Học Tập

Paul-Henry Nargeolet là ai? Tiểu sử thủy thủ người Pháp trên chiếc tàu ngầm tham quan Titanic mất tích

Mời bạn đọc cùng tìm hiểu Paul-Henry Nargeolet là ai? trong bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé.

Paul-Henry Nargeolet là ai?

Paul-Henry Nargeolet, 73 tuổi, là một cựu chỉ huy trong hải quân Pháp suốt 25 năm. Trong thời gian tại ngũ, ông là đội trưởng đội lặn sâu của lực lượng này.

Sau khi xuất ngũ, Nargeolet tham gia Viện Nghiên cứu và Khám phá Biển của Pháp, theo The Five Deeps Expedition, công ty chuyên tập hợp các nhà khoa học, kỹ thuật viên và lái tàu lặn thực hiện sứ mệnh. Ông đã dẫn đầu một số đợt thám hiểm đến khu vực xác tàu Titanic kể từ năm 1987 và tham gia nhiều đợt thám hiểm khoa học, kỹ thuật trên thế giới.

Bạn đang xem: Paul-Henry Nargeolet là ai? Tiểu sử thủy thủ người Pháp trên chiếc tàu ngầm tham quan Titanic mất tích

Nargeolet được coi là một trong những chuyên gia hàng đầu về xác Titanic. Irish Examiner mô tả Nargeolet đã “dành nhiều thời gian hơn bất kỳ ai khác” tại đống đổ nát của con tàu này, khiến ông được đặt biệt danh “quý ngài Titanic”

Paul-Henry Nargeolet là ai?
Paul-Henry Nargeolet là ai?

Tiểu sử Paul-Henry Nargeolet

Paul-Henry Nargeolet là một nhà thám hiểm và chuyên gia tìm kiếm với chuyên môn trong lĩnh vực tàu bị chìm. Ông được biết đến nhiều nhất với vai trò là thủ lĩnh đội tìm kiếm và khám phá đội tàu ngầm thám hiểm tiếp cận Titanic.

Dưới sự lãnh đạo của Paul-Henry Nargeolet, các cuộc thám hiểm tới địa điểm của con tàu Titanic đã diễn ra vào năm 1987, 1991, 1995 và 2005. Trong suốt hành trình này, ông đã đóng vai trò quan trọng trong việc tìm hiểu và khám phá xác tàu Titanic dưới đáy biển. Ông và đội ngũ của mình đã thu thập thông tin và hình ảnh đáng giá về tình trạng của con tàu bị chìm nổi tiếng này.

Paul-Henry Nargeolet cũng là một nhà thám hiểm và cựu thuyền trưởng. Ông đã có nhiều kinh nghiệm trong việc thám hiểm các tàu bị chìm khác và các di tích lịch sử dưới nước. Ông cũng đã tham gia vào nhiều dự án thám hiểm độc lập và cung cấp kiến thức và kỹ năng của mình cho các nghiên cứu khoa học và công nghiệp liên quan đến biển cả.

Trên cơ sở sự nghiệp đáng chú ý của mình trong lĩnh vực thám hiểm và khám phá tàu bị chìm, Paul-Henry Nargeolet đã trở thành một chuyên gia đáng tin cậy và được biết đến trong cộng đồng thám hiểm đại dương.

Toàn cảnh vụ tai nạn tàu lặn Titan mà Paul-Henry Nargeolet tham gia

Tàu lặn Titan là sản phẩm của công ty du lịch mạo hiểm có trụ sở tại Hoa Kỳ OceanGate Expeditions. Từ tháng 5/2023, công ty đã công bố tour du lịch thám hiểm tàu Titanic kéo dài 8 ngày với giá 250.000 USD (gần 5,9 tỷ đồng) mỗi người. Theo OceanGate, có chưa đầy 250 người được tận mắt chứng kiến xác tàu Titanic từ trước đến nay, vì vậy những người tham gia tour không chỉ là khách du lịch phổ thông mà còn mang trong mình “sứ mệnh thám hiểm”.

