Nông Văn Dền là ai? Tiểu sử của Nông Văn Dền
Mời bạn đọc cùng tìm hiểu Nông Văn Dền là ai trong bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé.
Nông Văn Dền là ai?
Kim Đồng (1929 – 15 tháng 2 năm 1943) là bí danh của Nông Văn Dền, một thiếu niên người dân tộc Nùng, ở thôn Nà Mạ, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng.
Kim Đồng, tên thật là Nông Văn Dền. Dền tiếng Tày, Nùng có ý nghĩa là Tiền. Khi sinh ra Dền, cha mẹ Dền mong muốn đứa con trai của mình sau này sẽ có cuộc sống hạnh phúc, ấm no nên mới đặt tên như vậy.
Bạn đang xem: Nông Văn Dền là ai? Tiểu sử của Nông Văn Dền
Tiểu sử của Nông Văn Dền
Anh hùng Kim Đồng (tên thật là Nông Văn Dền) sinh năm 1928, dân tộc Nùng, tại bản Nà Mạ, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. Khi hy sinh, Kim Đồng là đội trưởng Đội Nhi đồng Cứu quốc (Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh ngày nay).
Sinh ra và lớn lên trong chiếc nôi của chiến khu cách mạng, khi còn nhỏ Kim Đồng đã sớm được cán bộ Việt Minh giáo dục, giác ngộ. Anh đã vận động các bạn cùng lứa tuổi trong bản làm nhiệm vụ liên lạc, chuyển công văn, tài liệu, đưa đón cán bộ, trinh sát nắm tình hình địch để cung cấp cho cán bộ.
Tháng 5 năm 1941, Trung ương Đảng quyết định thành lập Đội Nhi đồng Cứu quốc. Kim Đồng là một trong số năm đội viên đầu tiên và được bầu làm đội trưởng Đội Nhi đồng Cứu quốc. Được rèn luyện thử thách, Kim Đồng luôn thể hiện trí thông minh, lòng dũng cảm, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Rạng sáng ngày 15 tháng 2 năm 1943, Kim Đồng được giao nhiệm vụ canh gác, bảo vệ cuộc họp bí mật của Trung ương Đảng. Địch phát hiện và cho một lực lượng khá lớn bao vây hòng bắt sống các đồng chí lãnh đạo của Đảng. Trước tình thế nguy hiểm, Kim Đồng đã mưu trí đánh lạc hướng, lừa địch tập trung lực lượng và hoả lực về phía mình, đồng thời phát tín hiệu cho các đồng chí cán bộ rút lui an toàn. Kim Đồng đã anh dũng hy sinh khi anh vừa tròn 15 tuổi, anh đã nêu tấm gương sáng chói cho các thế hệ thanh, thiếu niên và mọi người Việt Nam noi theo.
Ngày 23 tháng 9 năm 1997, Nông Văn Dền (tức Kim Đồng) được Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.
Gia đình của Nông Văn Dền
Cha của Kim Đồng, là người làng Nà Mạ, tên là Nông Văn Ý. Trong một lần sang quê vợ ở làng Kép Ké (Nà Sác) gặp nạn, chết không xác định được nguyên nhân chính xác.
Mẹ Kim Đồng tên là Lân Thị Hò (1890 – 1972), quê làng Kép Ké. Bà là một người phụ nữ chăm chỉ, hết lòng vì chồng con, giỏi nghề dệt và làm giấy bản, là hội viên Hội phụ nữ cứu quốc. Sức khỏe bà rất yếu nên từ nhỏ Kim Đồng đã phải làm nhiều việc của người lớn, điều đó sớm hình thành trong Kim Đồng những tính cách của người lớn như: Quyết đoán, năng động, không ngại khó, dũng cảm,…
Kim Đồng có hai chị gái, một anh trai và một em gái. Chị gái cả tên là Nông Thị Nhằm. Lấy chồng trong làng tên là Lý Văn Kinh thường được gọi là Kinh Xình, nhà anh Kinh Xình là nơi hội họp, đón tiếp, bảo vệ cán bộ cách mạng. Trong ngôi nhà này, ngày 14/2/1943, lãnh đạo chủ chốt Châu uỷ Hà Quảng họp, nhờ hành động dũng cảm của Kim Đồng mà thoát cả lên núi phía sau nhà. Chị gái thứ hai là Nông Thị Lằng cũng lấy chồng trong làng. Anh trai là Nông Văn Tằng (bí danh là Phục Quốc) sớm tham gia cách mạng, là đội viên giải phóng quân, chiến đấu và hy sinh ở Chợ Đồn (Bắc Kạn). Để anh Phục Quốc có điều kiện hoạt động cách mạng, 12 tuổi, Kim Đồng đã thay anh đi làm phu, chặt cây, trồng cỏ ở đồn Sóc Giang. Em gái là Nông Thị Slấn, xinh đẹp, chăm chỉ. Một lần qua suối, không may trượt chân ngã, chết đuối.
