thân – cựu chuyên viên Vụ Quan hệ Quốc tế, Văn phòng Chính phủ; Nguyễn Thanh Hải – cựu Vụ trưởng, 4 lần 3,2 tỉ đồng (bị cáo Hằng nói không nhớ).
Chủ toạ công bố tiếp, đưa cho Tô Anh Dũng – cựu Thứ trưởng Bộ Ngoại giao 5 tỉ đồng; Nguyễn Thị Hương Lan – cựu Cục trưởng Cục Lãnh sư 5,9 tỉ; Đỗ Hoàng Tùng – cựu Cục Phó Cục Lãnh sự 2,6 tỉ; Phạm Trung Kiên – cựu Thư kí Thư trưởng Bộ Y tế 6 tỉ đồng; Vũ Anh Tuấn – cựu cán bộ Cục Quản lý Xuất nhập cảnh 6 tỉ; Trần Văn Tân – cựu Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam 5 tỉ… để Hằng xác nhận.
“Ngoài ra, bị cáo có đưa tiền cho ai khác ở Vĩnh Phúc, Phú Thọ?”, chủ toạ hỏi. Hằng xác nhận và cho hay, mục đích đưa tiền để xin được cấp phép các chuyến bay.
Hằng cũng khai, việc đưa tiền là có đòi hỏi của 1 số cán bộ thuộc bộ, ban, ngành, Cục Xuất Nhập cảnh (Bộ Công an), Bộ Y tế. Bị cáo nói bên Cục Lãnh sự không ai gây khó khăn. Song Hằng thừa nhận, việc bị làm khó, khi sát giờ bay mới được cấp phép.
Hằng khai, khi chưa đưa tiền, việc cấp phép chuyến bay có nhưng không nhiều. “Nếu không đưa tiền sẽ không được cấp phép tới 109 chuyến bay”, bị cáo Hằng nói.
“Sau khi bị cơ quan điều tra triệu tập, bị cáo có trao đổi, nhờ ai tác động?”, chủ toạ thẩm vấn về việc Hằng “chạy án”.
Hằng cho hay, không nhờ ai và có đến hỏi “anh thân thiết” là Nguyễn Anh Tuấn – cựu Phó Giám đốc Công an Hà Nội.
“Bị cáo có nói, trong trường hợp bọn em như thế này thì nhờ anh tư vấn. Anh ấy tư vấn trường hợp đó thì nên đầu thú”, Hằng khai.
Tiếp đó, Hằng được ông Tuấn giới thiệu gặp Hoàng Văn Hưng – cựu cán bộ điều tra vụ chuyến bay giải cứu. Bị cáo Tuấn cũng bố trí để Hằng đến nhà gặp Hưng mấy lần.
“Hưng hướng dẫn như thế nào?”, chủ toạ hỏi.
“Đầu tiên là tư vấn ra đầu thú, viết các bản tường trình”, bị cáo Hằng khai.
“Hưng lúc đầu hướng dẫn ra đầu thú, sau có trao đổi, có nói “quyết tâm cứu Sơn không?”, chủ toạ hỏi tiếp.
“Có” – bị cáo Hằng đáp.
Khi đề cập đến số tiền 2,8 triệu USD cho Nguyễn Anh Tuấn, Hằng khai, mục đích để nhờ ông Hưng… bị cáo ngập ngừng không khai hết.
Sau 3 lần Hằng ngập ngừng, chủ toạ hỏi: “Để cho bị cáo và Sơn không bị xử lý hình sự?”, lúc này Hằng mới trả lời “đúng” như cáo buộc.
Ngay sau Hằng, bị cáo Lê Hồng Sơn thừa nhận có trao đổi với Hằng về việc chi tiền cho những người có chức vụ để tổ chức các chuyến bay giải cứu. Số tiền này được lấy từ việc khách hàng đặt cọc.
“Có đưa tiền cho ai trong cơ quan nhà nước?”, chủ toạ hỏi.
“Có đưa tiền cho chỗ Văn phòng Chính phủ do bị cáo và Hằng cùng được giới thiệu nên 2 lần đưa tiền cho Nguyễn Tiến Thân 1,6 tỉ đồng. Hằng cũng đưa 2 lần (1,6 tỉ). Ngoài ra không đưa cho ai khác”, bị cáo Sơn khai.
