Ông kẹ là ai? Nguồn gốc gủa ông kẹ
Mời bạn đọc cùng tìm hiểu Ông kẹ là ai trong bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé.
Ông kẹ là ai?
Ông kẹ hay ông ba bị hay ngáo ộp là một sinh vật hư cấu thường được người lớn sử dụng để dọa trẻ em, để trẻ em phải ngoan hoặc nghe theo lời mình. Đây là một con quái vật không có hình thù rõ ràng, ở mỗi vùng văn hóa lại có những miêu tả khác nhau. Cha mẹ thường cảnh báo với con cái rằng nếu không ngoan thì sẽ bị ông kẹ sẽ đến bắt đi. Trong hình dung của những đứa trẻ, ông Ba Bị (ông Kẹ) được phác họa trông bộ dạng khá kỳ dị “Ba Bị, 9 quai, 12 con mắt, chuyên bắt trẻ con” cũng giống như mẹ mìn (Peg Powler/Croque-mitaine).
Nguồn gốc gủa ông kẹ
Còn theo Việt Nam tự điển của Khai Trí Tiến Đức (1931), trang 21, có nói: “Ba bị: Tên gọi một hình người quái dị bịa ra để dọa trẻ con. (Nghĩa khác) Xấu xí, tồi tàn: Bộ quần áo ba bị. Thiếu nhân cách, lăng nhăng, chẳng ra gì: Anh chàng ba bị, Đồ ba bị”.
Bạn đang xem: Ông kẹ là ai? Nguồn gốc gủa ông kẹ
Còn trong một cuốn từ điển khác, cụ thể là Từ điển tiếng Việt của Trung tâm Từ điển học (2007) do Hoàng Phê chủ biên thì định nghĩa “Ba bị: Giống quái lạ người ta bịa ra để dọa trẻ con: Ba bị chín quai, 12 con mắt. Nghĩa bóng là tồi tàn, xấu xí: Đồ ba bị”.
Thế nhưng dù là ở định nghĩa nào thì chúng ta cũng có thể thấy rằng ở đó, ông ba bị hiện lên khá chung chung, chỉ đơn giản là “hình người quái dị” được bịa ra còn cụ thể quái dị như thế nào, đáng sợ như thế nào thì không hề nhắc tới.
Và đương nhiên, những câu chuyện, dị bản, giai thoại về ông Ba Bị ở ngoài dân gian có những mô tả nhiều hơn thế rất nhiều.
Đầu tiên, ông Ba Bị được mô tả là người đàn ông có hình dáng to lớn khổng lồ, phủ trên mình là chiếc áo choàng rách rưới liền với mũ áo che lụp xụp xuống mặt. Đáng sợ hơn còn là vẻ ngoài xấu xí, thô kệch với 9 quai, 12 con mắt luôn chằm chằm nhìn vào người đối diện.
Và theo lời của người xưa, sở thích lớn nhất của hung thần này là bắt cóc trẻ con! Đó cũng là yếu tố quan trọng để họ có thể đem ông Ba Bị ra răn đe trẻ nhỏ mỗi lúc chúng nghịch ngợm hay hư hỗn.
Ngoài ra, theo một số dị bản khác, vào khoảng giữa thế kỷ 17, ở vùng ven biển duyên hải các tỉnh miền Trung trở ra Bắc, mất mùa diễn ra liên miên, thêm vào đó, tình trạng bắt cóc trẻ em cũng tăng mạnh.
Những kẻ thủ ác thường đi từ biển vào, chúng thường đi thành tốp 6 người, cứ 2 người thì vác 1 cái túi cói rất to nên có tên là “Ba Bị”. Mặt khác mỗi cái bị lại có 3 quai, nên cả tốp 6 người gọi là “9 quai, 12 con mắt”.
Mỗi khi đặt chân vào đất liền, chúng thường lượn lờ khắp nơi để rình rập rồi bắt lấy những đứa trẻ vô tâm đứng 1 mình rồi sau đó chạy thẳng ra biển bỏ trốn.