Sự hy sinh của Nông Văn Dền
Kim Đồng đã cùng đồng đội làm nhiệm vụ giao liên, đưa đón Việt Minh và chuyển thư từ. Trong một lần đi liên lạc, khi cán bộ đang có cuộc họp, anh phát hiện có quân Pháp đang tới nơi cư trú của cán bộ, Kim Đồng đã đánh lạc hướng họ để các bạn của mình đưa bộ đội về căn cứ được an toàn. Kim Đồng chạy qua suối, quân Pháp theo không kịp liền nổ súng vào anh. Kim Đồng ngã xuống ngay bên bờ suối Lê Nin ở Cao Bằng ngày 15 tháng 2 năm 1943, khi vừa tròn 14 tuổi. Để tưởng nhớ về anh có nhà thơ đã miêu tả rằng:
“Anh là anh Kim Đồng
Người anh hùng tuổi nhỏ
Đã anh dũng hy sinh
Vì quê hương đất nước
Nhưng Kim Đồng sống mãi
Nêu gương sáng muôn đời
Cho tuổi thơ Việt Nam
Luôn chăm ngoan, học tốt!
Hình tượng Nông Văn Dền trong nền nghệ thuật Việt Nam
Là một trong những đội viên đầu tiên của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, anh hùng Kim Đồng (1929-1943) đã trở thành một hình tượng bất hủ, hiện diện trong nhiều tác phẩm nghệ thuật đặc sắc của Việt Nam.
Anh hùng Kim Đồng (tên thật là Nông Văn Dền) sinh năm 1928, dân tộc Nùng, tại bản Nà Mạ, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. Khi hy sinh, Kim Đồng là đội trưởng Đội Nhi đồng Cứu quốc (Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh ngày nay).
Người thiếu niên dũng cảm
Sinh ra và lớn lên trong chiếc nôi của chiến khu cách mạng, khi còn nhỏ Kim Đồng đã sớm được cán bộ Việt Minh giáo dục, giác ngộ. Anh đã vận động các bạn cùng lứa tuổi trong bản làm nhiệm vụ liên lạc, chuyển công văn, tài liệu, đưa đón cán bộ, trinh sát nắm tình hình địch để cung cấp cho cán bộ.
Tháng 5/1941, Trung ương Đảng quyết định thành lập Đội Nhi đồng Cứu quốc. Kim Đồng là một trong số năm đội viên đầu tiên và được bầu làm đội trưởng Đội Nhi đồng Cứu quốc. Được rèn luyện thử thách, Kim Đồng luôn thể hiện trí thông minh, lòng dũng cảm, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Rạng sáng ngày 15/2/1943, Kim Đồng được giao nhiệm vụ canh gác, bảo vệ cuộc họp bí mật của Trung ương Đảng. Địch phát hiện và cho một lực lượng khá lớn bao vây hòng bắt sống các đồng chí lãnh đạo của Đảng. Trước tình thế nguy hiểm, Kim Đồng đã mưu trí đánh lạc hướng, lừa địch tập trung lực lượng và hoả lực về phía mình, đồng thời phát tín hiệu cho các đồng chí cán bộ rút lui an toàn. Kim Đồng đã anh dũng hy sinh khi anh vừa tròn 15 tuổi, anh đã nêu tấm gương sáng chói cho các thế hệ thanh, thiếu niên và mọi người Việt Nam noi theo.
