Núi Bà Đen cao bao nhiêu? Những điều bạn chưa biết về núi Bà Đen
Mời bạn đọc cùng tìm hiểu Núi Bà Đen cao bao nhiêu? trong bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé.
Vài điều về núi Bà Đen
Núi Bà Đen thuộc Tây Ninh, cách thị xã Tây Ninh khoảng 8km, cao 986 mét, được gọi là nóc nhà Nam Bộ. Là điểm hành hương nổi tiếng vào dịp tết quen thuộc của hầu hết người dân Việt Nam vì sự linh thiêng tín ngưỡng. Núi có diện tích 24km2, được hình thành từ 3 ngọn núi chính là núi Heo, núi Phụng và núi Bà Đen.
Núi Bà Đen trở thành một điểm du lịch miền Nam rất thu hút người dân Việt Nam không chỉ vì tín ngưỡng mà còn vì vẻ đẹp nhìn từ trên cao khi tới nơi này. Phía dưới là bao la bát ngát màu xanh đồng ruộng. Trên đỉnh đầu thì mây trắng mờ ảo, khung cảnh rất nên thơ.
Bạn đang xem: Núi Bà Đen cao bao nhiêu? Những điều bạn chưa biết về núi Bà Đen
Tên gọi của núi Bà Đen trước đây có cách gọi khác là núi Một, trên núi có một tượng Phật rất linh thiêng, thu hút người dân tới cúng bái. Cũng từ nơi đây, núi Bà Đen gắn liền với sự tích của bà Lý Thị Thiên Hương (thời triều Nguyễn) kỳ bí và sau này được thờ phụng và lấy tên là bà Đen.
Hiện nay núi Bà Đen Tây Ninh được tôn tạo rất để đón du khách tới dâng hương cúng bái do đó có rất nhiều dịch vụ thiết yếu đi kèm như nhà hàng, cửa hàng buôn bán, công viên, vườn hoa, nơi chụp hình…
Núi Bà Đen cao bao nhiêu?
Được mệnh danh là “nóc nhà Đông Nam Bộ”, biểu tượng du lịch của Tây Ninh – Núi Bà Đen là đỉnh núi cao nhất của miền Đông Nam Bộ với độ cao 986m. Không chỉ thu hút khách hành hương lễ phật mà với độ cao này, đỉnh núi trở thành điểm săn mây cũng như ngắm bình minh lý tưởng của du khách tại miền Nam.
Núi Bà Đen có bao nhiêu bậc thang?
Ngoài việc lựa chọn leo núi thì du khách khi đến Núi Bà Đen còn có những lựa chọn khác để lên Điện Bà như sử dụng hệ thống cáp treo, hệ thống máng trượt hoặc đi bộ qua những bậc thang.
Lựa chọn đi bộ cũng được rất nhiều người lựa chọn để thể hiện lòng thành kính Phật, bạn sẽ phải vượt qua hơn 1000 bậc thang và có thể tốn một tiếng đồng hồ để leo từ chân núi lên đến Điện Bà.
Tượng phật Bà Tây Bổ Đà Sơn cao 72m tại núi Bà Đen
Mới đây núi Bà Đen vừa khai trương Tượng Phật Bà cao nhất châu Á. Bức tượng cao 72 mét và được dựng trên độ cao 986 mét. Tượng Phật Bà Tây Bổ Đà Sơn được đúc bởi hơn 170 tần đồng đỏ theo công nghệ gia công cơ khí áp lực cao của Châu Âu.
Pho tượng được hoàn thành đúng vào dịp mùa xuân năm nay do đó thu hút nhiều sự chú ý của người dân Việt Nam. Đây được xem như một biểu tượng của tôn giáo, tinh thần, trí tuệ và đức hạnh. Tượng Phật Bà Tây Bổ Đà Sơn đã xác lập kỷ lục “Tượng Phật Bà bằng đồng cao nhất Châu Á tọa lạc trên đỉnh núi” và “Tượng Phật Bà bằng đồng cao nhất Việt Nam tọa lạc trên đỉnh núi”.
Cung đường leo lên núi Bà Đen
Để chinh phục Núi Bà Đen, có đến 7 cung đường chính để lên đến đỉnh với nhiều mức độ khó khác nhau được dân Phượt đặt tên như sau:
Cung đường chùa (Mùa vàng – Độ khó 1)
Là đường đi thuộc dạng dễ nhất vì là khu du lịch nên bạn cứ đi vào cổng chào và đi theo người dân đi chùa, có sẵn lối đi và người đi khá đông nên bạn không phải lo bị lạc, có các trạm tiếp nước rất nhiều nên đây là đường đi có thể gọi là an toàn nhất để bạn bắt đầu sở thích leo núi.
Chuẩn bị: Giày bata + ít nước là đủ.