Vào ngày 18/6/2023, trong một hành trình khám phá Titanic dưới đáy đại dương, tàu lặn đã mất liên lạc chỉ sau chưa đầy 2 giờ đồng hồ, trong tàu lúc này có 5 người, bao gồm tỷ phú người Anh Hamish Harding, người sáng lập OceanGate Stockton Rush, chuyên gia hàng hải người Pháp Paul-Henri Nargeolet, doanh nhân gốc Shahzada Dawood và con trai.

Quá trình lặn của tàu ngầm Titan bắt đầu vào lúc 4h (giờ địa phương), sau đó con tàu mất liên lạc với tàu mẹ Polar Prince và được xác định là cách bờ biển của bán đảo Cape Cod khoảng 1.450 km. 8 tiếng kể từ khi Titan mất liên lạc, Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Mỹ mới nhận được báo cáo mất tích, sự chậm trễ khiến quá trình tìm kiếm gặp nhiều thách thức.

Lực lượng tuần duyên Mỹ sau đó đã điều 2 máy bay tham gia chiến dịch tìm kiếm trên mặt biển, các tàu lặn công nghệ cao cùng máy bay trang bị hệ thống định vị sóng âm cũng được điều phối để tìm kiếm dưới lòng biển.

Toàn cảnh vụ tai nạn tàu lặn Titan mà Paul-Henry Nargeolet tham gia
Toàn cảnh vụ tai nạn tàu lặn Titan mà Paul-Henry Nargeolet tham gia

Ngày 21/6/2023, Paul Zukunft, cựu lãnh đạo Tuần duyên Hoa Kỳ, cho biết họ phát hiện ra một số âm thanh từ khu vực mất tích nhưng ông cho biết khả năng kéo một con tàu lên từ độ sâu như vậy rất khó khăn, trừ khi có một nguồn lực lớn được chuẩn bị từ trước.

Hải quân Hoa Kỳ thậm chí đã điều động hệ thống trục vớt đại dương sâu Flyaway, hay FADOSS, thiết bị này có thể thu hồi vật nặng ở độ sâu hơn 6.000m – vượt qua cả độ sâu của tàu Titanic. Nhưng trước khi làm vậy, họ cần phải xác định vị trí tàu lặn mất tích trước. Kể cả sau khi phát hiện được rồi thì hệ thống cũng phải mất 24 giờ chuẩn bị, vượt quá nguồn cung không khí ước tính của tàu lặn. Nhìn chung, đây là một hoạt động quy mô lớn có thể tốn hàng triệu đô, còn xác suất tìm được nạn nhân sống sót là rất thấp.

Một phương tiện điều khiển từ xa (ROV) đã định vị các mảnh vỡ của tàu Titan dưới đáy biển cách mũi xác Titanic khoảng 500m vào sáng 22/6 (giờ GMT), Chuẩn Đô đốc John Mauger, chỉ huy Lực lượng Bảo vệ Bờ biển số 1 Mỹ, cho biết trong một cuộc họp báo.

Các mảnh vỡ đã được phân tích và xác nhận là của Titan và các thành viên trong gia đình những nạn nhân thiệt mạng được thông báo rằng không có ai sống sót.

Đô đốc Mauger cho biết thêm, thi thể của 5 người thiệt mạng có thể sẽ không bao giờ được tìm thấy. “Đây là môi trường cực kỳ khắc nghiệt dưới đáy biển và các mảnh vỡ phù hợp với vụ ép bẹp thảm khốc xảy ra với con tàu”.

“Những mảnh vỡ cho thấy một sự ép bẹp thảm khốc đã xảy ra ở khoang kháng áp”, chuẩn đô đốc John Mauger cho hay.