Bị cáo Sơn cũng cho hay, bản thân chứng kiến việc đưa tiền cho ông Nguyễn Văn Tân.
Về khoản tiền 2,8 triệu USD để lo lót không bị xử lý hình sự, bị cáo Sơn xác nhận.
Cả bị cáo Sơn và Hằng đều mong muốn được trả lại số tiền 2,8 triệu USD.
Nguyễn Thị Thanh Hằng xin được đi tù thay cựu Phó giám đốc Công an Hà Nội
Cựu Phó giám đốc Công an TP Hà Nội Nguyễn Anh Tuấn được bị cáo Nguyễn Thị Thanh Hằng, người mà ông Tuấn coi như em gái, xin đi tù thay.
Sáng 22/7/2023, TAND TP Hà Nội tiếp tục cho các bị cáo còn lại trong vụ án “chuyến bay giải cứu’ nói lời sau cùng. Trong số này có Lê Hồng Sơn (cựu Tổng giám đốc Công ty Bluesky) và Nguyễn Thị Thanh Hằng (cựu Phó giám đốc Công ty Bluesky).
Theo cáo buộc, Hằng và Sơn chi hối lộ hơn 38,5 tỉ đồng cho nhiều quan chức các bộ, ngành, địa phương để được cấp phép 109 chuyến bay đưa công dân về nước. 2 người này còn chi thêm 2,65 triệu USD, tương đương hơn 61 tỉ đồng, để nhờ cựu Phó giám đốc Công an TP Hà Nội Nguyễn Anh Tuấn kết nối, nhờ Hoàng Văn Hưng, cựu điều tra viên thuộc Bộ Công an, “chạy án”.
Trước bục khai báo, Hằng cho hay ngay sau khi phát hiện lỗi lầm của mình, bị cáo đã mong muốn ra tự thú, nhưng sau đó lại “xảy ra sự việc đáng tiếc”. Theo Hằng, bị cáo đã giúp cơ quan điều tra mở rộng vụ án ở nhiều bộ, ban, ngành và điều này đã được điều tra viên trong vụ án ghi nhận.
Ngoài mong HĐXX xem xét cho mình được hưởng mức án thấp nhất, Hằng còn xin giảm nhẹ án cho bị cáo Nguyễn Anh Tuấn, bởi cho rằng mình đã đưa ông Tuấn vào vòng lao lý. “Nếu được, bị cáo xin HĐXX cộng những ngày tháng bị giam của anh Tuấn vào bản án của bị cáo để anh ấy được về chăm sóc mẹ già và chữa bệnh”, Hằng vừa nói vừa khóc.
Trước đó, trong phần tự bào chữa, Nguyễn Anh Tuấn từng nói coi Hằng như em gái trong nhà, nhận lời làm trung gian “chạy án” là do nể nang, thương người và tin người.
Sau Hằng, Lê Hồng Sơn cũng có những lời sau cùng trước khi tòa vào nghị án. Bị cáo này cho hay bản thân bị đề nghị mức án cao nhất trong nhóm doanh nghiệp đưa hối lộ. Theo Sơn, các doanh nghiệp bị o ép, bị gợi ý đưa tiền để thực hiện một chủ trương rất nhân văn của Nhà nước. Do đó, Sơn mong HĐXX xem xét vấn đề này.
Nói thêm, Sơn khẳng định doanh nghiệp trong vụ án không lợi dụng dịch bệnh để trục lợi. Có thể dẫn chứng dựa trên việc xây dựng giá thành, khi bán ra được 80% chuyến bay là hòa vốn, số còn lại là lãi và chưa bao gồm thuế và các chi phí khác, thậm chí có những chuyến bay còn lỗ.
“Kể từ ngày khởi tố vụ án đến nay đã hơn 500 ngày, bị cáo luôn dằn vặt, day dứt, ăn năn về những hành vi của mình. Doanh nghiệp là nạn nhân của cơ chế xin – cho”, Sơn nói và mong HĐXX có một bản án công tâm để mình sớm được trở về với gia đình, chăm sóc mẹ già đang “trong cơn thập tử nhất sinh”.