Cung đường cột điện (Xanh dương đậm – Độ khó 2)
Là đường người dân đi rẫy và bộ đội lên xuống, người đi chùa vẫn hay xuống đường này, đường này thuộc dạng đường rừng nhưng có bậc thang và lối đi khá rõ, trên đường đi cũng được các người đi trước đánh dấu khá nhiều, chịu khó để ý sẽ thấy. Tuy nhiên cũng có một vài chỗ có ngã 3 sẽ khiến bạn bị lạc, nhưng không tới mức quá nguy hiểm, đường này dành cho 1 nhóm bạn mới tham gia leo núi muốn trải nghiệm cũng có thể gọi là ok. Đường này không có bất kỳ trạm tiếp nước hay hàng quán nào nên cần trang bị đầy đủ hơn đường chùa.
Bạn tới ngã tư trước khi tới cổng chào vào khu du lịch, quẹo tay trái, bạn đi 1 khúc sẽ quẹo trái nữa là sẽ thấy ngay quán nước cô Năm nằm bên tay trái, giống hình trong bản đồ.
Chuẩn bị:
- Giày bata
- 2 lít nước (tối thiểu)
- Đồ ăn khô + linh tinh (chống đói)
- Áo dài tay + nón kết nếu bạn sợ nắng
- Vật dụng y tế chung
Chú ý: Đi theo đường này bạn sẽ thấy có đánh dấu số trên các cột điện, ở cột 55 bạn sẽ gặp 1 cái dốc nghiêng bên tay phải, bạn chịu khó nhìn và đi ngang qua cái dốc đó sẽ thấy 1 vũng nước và 1 dòng chảy của suối.
Cung đường ống nước (Xanh dương nhạt – Độ khó 3)
Nó bắt đầu từ chùa, bạn muốn đi đường này thì hãy đi theo đường chùa, sau khi tới chùa bạn hỏi người dân đường ống nước ở đâu người ta sẽ chỉ.
Đường này khuyến cáo nên có người đã từng đi rồi dẫn đường, vì có thể sẽ lạc cũng như đoạn đường leo sẽ khó hơn 2 đường kia, bạn phải đu ống nước 1 vài đoạn khá dốc và nguy hiểm. Nói chung đường này sẽ giúp bạn lăn lộn hơn 1 chút nhưng bù lại sẽ được tắm suối cực kỳ mát.
Cần trang bị:
- Giày bata + găng tay leo núi
- 1 lít nước
- Đồ ăn linh tinh
- Vật dụng y tế chung
- Cần 1 lead đã rành đường dẫn đi.
Cung đường Ma Thiên Lãnh (Xanh lá cây – Độ khó 4)
Đây là đường mà bạn sẽ rất muốn chinh phục sau khi đã khởi động với 1 trong 3 đường trên, và có 1 điều quan trọng mình xin nhắc nhở là đừng bao giờ xem thường đường này. Khi nghe tên đường là bạn cũng đã thấy kích thích rồi phải không, đây là đường thuộc dạng hành xác, nghĩa là bạn sẽ phải lăn lê bò trườn, leo trèo, nhảy từ đá này qua đá kia mà bên dưới là vực, đồng nghĩa với việc độ nguy hiểm khá cao, bạn cũng phải mang theo ít nhất 4 lít nước + đồ ăn cho 2 ngày phòng hờ. Đường này cũng không có lối mòn, nghĩa là bạn nên thuê anh Bé (một anh thường dẫn đường cho các nhóm leo núi), chi phí cũng không quá cao nhưng lại an toàn cho cả nhóm.
Không phải mình đề cao đường này, có thể bạn sẽ nghe 1 vài bạn đi trước nói rằng đường cũng không quá khó và ỷ lại mà thiếu chuẩn bị cho chuyến đi, vì sự cố thì không bao giờ biết trước được. Sức khỏe cũng như kỹ năng mỗi người mỗi khác, có người đi khỏe + kỹ năng tốt đi 1 chút sẽ quen nhanh nên thấy đường dễ, còn người sức khỏe yếu + kỹ năng yếu sẽ rất nguy hiểm, vì giữa rừng núi, không có ai sẽ đủ sức khiêng bạn xuống cũng như cung cấp các vật dụng y tế kịp thời nếu có xảy ra sự cố.
Khái niệm đi lạc trên Ma Thiên Lãnh chuyện bình thường trong cung đường này vì nó không có lối mòn chính xác nào cả, lối mòn mà anh Bé hay dẫn là vì anh Bé thuộc lòng núi Bà Đen rồi. Một leader có kinh nghiệm thì đi lạc cỡ nào cũng lên đỉnh hoặc xuống núi được, còn leader thiếu kinh nghiệm thì sẽ khó lòng mà tới đích được. Vì thế các leader cần cân nhắc kinh nghiệm bản thân trước khi lập nhóm cũng như mọi người cần chọn lead một cách cẩn thận trong chuyến này.