Một trong những người sáng lập OceanGate, ông Guillermo Sohnlein, cho hay vụ ép nát rất có thể đã xảy ra từ 4 ngày trước, khi con tàu sắp đáp xuống đáy đại dương gần xác Titanic. Theo tiến sĩ Radolaw Kicinski thuộc lực lượng hải quân Ba Lan, hiện tượng này xảy ra gần như tức thời, diễn ra chỉ trong một vài phần nghìn giây (vài milisecond). Điều này đồng nghĩa với việc 5 người trên khoang đã tử vong ngay lập tức, đến nỗi họ không kịp nhận ra có bất ổn.

Giới chuyên gia cho rằng cần thu hồi các mảnh vỡ dưới đáy biển để tiến hành một cuộc điều tra đầy đủ. Tuy nhiên, công việc này không dễ dàng. Các thiết bị lặn không người lái đang tiếp tục thu thập bằng chứng, dấu vết dưới đáy biển để có thêm thông tin về thảm kịch, 5 mảnh chính của tàu Titan đã được tìm thấy, nhưng quá trình trục vớt thi thể nạn nhân gặp khó khăn vì điều kiện khắc nghiệt.

Cấu tạo và thiết kế của tàu Titan mất tích từng bị nghi ngờ

Titan là tàu lặn nghiên cứu và khảo sát, có thể chở 5 người, thường là một người lái tàu và 4 chuyên gia có thể bao gồm các nhà khảo cổ học, nhà sinh học biển hoặc bất kỳ du khách nào có đủ khả năng trải nghiệm.

Theo nhà điều hành OceanGate, tàu Titan được làm bằng titan và sợi carbon, dài 6,7 mét, nặng 10.432 kg, tương đương với1 chiếc ô tô cỡ trung bình và có khả năng lặn ở độ sâu 4.000 mét.

Con tàu sử dụng 4 động cơ đẩy điện để di chuyển và được trang bị một camera, đèn chiếu sáng và máy quét để khám phá môi trường xung quanh. Cửa vòm ở mặt trước tàu đóng vai trò như cửa ra vào, đồng thời là khung nhìn lớn nhất trong số các tàu lặn sâu có người lái. OceanGate cho biết công nghệ hiện đại trên tàu cung cấp “tầm nhìn vô song” về đại dương sâu thẳm.

Tàu Titan cũng sử dụng công nghệ vệ tinh Starlink để liên lạc. Tàu có tốc độ tối đa là 3 hải lý/giờ, nhưng càng lặn sâu thì tốc độ càng chậm.

Ông David Lochridge, cựu Giám đốc Bộ phận vận hành trên biển tại Công ty OceanGate, từng bày tỏ quan ngại về mức độ an toàn của chuyến thám hiểm trước khi bị sa thải năm 2018.

Ông Lochridge cho rằng ông bị OceanGate sa thải do đã “bày tỏ quan ngại về thiết kế mang tính thử nghiệm, chưa được kiểm chứng của tàu Titan (là chiếc tàu mới gặp nạn)”. Ông Lochridge cũng quan ngại về “việc kiểm soát chất lượng và an toàn của tàu Titan, cụ thể là việc OceanGate từ chối triển khai thử nghiệm với thiết kế của vỏ tàu”, cảnh báo tàu Titan có thể gặp nguy hiểm nếu lặn xuống sâu.

Theo cựu lãnh đạo OceanGate, một số phần của tàu chỉ được chứng nhận chịu đựng được độ sâu 1.300 m, nhưng công ty muốn đưa hành khách tới độ sâu 4.000 m.

Danh tính 4 người cùng Paul-Henry Nargeolet mất tích khi tham quan xác tàu Titanic

Tàu ngầm Titan của công ty du lịch OceanGate bị mất tích tại Bắc Đại Tây Dương khi đang chở nhóm du khách tham quan xác tàu Titanic. Hiện tại, đội cứu hộ đang chạy đua với thời gian để xác định vị trí con tàu trước khi lượng ôxy của thuỷ thủ đoàn cạn kiệt. Ngoài Paul-Henry Nargeolet còn có thêm 4 người sau:

Tỉ phú Hamish Harding

Hamish Harding – 58 tuổi, ông trùm hàng không người Anh từng nắm giữ ba kỷ lục Guinness về những cuộc phiêu lưu mạo hiểm – được xác định đã mất tích trên chiếc tàu ngầm Titan.