Do tình trạng này xảy ra quá nhiều và để lại nỗi đau quá lớn cho các gia đình bị hại cũng như nỗi sợ hãi cho mọi người xung quanh, dần dần, dân gian lấy hình tượng ông ba bị xấu xí, đáng sợ để răn đe trẻ em, tránh những tình huống đáng sợ đó.
Những lời đồn này cũng phần nào lý giải được cái tên gọi Ba Bị cũng như “thói quen” bắt cóc trẻ em của hung thần này dù cho không ai có thể kiểm chứng được chắc chắn. Nhưng không thể phủ nhận, hình tượng ông Ba Bị đã quá đỗi quen thuộc đối với tất cả chúng ta.
Sự tích về ông ba bị
Ông ba bị hay còn được biết đến với các tên ông Kẹ là một trong những nhân vật nổi tiếng nhất của Việt Nam, thường được miêu tả có ngoại hình đáng sợ, vô cùng xấu xí với 9 quai, 12 con mắt. Theo truyền thuyết, ba bị có sở thích là bắt cóc trẻ con hư, chính vì đã dần trở thành hung thần đối với bao lớp trẻ em.
Theo nhiều nhà nguyên cứu, vào năm 1608 xảy ra mất mùa lớn khắp từ Nghệ An ra các tỉnh miền Bắc, đây là 1 trong những nguyên nhân khiến tình trạng bắt cóc trẻ em tăng cao. Hình tượng ông ba bị cũng xuất hiện trong giai đoạn này.
Theo mô tả đó là 1 người đàn ông cao to nhưng đen đúa, xấu xí, mang theo mình 3 chiếc bị lớn, thường bắt cóc trẻ em hư bỏ vào bị đem đi không cho ở với bố mẹ nữa. Theo nhiều dị bản khác, chúng ta có thể hiểu rõ hơn định nghĩa “9 quai 12 con mắt” là như thế nào.
Chuyện kể rằng, do mất mùa nên nhiều kẻ đã đi bắt cóc trẻ con đem bán lấy tiền, chúng thường đi thành tốp 6 người, cứ 2 người thì vác 1 cái túi cói rất to nên có tên là “Ba Bị”. Mặt khác mỗi cái bị lại có 3 quai, nên cả tốp 6 người gọi là “9 quai, 12 con mắt”.
Chúng thường đi lượn lờ tại các làng ven biển, rình rập để bắt lấy những đứa trẻ lang thang chơi 1 mình, sau đó chạy nhanh lên thuyền rồi cao chạy xa bay.
Do tình trạng này xảy ra quá nhiều và để lại nỗi đau quá lớn cho các gia đình bị hại cũng như nỗi sợ hãi cho mọi người xung quanh, dần dần, dân gian lấy hình tượng ông ba bị xấu xí, đáng sợ để răn đe trẻ em, tránh những tình huống đáng sợ đó.
Sự tích truyền thuyết là vậy, còn trong từ điển tiếng Việt, trung tâm Từ điển học của Hoàng Phê chủ biên năm 2007 thì ông ba bị là tên gọi 1 hình người quái dị, được bịa ra để dọa trẻ em.
Hay như theo một cuốn từ điển khác, ông ba bị 9 quai 12 con mắt là giống người kỳ lạ, xấu xí, được bịa ra để dọa trẻ con. Còn nghĩa bóng để chỉ người xấu xí, tồi tàn.
Trên thực tế, không chỉ Việt Nam, rất nhiều quốc gia trên thế giới cũng sử dụng những nhân vật có hình tượng xấu xí, đáng sợ để răn dọa trẻ nhỏ. Có thể kể đến như: Ocu – quái vật trong truyền thuyết Thổ Nhĩ Kỳ, Torbalan của dân gian Bulgary, Ubeme – linh hồn đáng sợ ở Nhật Bản, Babaroga – yêu quái tại các nước Đông Âu…
Vì sao ông kẹ lại đáng sợ?