Các bị cáo còn lại sau khi trình bày những quan điểm của mình, có bị cáo bật khóc tại tòa và gửi lời xin lỗi, mong cấp sơ thẩm xem xét, khoan hồng để cho mình mức án thấp nhất.
HĐXX cho biết sẽ nghị án kéo dài, dự kiến 14 giờ ngày 28/7 sẽ tuyên án đối với các bị cáo trong vụ án.
Tuyên án vụ Chuyến bay giải cứu
Tòa tuyên phạt chung thân đối với các bị cáo Phạm Trung Kiên, Nguyễn Thị Hương Lan, Vũ Anh Tuấn, Hoàng Văn Hưng. Bị cáo Tô Anh Dũng bị tuyên phạt 16 năm tù, bị cáo Nguyễn Anh Tuấn nhận án 5 năm tù.
Sau gần 3 tuần xét xử và nghị án, chiều 28/7, Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội đã tuyên án phạt 54 bị cáo trong vụ án “Chuyến bay giải cứu” bị Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao truy tố về các tội: “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ”, “Môi giới hối lộ”, “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.
Trong số đó, Tòa tuyên phạt mức án cao nhất là tù chung thân về tội “Nhận hối lộ” đối với 3 bị cáo: Nguyễn Thị Hương Lan, cựu Cục trưởng Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao; Phạm Trung Kiên, cựu Thư ký Thứ trưởng Y tế; Vũ Anh Tuấn, cựu cán bộ Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an; Hoàng Văn Hưng (cựu Trưởng phòng 5, Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an).
Cùng bị kết án về tội “Nhận hối hộ”, cựu Thứ trưởng Ngoại giao Tô Anh Dũng bị Tòa tuyên phạt 16 năm tù; Đỗ Hoàng Tùng, cựu Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao, 12 năm tù; Nguyễn Quang Linh, cựu Trợ lý Phó Thủ tướng và Trần Văn Dự, cựu Phó Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an, cùng bị phạt 7 năm tù; Trần Văn Tân, cựu Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam và Nguyễn Thanh Hải, cựu Vụ trưởng Vụ Quan hệ Quốc tế, Văn phòng Chính phủ, cùng lĩnh 6 năm tù; Chử Xuân Dũng, cựu Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, 3 năm tù
Cựu Phó Giám đốc Công an thành phố Hà Nội Nguyễn Anh Tuấn bị phạt 5 năm tù về tội “Nhận hối lộ”.
Trong nhóm bị cáo bị xét xử về tội “Đưa hối lộ”, Nguyễn Thị Thanh Hằng, Phó Tổng Giám đốc Công ty Blue Sky, bị Tòa tuyên phạt 11 năm tù; Lê Hồng Sơn, Tổng Giám đốc Công ty Blue Sky, 10 năm tù; Hoàng Diệu Mơ, Tổng Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn thương mại-du lịch-dịch vụ Hàng không An Bình, và Nguyễn Tiến Mạnh, Phó Giám đốc Công ty cổ phần Thương mại-Du lịch Lữ hành Việt, cùng bị phạt 7 năm tù…
Bị cáo Hoàng Văn Hưng, cựu Trưởng phòng 5, Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an, bị Tòa tuyên phạt chung thân về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Theo bản án sơ thẩm, trước tình hình dịch Covid-19 bùng phát và diễn biến phức tạp, Chính phủ đã chỉ đạo tổ chức các chuyến bay đưa công dân ở nước ngoài về nước.Chính phủ giao Văn phòng Chính phủ có nhiệm vụ tập hợp tham mưu, đề xuất lãnh đạo Chính phủ phê duyệt kế hoạch tổ chức các chuyến bay theo đề xuất của Bộ Ngoại giao.
Bộ Ngoại giao (thông qua Cục Lãnh sự) có nhiệm vụ xây dựng, đề xuất kế hoạch tổ chức các chuyến bay combo; chủ trì và xin ý kiến, trao đổi thống nhất với các Bộ trong Tổ công tác và báo cáo, trình lãnh đạo Chính phủ phê duyệt, quyết định và thông báo việc thực hiện chuyến bay.