Chủ tịch Action Aviation, nhà thám hiểm tỉ phú Hamish Harding quan sát thời tiết trước khi lên tàu ngầm Titan.

Hamish là nhà sáng lập Action Aviation, công ty mua bán máy bay có văn phòng tại Dubai và sân bay Stansted, London. Bên cạnh đó, ông còn làm việc tại thành phố Bengaluru, Ấn Độ trong 5 năm, với tư cách là Giám đốc điều hành của một công ty hậu cần.

Năm ngoái, Hamish là một trong những hành khách có mặt trên chuyến bay vũ trụ thứ 5 chở người của Blue Origin, công ty vũ trụ được thành lập bởi Jeff Bezos.

Đăng tải trên mạng xã hội, tỉ phú Harding cho biết bản thân sẽ tham gia chuyến đi của OceanGate với tư cách là người thực hiện sứ mệnh thám hiểm tàu Titanic.

Ông viết rằng do tình hình thời tiết xấu ở Newfoundland, Canada, chuyến thám hiểm lần này có khả năng thực hiện sứ mệnh đưa những người đầu tiên và duy nhất tới tàu Titanic trong năm 2023.

Tỉ phú Hamish Harding
Tỉ phú Hamish Harding

Stockton Rush

Stockton Rush là Giám đốc điều hành của OceanGate Expeditions, công ty chuyên thiết kế các hoạt động thám hiểm biển được thành lập từ năm 2009.

Trong hai thập kỷ qua, Stockton đã tham gia một số dự án công nghệ liên quan đến đại dương bao gồm BlueView Technologies của Seattle và sản xuất hệ thống sonar tần số cao.

Sau nhiều chuyến thám hiểm bị hoãn lại vì không xin được giấy phép phù hợp, OceanGate Expeditions bắt đầu bán vé tham quan trị giá 250.000 USD cho chuyến đi khám phá tàu Titanic kéo dài 8 ngày.

Shahzada Dawood và Suleman Danwood

Doanh nhân nổi tiếng người Pakistan Shahzada Dawood, 48 tuổi, Phó Chủ tịch Tập đoàn Engro và con trai ông, Suleman, 19 tuổi đã tham gia chuyến thám hiểm xác tàu Titanic trên chiếc tàu ngầm Titan.

Trong những năm gần đây, Engro đã có nhiều khoản đầu tư vào lĩnh vực năng lượng, nông nghiệp, hóa dầu và viễn thông. Vào cuối năm 2022, công ty này công bố đạt doanh thu khoảng 350 tỉ rupee (1,2 tỉ USD).

Theo Tập đoàn Engro, Shahzada là người được ủy thác trong hội đồng quản trị của The Dawood Foundation – một tổ chức từ thiện giáo dục nổi tiếng được thành lập vào năm 1960.

Cha của Shahzada, Hussain Dawood thường xuyên được báo chí trong nước đưa vào danh sách những người giàu nhất Pakistan.

Trên đây là nội dung bài viết giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về Paul-Henry Nargeolet là ai?. Mọi thông tin trong bài viết Paul-Henry Nargeolet là ai? Tiểu sử thủy thủ người Pháp trên chiếc tàu ngầm tham quan Titanic mất tích đều được xác thực rõ ràng trước khi đăng tải. Tuy nhiên đôi lúc vẫn không tránh khỏi những sai xót đáng tiếc. Hãy để lại bình luận xuống phía dưới bài viết để đội ngũ biên tập được nắm bắt ý kiến từ bạn đọc.

Đăng bởi THCS Bình Chánh trong chuyện mục Tổng hợp

5/5 - (3 bình chọn)

Nguyễn Thanh Tùng

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button