Cần trang bị:
- Giày bata + găng tay leo núi
- Balo có đai trợ lực
- 4 lít nước (tối thiểu)
- 1 chai khoáng muối hoặc trà đường hoặc gluco
- Đồ ăn chính cho 2 ngày
- Vật dụng y tế cá nhân
- Dao bấm + lửa
- Áo dài tay + quần dài
- Võng hoặc túi ngủ
- Tấm cách nhiệt
- 1 cái áo mưa
- Điện thoại đầy pin
- 1 bộ đồ phòng hờ
- 1 cái còi
- Số đt Leader + bạn bè + anh Bé
Chú ý: Nếu bạn tham gia 1 nhóm mới không có thuê anh Bé dẫn đường thì hãy tìm hiểu kỹ về Leader cũng như các thành viên trong nhóm, nên hỏi kỹ chi tiết cung đường với Leader, đồng thời nên chuẩn bị sẵn các vật dụng cũng như kiến thức đi núi rừng cần có cho bản thân.
Cung đường Núi Phụng và Hồ Chí Minh (Độ khó 5)
Đây là 2 đường mới mở, độ khó như nhau, đường đi dạng giống như Ma Thiên Lãnh nhưng khó hơn và nguy hiểm hơn. Cung này không nhiều nhóm đi, và tất cả nhóm đi đều phải có anh Bé dẫn đường, vì cung đường này phải leo qua 1 đỉnh núi Phụng nên đường đi khá dài, bắt buộc phải đi trong 2 ngày, nên muốn tham gia cung này thì đầu tiên bạn phải chinh phục được Ma Thiên Lãnh, hai là chuẩn bị thể lực tốt để có thể leo dài ngày.
Chuẩn bị:
- Giày bata + găng tay leo núi
- Balo có đai trợ lực
- 4 lít nước (tối thiểu)
- 1 chai khoáng muối hoặc trà đường hoặc gluco
- Đồ ăn chính cho 2 ngày
- Vật dụng y tế cá nhân
- Dao bấm + lửa
- Áo dài tay + quần dài
- Võng hoặc túi ngủ
- Tấm cách nhiệt
- 1 cái áo mưa
- Điện thoại đầy pin
- 1 bộ đồ phòng hờ
- 1 cái còi
- Số đt Leader + bạn bè + anh Bé
Cung đường Đá Trắng (Độ khó 6)
Cung đường này do một bạn tên trên phượt đưa ra ý tưởng, cung này thuộc dạng khó và cực kỳ nguy hiểm (theo ý kiến cá nhân). Nhưng bù lại cung này lại có tầm nhìn rất đẹp, có thể đẹp nhất trong các cung mình đi.
Quay lại vấn đề nguy hiểm, nếu đi cung này, bạn sẽ phải nhảy giữa các tảng đá lớn khá nhiều, đồng thời phải tắm cái nắng trực tiếp của Tây Ninh. Nghĩa là bạn sẽ bị mất nước rất nhiều và bị say nắng khiến việc di chuyển càng khó khăn. Đó là khó khăn thứ nhất, khó khăn nguy hiểm thứ 2 là bạn sẽ phải leo cái dốc 700 mét gần như là dựng đứng, chỉ cần trượt chân là mất mạng, đó là mình nói thật, không hề thêm bớt gì cả.
Vì thế khi tham gia cung này bạn phải chắc chắn rằng bạn phải chuẩn bị thật kỹ lưỡng các phương án dự phòng cũng như tuân thủ theo quy tắc của Leader đưa ra. Nhưng lời khuyên thật lòng là bạn nên thuê anh Bé, vì ít nhiều ảnh rành địa hình ở đó hơn ai cả, điều đó sẽ giảm thiểu rủi ro cho các bạn.
Cần trang bị:
- Giày bata + găng tay leo núi
- Balo có đai trợ lực
- 4 lít nước (tối thiểu)
- 1 chai khoáng muối hoặc trà đường hoặc gluco
- Đồ ăn chính cho 2 ngày
- Vật dụng y tế cá nhân
- Dao bấm + lửa
- Áo dài tay + quần dài
- Võng hoặc túi ngủ
- Tấm cách nhiệt
- 1 cái áo mưa
- Điện thoại đầy pin
- 1 bộ đồ phòng hờ
- 1 cái còi
- Dây thừng loại có thể chịu lực được 3 người (cái này leader sẽ lo)
- Số đt Leader + bạn bè + anh Bé
Trên đây là nội dung bài viết giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về Núi Bà Đen cao bao nhiêu? Mọi thông tin trong bài viết Núi Bà Đen cao bao nhiêu? Những điều bạn chưa biết về núi Bà Đen đều được xác thực rõ ràng trước khi đăng tải. Tuy nhiên đôi lúc vẫn không tránh khỏi những sai xót đáng tiếc. Hãy để lại bình luận xuống phía dưới bài viết để đội ngũ biên tập được nắm bắt ý kiến từ bạn đọc.
Đăng bởi THCS Bình Chánh trong chuyện mục Tổng hợp