Ngày 23/9/1997, anh Kim Đồng – Nông Văn Dền được Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.
Hình tượng bất hủ trong nền nghệ thuật Việt Nam
Trên phương diện văn hóa nghệ thuật, anh hùng Kim Đồng đã trở thành một hình tượng bất hủ, hiện diện trong nhiều tác phẩm nghệ thuật đặc sắc của Việt Nam.
Trong văn học, nhà văn Tô Hoài đã tái hiện cuộc đời anh Kim Đồng với tập truyện “Kim Đồng”. Qua những câu chuyện cảm động, tác phẩm đã làm nổi bật hình ảnh anh Kim Đồng như một tấm gương sáng để các bạn nhỏ ra sức rèn luyện, học tập tốt xứng đáng với những hy sinh của các thế hệ cha anh.
Trong âm nhạc, nhạc sĩ Phong Nhã đã sáng tác bài hát “Kim Đồng” vào năm 1945 để ca ngợi những chiến công của anh. Bài hát có những lời hào hùng đã in sâu vào tâm trí hàng triệu thiếu niên, nhi đồng thời kháng chiến:
“Hờn căm bao lũ tham tàn phát xít
Dấn bước ra đi Kim Đồng lên chiến khu
Kim Đồng quê hương Việt Bắc xa mù
Kim Đồng thay cha rửa mối quốc thù…”
Trong cuộc bình chọn âm nhạc do báo Thiếu niên tiền phong, Hội Nhạc sĩ Việt Nam, Ban Khoa học giáo dục VTV, Ban Âm nhạc Đài Tiếng nói Việt Nam tổ chức năm 1999-2000, bài hát “Kim Đồng” đã lọt vào danh sách 50 bài hát thiếu nhi hay nhất thế kỷ 20 của Việt Nam.
Trong điện ảnh, vào năm 2013, nhân kỷ niệm 70 năm ngày mất anh Kim Đồng, Đài truyền hình TP. HCM đã kết hợp với các đơn vị khác để thực hiện bộ phim “Anh hùng làng Nà Mạ – Kim Đồng”. Bộ phim là câu chuyện có thật về vị anh hùng thiếu niên Nông Văn Dền cùng những tấm gương nhỏ tuổi khác trong đội du kích thiếu niên làng Nà Mạ. Qua từng thước phim, thế hệ trẻ ngày nay có thể thấy rõ hơn cuộc sống, hành động, lý tưởng của một lớp thiếu niên thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp.
Đến năm 2015, bộ phim hoạt hình “Kim Đồng” được tạo hình bằng công nghệ 3D đã được trình chiếu trong lễ khai mạc đợt phim kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9 tại Trung tâm Chiếu phim quốc gia. Đây là lần đầu tiên hình tượng anh Kim Đồng bước vào hoạt hình và để lại trong lòng khán giả những cảm xúc thật trong trẻo.
Trong mỹ thuật, hình ảnh anh Kim Đồng đã được đưa vào tem Bưu chính Việt Nam thông qua bộ tem kỷ niệm 35 năm truyền thống ngành bưu điện (MS 367 – phát hành ngày 15/8/1980). Bộ tem gồm 4 mẫu do họa sỹ Trần Huy Khánh, Trần Ngọc Uyển, Nguyễn Hiệp và Trần Lương thiết kế, khuôn khổ 33×44 (mm), in ốp-xét nhiều màu tại Cuba. Trong 4 mẫu tem, mẫu tem thứ 3 giới thiệu hình ảnh anh Kim Đồng.
Vào năm 2017, Khu di tích Anh hùng liệt sĩ Kim Ðồng (tỉnh Cao Bằng) đã khánh thành công trình tranh gốm tái hiện cuộc đời người con ưu tú của quê hương Cao Bằng.
Không chỉ góp phần làm đẹp cảnh quan khu di tích, bức tranh gốm này còn là một tác phẩm nghệ thuật có giá trị cao và giàu tính giáo dục lịch sử.