Nguồn gốc về ông ba bị thì chúng ta đã tìm hiểu sơ qua, nhưng tại sao nhân vật này lại vô cùng đáng sợ, khủng khiếp trong mắt những đứa trẻ?
Thực tế, dân gian dựa trên những hiện tượng, sự việc từng xảy ra, đan xen thêm là trí tưởng tượng vô cùng phong phú để khắc họa nên hình ảnh của 1 nhân vật vô cùng đáng sợ.
Còn đối với trẻ em, sự nhận thức non nớt như tờ giấy trắng cùng với trí tưởng tượng mạnh mẽ dễ hình dung ra hình ảnh của 1 con quái vật vô cùng xấu xí đáng sợ với 9 quai và 12 con mắt. Như vậy thì có đứa bé nào đủ dũng cảm để không nín bặt khi bị dọa nạt cơ chứ!
Thựᴄ tế, dân gian dựa trên những hiện tượng, ѕự ᴠiệᴄ từng хảу ra, đan хen thêm là trí tưởng tượng ᴠô ᴄùng phong phú để khắᴄ họa nên hình ảnh ᴄủa 1 nhân ᴠật ᴠô ᴄùng đáng ѕợ.
Haу như theo một ᴄuốn từ điển kháᴄ, ông Ba Bị 9 quai 12 ᴄon mắt là giống người kỳ lạ, хấu хí, đượᴄ bịa ra để dọa trẻ ᴄon. Còn nghĩa bóng để ᴄhỉ người хấu хí, tồi tàn.Còn đối ᴠới trẻ em, ѕự nhận thứᴄ non nớt như tờ giấу trắng ᴄùng ᴠới trí tưởng tượng mạnh mẽ dễ hình dung ra hình ảnh ᴄủa 1 ᴄon quái ᴠật ᴠô ᴄùng хấu хí đáng ѕợ ᴠới 9 quai ᴠà 12 ᴄon mắt. Như ᴠậу thì ᴄó đứa bé nào đủ dũng ᴄảm để không nín bặt khi bị dọa nạt ᴄơ ᴄhứ!
Nhớ ᴠề ngàу ᴄòn bé, mỗi lần khóᴄ nhè ai ᴄũng thấу ᴄha mẹ haу ông bà mình ᴄhỉ ngaу taу lên ᴠáᴄh ᴠào dọa:
– Ông Kẹ kìa, nín ngaу ᴄhưa!
Ông Ba Bị, ông kẹ là ai? Vì ѕao trẻ lại ѕợ?Và quả thật kì lạ, tiếng khóᴄ bỗng ᴄâm bặt… không gian dường như lắng хuống trong ѕự ѕợ hãi ᴄủa đứa trẻ ᴠà ѕự hả hê đắᴄ thắng ᴄủa những người lớn.
Thế là một ѕản phẩm tưởng tượng ᴄủa ᴄáᴄ ᴄụ đã trở thành một ᴄông ᴄụ giáo dụᴄ đắᴄ lựᴄ ᴄho hàng ngàn đời. Với hình tượng đó, ᴠô hình ᴄhung những lỗi lầm ᴠề ᴠiệᴄ doạ dẫm ᴄon trẻ không ᴄòn là ᴄủa người lớn mà ᴄái áᴄ lại hoàn toàn thuộᴄ tráᴄh nhiệm ᴄủa một thế lựᴄ ᴠô hình đáng ѕợ, ᴠà người lớn lại trở thành thật thánh thiện ᴠà uу nghi.
Chúng ta, những người lớn đã qua thời ᴄon trẻ, hình ảnh ông kẹ đã không ᴄòn hiệu lựᴄ doạ dẫm, thế nhưng những gì ѕợ hãi mà ngàу bé trải nghiệm đã đượᴄ truуền đến ᴄho thế hệ ᴄháu ᴄon, những ông bố bà mẹ tương lai.