Bốn Bộ còn lại gồm: Bộ Y tế, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an theo chức năng, nhiệm vụ về công tác phòng, chống dịch cho ý kiến việc phê duyệt gửi Bộ Ngoại giao, Ủy ban nhân dân một số tỉnh, thành phố được giao nhiệm vụ cho chủ trương cách ly tại địa phương.
Quy trình cấp phép các chuyến bay combo được thực hiện như sau: Doanh nghiệp có nhu cầu xin được chủ trương cách ly tại địa phương và gửi hồ sơ đến Bộ Ngoại giao (Cục Lãnh sự).
Trên cơ sở hồ sơ này, Cục Lãnh sự lấy ý kiến Tổ công tác của các bộ, ngành và trình Chính phủ duyệt, sau đó thông báo cho doanh nghiệp được tổ chức thực hiện chuyến bay.
Thực hiện chủ trương trên, trong quá trình cấp phép các chuyến bay, phê duyệt cách ly tại địa phương và giải quyết vụ án, từ tháng 9/2020 đến tháng 12/2022, một số cá nhân thuộc các bộ, ngành được giao nhiệm vụ cấp phép chuyến bay, cách ly ở địa phương và một số cá nhân đại diện doanh nghiệp, cùng một số đối tượng khác đã thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
Trong đó, có 25 bị cáo đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nhiệm vụ được giao để nhận hối lộ tổng cộng gần 165 tỷ đồng và lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ, gây thiệt hại hơn 10 tỷ đồng. 23 cá nhân là đại diện các doanh nghiệp đã đưa hối lộ hơn 226 tỷ đồng, 4 cá nhân môi giới hối lộ hơn 74 tỷ đồng và lừa đảo chiếm đoạt số tiền gần 25 tỷ đồng.
Cụ thể, Hội đồng xét xử xác định: bị cáo Phạm Trung Kiên nhận hối lộ hơn 42,6 tỷ đồng, Vũ Anh Tuấn nhận 27,3 tỷ đồng, Nguyễn Thị Hương Lan nhận 25 tỷ đồng, Tô Anh Dũng nhận hối lộ 21,5 tỷ đồng…
Bị cáo Nguyễn Thị Thanh Hằng và Lê Hồng Sơn cùng đưa hối lộ 100 tỷ đồng, Hoàng Diệu Mơ đưa 34,6 tỷ đồng, Nguyễn Tiến Mạnh đưa hối lộ 27,8 tỷ đồng và Vũ Thùy Dương đưa 24 tỷ đồng…
Đối với nhóm các bị cáo nhận hối lộ, Hội đồng xét xử xác định các bị cáo này là những người có chức vụ, không thực hiện đầy đủ kỷ luật công vụ, phạm tội bằng cách nhũng nhiễu, tạo cơ chế xin cho để gây khó khăn cho các doanh nghiệp khi cấp phép các chuyến bay. Trong số các bị cáo nhận hối lộ có những người có chức vụ cao, có những bị cáo là cấp dưới trực tiếp thực hiện các thủ tục, hồ sơ cấp phép.
Thủ đoạn phạm tội của nhóm bị cáo này được thể hiện dưới hai hình thức chính: Đưa ra giá cả mặc cả cho từng chuyến bay; gây khó khăn, thực hiện không đúng, không đầy đủ chức trách, buộc các doanh nghiệp phải đưa hối lộ. Hành vi của nhóm bị cáo nhận hối lộ đã gây ảnh hưởng xấu tới uy tín của cơ quan Nhà nước, tạo dư luận xấu trong nhân dân… nên cần phải có hình phạt nghiêm khắc, tương xứng với mức độ, hành vi phạm tội.
***
Trên đây là nội dung bài viết giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về Nguyễn Thị Thanh Hằng là ai?. Mọi thông tin trong bài viết Nguyễn Thị Thanh Hằng là ai? Nguyễn Thị Thanh Hằng đưa hối lộ nhiều nhất trong vụ chuyến bay giải cứu đều được xác thực rõ ràng trước khi đăng tải. Tuy nhiên đôi lúc vẫn không tránh khỏi những sai xót đáng tiếc. Hãy để lại bình luận xuống phía dưới bài viết để đội ngũ biên tập được nắm bắt ý kiến từ bạn đọc.
Đăng bởi THCS Bình Chánh trong chuyên mục Tổng hợp