80 mùa xuân nhớ về gương anh Nông Văn Dền
Kỷ niệm 80 năm ngày hy sinh của Anh Kim Đồng
Sáng 15/2, tại Khu di tích lịch sử Kim Đồng, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội đồng Đội Trung ương phối hợp tổ chức Chương trình “Tưởng niệm 80 năm Ngày hy sinh của Anh hùng liệt sĩ Kim Đồng (15/02/1943-15/02/2023)”.
Theo Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội đồng Đội Trung ương Nguyễn Phạm Duy Trang, Chương trình là hoạt động nhằm giúp các cán bộ phụ trách, đội viên, thiếu nhi cả nước có cơ hội bồi đắp thêm nhận thức về tinh thần yêu nước, sự hy sinh anh dũng của Anh hùng liệt sĩ Kim Đồng, từ đó thi đua học tập, rèn luyện, phát huy truyền thống “Tuổi nhỏ chí lớn” đến lớp lớp các thế hệ thiếu nhi Việt Nam.
Ôn lại cuộc đời hoạt động cách mạng của Anh Kim Đồng, đồng chí Nguyễn Phạm Duy Trang nhấn mạnh: “Sự hy sinh của Anh đã tô thắm lá cờ truyền thống vẻ vang của Đội, góp phần để đất nước nở hoa độc lập, kết trái tự do và mở đường cho nhân dân ta đi tới ấm no, hạnh phúc”.
Tại Chương trình, Ban Tổ chức đã phát động Cuộc thi ảnh Khoảnh khắc “Nghìn việc tốt”. Qua Cuộc thi, đội viên và thiếu nhi cả nước sẽ cùng phấn đấu thi đua, trở thành những “Dũng sĩ Nghìn việc tốt”, làm theo 5 điều Bác Hồ dạy để phong trào “Nghìn việc tốt” ngày càng được lan tỏa, chung tay xây dựng tổ chức Đội ngày càng vững mạnh.
Sau hoạt động dâng hương, hoa tại Đền thờ Đội Nhi đồng cứu quốc và Anh hùng liệt sĩ Kim Đồng, Ban Tổ chức đã trao công trình “Không gian giáo dục truyền thống và sinh hoạt Đội”, 5 “Tủ sách Kim Đồng”, 80 suất học bổng, 800 bộ đồ dùng học tập, hơn 300 cờ Đội tặng các liên đội, đội viên, thiếu nhi tỉnh Cao Bằng. Được biết, các công trình, học bổng, quà tặng nêu trên có tổng giá trị khoảng 720 triệu đồng.
Dịp này, Hội đồng Đội tỉnh Cao Bằng cũng đã triển khai một số hoạt động tôn tạo, chỉnh trang cảnh quan Khu di tích lịch sử Kim Đồng với sự tham gia của nhiều đội viên, thiếu nhi địa phương.
***
Trên đây là nội dung bài viết giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về Nông Văn Dền là ai. Mọi thông tin trong bài viết Nông Văn Dền là ai? Tiểu sử của Nông Văn Dền đều được xác thực rõ ràng trước khi đăng tải. Tuy nhiên đôi lúc vẫn không tránh khỏi những sai xót đáng tiếc. Hãy để lại bình luận xuống phía dưới bài viết để đội ngũ biên tập được nắm bắt ý kiến từ bạn đọc.
Đăng bởi THCS Bình Chánh trong chuyên mục Tổng hợp
- Ân Tầm là ai? Top 10 tác phẩm hay nhất của Ân Tầm
- Bài dự thi Viết cảm nhận về một cuốn sách mà em yêu thích (26 mẫu)
- Cảm nhận 8 câu thơ cuối bài Kiều ở lầu Ngưng Bích hay nhất (30 bài mẫu)
- Cảm nhận về hình tượng nhân vật Chí Phèo (30 mẫu) hay nhất
- Cảm nhận về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng (23 mẫu)
- Chi Pu cao bao nhiêu? Tiểu sử, sự nghiệp của Chi Phu chi tiết
- Chia sẻ về một cuốn sách mà em yêu thích (18 mẫu)
- Christopher Nolan là ai? Tiểu sử đạo điễn được cả thế giới ca tụng