Ông Kẹ (Ba Bị), ѕản phẩm tinh hoa ᴄủa ᴄha ông, một hình tượng ѕáng tạo tài tình ᴄủa ᴠăn hoá mà ᴄhúng ta ѕẽ mãi phải ngẫm ѕuу, không thể thaу thế đượᴄ.
Những ông kẹ nổi tiếng thế giới
Thực tế, không chỉ ở Việt Nam, ông Ba Bị có rất nhiều phiên bản khác nhau trên thế giới; hình dáng, tính tình cũng có đôi chút khác biệt để phù hợp với từng nền văn hóa khác nhau. Tính ra, khi nhắc đến Ba Bị (tiếng anh là Boogeyman) thì đó không phải một chủng loài nhất định mà là rất nhiều dạng “tồn tại” khác nhau.
Nói chúng là những sinh vật đa dạng bậc nhất thế giới có vẻ cũng không quá khoa trương. Nếu như ở Việt Nam người ta gọi là Ba Bị thì ở Thổ Nhĩ Kỳ sẽ có tên là Ocu, tương tự ở Bulgary là Torbalan, hay các quốc gia Đông Âu là Babaroga… nhưng quen thuộc nhất đối với các nước phương Tây có lẽ vẫn là Boogeyman.
Theo trang Mythology, những tài liệu tham khảo đầu tiên ghi chép về sinh vật huyền thoại này xuất hiện khoảng những năm 1500, tuy nhiên người ta tin rằng, những Ba Bị đáng sợ này tồn tại từ lâu hơn thế rất nhiều.
Có hàng trăm cái tên khác nhau cho các Ba Bị (bogeyman) trên khắp thế giới – mỗi cái có một câu chuyện thú vị riêng. Cũng bởi vậy, rất khó để xác định đâu là quốc gia đầu tiên sinh vật này ra đời nhưng chắc chắn rằng, dù ở trong nhân dạng nào, chúng cũng thích ẩn nấp trong bóng tối của màn đêm và nạn nhân chính của nó là những đứa trẻ nghịch ngợm, không nghe lời cha mẹ.
Về hình dáng ngoài, khác biệt so với Việt Nam, trên thế giới có rất nhiều mô tả về Ba Bị khác nhau. Có người cho rằng Ba Bị có móng tay dài và cứng, thứ mà chúng sử dụng để cào vào tấm kính cửa sổ vào giữa đêm. Cũng có người cho rằng Ba Bị sở hữu đôi mắt đỏ ngầu, đầy ám ảnh đối với những đứa trẻ mạo hiểm ra ngoài sau khi trời tối.
Một số Ba Bị được cho là có vẻ ngoài giống động vật rất dễ thương, trong khi một số khác lại được cho là những con người hay phù thủy độc ác.
Thực tế, đó cũng chính là điểm thú vị của Ba Bị, chúng có sức sống mãnh liệt trong hàng trăm nền văn hóa dân gian. Và sau đây là những phiên bản nổi tiếng nhất:
El Coco
El Coco (còn được gọi là Coco Man) được biết đến là hung thần của nhiều trẻ em gốc Tây Ban Nha và Latinh. Con quái vật kỳ lạ này không có ngoại hình cụ thể, nhưng được cho là sẽ rất “khủng khiếp khi nhìn vào”. Ở một số vùng, Coco Man được cho là có sức mạnh biến thành vật thể mà trẻ em sợ hãi nhất.
El Coco thường trèo lên mái nhà của những đứa trẻ không vâng lời cha mẹ và đợi cho đến khi chúng ngủ thiếp đi. Sau đó, lẻn vào phòng của đứa trẻ nghịch ngợm và bắt cóc chúng cho bữa ăn tiếp theo.
Babaroga
Babaroga được coi là Ba Bị có xuất xứ ở Đông Âu và rất khao khát những đứa trẻ không vâng lời. Sinh vật này được cho là một bà già có sừng lớn trên đầu. Cô rình rập con mồi vào ban đêm và đưa chúng trở về nơi ẩn náu tối tăm nơi cô nuốt chửng chúng.
Babaroga được cho là mang theo một chiếc túi to và luôn sẵn sàng đi đến trước cửa phòng trẻ em hư hỗn để ra tay trong đêm tối.
Tata Duende
Tata Duende đến từ Mỹ Latinh và nổi bật nhất trong văn hóa dân gian Maya và Mestizo. Người ta nói rằng Tata Duende (tạm dịch là Ông nội yêu tinh) là người bảo vệ rừng rậm.
Tuy nhiên, đôi lúc anh cũng có thể rất tinh nghịch. Nếu Tata Duende tìm thấy một đứa trẻ nghịch ngợm, anh ta sẽ dụ chúng vào rừng và cố gắng cắn đứt ngón tay cái của chúng.
Namahage
Ở gần chúng ta hơn một chút là Namahage – là một con quỷ Nhật Bản chuyên săn lùng những đứa trẻ không vâng lời, lười biếng hoặc hay khóc lóc. Người ta kể rằng, Namahage thậm chí còn “manh động” đến độ sẽ đi lang thang trên đường phố trong đêm rồi gọi to: “Có em bé nào khóc không?”
Uomo Nero
Nero có lẽ sẽ là Ba Bị hiếm hoi không gắn liền với lời đồn ăn thịt trẻ em, tuy nhiên, sự đáng sợ của sinh vật này có lẽ không hề kém cạnh bất cứ “anh em” nào khác trên khắp thế giới.
Chúng thường đội mũ che mặt rồi bắt đi những đứa trẻ không vâng lời rồi kéo chúng đến một nơi đáng sợ để sống cùng trong vòng một năm.
Night Hag
Night Hag – hay còn gọi là Quỷ đêm là một linh hồn xấu xa thường đem đến ác mộng cho mọi người. Chúng chuyên đi săn lùng nỗi sợ hãi và ác mộng của nạn nhân. Khi bắt gặp con mồi thích hợp, Night Hag sẽ ngồi trên ngực nạn nhân khiến họ gặp ác mộng, khó ngủ và rơi vào trạng thái mơ màng.
***
Trên đây là nội dung bài viết giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về Ông kẹ là ai. Mọi thông tin trong bài viết Ông kẹ là ai? Nguồn gốc gủa ông kẹ đều được xác thực rõ ràng trước khi đăng tải. Tuy nhiên đôi lúc vẫn không tránh khỏi những sai xót đáng tiếc. Hãy để lại bình luận xuống phía dưới bài viết để đội ngũ biên tập được nắm bắt ý kiến từ bạn đọc.
Đăng bởi THCS Bình Chánh trong chuyên mục Tổng hợp
- Abigail Western là ai? Câu chuyện về Abigail Western
- Bác sĩ Hà Duy Thọ là ai? Sự thật về bác sĩ Hà Duy Thọ nổi tiếng trên Facebook, Tiktok
- Bài dự thi Viết cảm nhận về một cuốn sách mà em yêu thích (26 mẫu)
- Bài viết của em được chọn để tham gia buổi tọa đàm “Con người và thiên nhiên” do nhà trường tổ chức. Dựa vào bài viết, em hãy trình bày ý kiến đồng tình hay phản đối về một vấn đề môi trường hoặc thiên nhiên mà em quan tâm lớp 8 (12 Mẫu)
- Bloody Mary là ai? Bloody Mary là gì?
- Calmette là ai? Con đường ở Sài Gòn mang tên Calmette
- Cảm nghĩ về nhân vật Mã Giám Sinh trong đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều (23 bài mẫu)
- Cảm nhận 12 câu đầu bài Trao duyên của Nguyễn Du ngắn gọn, hay nhất (16 Mẫu)