Tổng hợp

Quả hồng châu là quả gì? Quả hồng châu có độc không?

Mời bạn đọc cùng tìm hiểu Quả hồng châu là quả gì trong bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé.

Quả hồng châu là quả gì?

Quả hồng châu là loại quả được hái từ cây hồng châu, còn có tên gọi khác là cây mề gà, cây rom, cây móc quạ, cây khua mật… Hồng châu có tên khoa học là Capparis versicolor Griff, thuộc họ Capparaceae (họ Màn Màn).

Cây hồng châu là loại thực vật thân leo, vỏ cây có gai nhọn và cứng. Lá hồng châu là dạng lá dài, khoảng 11 – 12 cm, và có chiều ngang tương đương với 2 ngón tay người lớn. Cây hồng châu không được trồng mà thường mọc dại ở các khu vực vùng núi cao, như là địa phận các tỉnh Hà Giang, Cao Bằng…

Bạn đang xem: Quả hồng châu là quả gì? Quả hồng châu có độc không?

Quả hồng châu có kích cỡ bằng khoảng 1 nắm đấm tay trẻ em. Quả hồng châu chín có màu tím đậm, khi còn xanh thì quả có màu xanh nhạt. Quả hồng châu chín khá mềm, có phần vỏ trơn bóng, nhẵn nhụi và không có lông trên quả.

Nếu bổ đôi quả hồng châu ra thì sẽ thấy phía trong sát vỏ quả có một lớp màu hồng. Một quả hồng châu có 4 – 6 hạt. Hạt được bao bọc trong một lớp cùi màu trắng đục khá mềm. Phần cùi bao bọc quả rất mọng nước. Hạt của quả hồng châu có màu tím sẫm rất đẹp và có kích thước bằng hạt ngô. Mùa chín rộ của hồng châu là khoảng tháng 7, tháng 8 và tháng 9.

Quả hồng châu là quả gì?
Quả hồng châu là quả gì?

Quả hồng châu có độc không?

Trong phần trước, khi tìm hiểu quả hồng châu là quả gì, chúng ta đã tìm hiểu về ngoại hình và cấu tạo của quả hồng châu. Với vẻ ngoài và cấu tạo bên trong, hồng châu trông giống như một loại trái cây giải khát. Tuy nhiên, loại quả này lại mang trong mình độc tố vô cùng nguy hiểm.

Độc tố trong quả hồng châu có tên là Alcaloid và được chứa đựng trong hạt. Nếu bạn chưa biết thì Alcaloid là chất độc tố có trong lá ngón và có thể tước đi tính mạng của người bị nhiễm chất này rất nhanh chóng. Alcaloid có thể được hấp thu rất nhanh sau khi tiến vào cơ thể và gây tử vong trong khoảng từ 1 đến 7 tiếng sau đó.
Độc tính của quả hồng châu tác động mạnh lên tim và phổi. Người ta đã từng là thử nghiệm về độc tính của loại quả này trên động vật và hầu hết chúng đều chết do trụy tim mạch và suy hô hấp. Với thỏ thì liều lượng độc tố của quả hồng châu có thể nguy hiểm đến tính mạng là ở mức 18g/kg thể trọng. Con số này ở chuột cống trắng là 72g/kg.

Quả hồng châu có độc không?
Quả hồng châu có độc không?

Bị ngộ độc quả hồng châu nên xử lý như thế nào?

Dấu hiệu nhận biết ngộ độc quả hồng châu

Tuy rằng đây là loại quả có độc tố, song đã có không ít trường hợp ghi nhận ngộ độc quả hồng châu. Hầu hết các trường hợp đều rơi vào các em nhỏ ở vùng núi cao. Các em thường có thói quen hái và ăn các loại quả dại. Đó là nguyên nhân dẫn đến ngộ độc quả hồng châu.

Người bị ngộ độc quả hồng châu thường sẽ buồn nôn, đau bụng và tiêu chảy. Độc tố từ quả hồng châu sẽ nhanh chóng tác động đến tim mạch và phổi, gây ra hiện tượng suy hô hấp phù phổi cấp tính và trụy tim. Người bị ngộ độc cần được đưa ngay đến cơ sở y tế để được sở cứu tạm thời.

Biện pháp sơ cứu tại chỗ cho người bị nhiễm độc quả hồng châu

Khi phát hiện người bị nhiễm độc quả hồng châu cần nhanh chóng đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được cứu chữa. Bên cạnh đó, cần tiến hành sơ cứu tại chỗ nhanh chóng để hạn chế độc tố lan rộng gây nguy hiểm đến tính mạng con người.

Người bị trúng độc quả hồng châu cần được gây nôn nhanh chóng để thải bớt chất độc ra ngoài. Có thể cho người trúng độc uống nhiều nước và gây nôn, hoặc cho người trúng độc uống than hoạt tính. Lý tưởng nhất là sử dụng oresol thay cho nước.

Khi đưa người bị trúng độc đến cơ sở y tế, nếu thấy có hiện tượng co giật, hôn mê thì hãy cho người đó nằm nghiêng. Trong quá trình di chuyển phải thường xuyên theo dõi tình trạng và sắc mặt của người bị trúng độc. Nếu thấy thở yếu hoặc ngừng thở thì cần sử dụng dụng cụ sơ cứu và hà hơi thổi ngạt hoặc hô hấp nhân tạo ngay lập tức.

Hiện nay chưa có thuốc điều trị trúng độc quả hồng châu. Người bị trúng độc quả hồng châu chỉ được điều trị các triệu chứng và điều trị căn nguyên. Chính vì thế mà công tác sơ cứu tại chỗ là rất quan trọng. Người trúng độc cần được rửa ruột cho nôn bớt độc tố ra ngoài càng nhanh càng tốt.

Nếu không có oresol có thể thay thế bằng lòng trắng trứng. Các chức năng sống cần được duy trì bằng các phương pháp trợ tim, trợ hô hấp, chống co giật… Người trúng độc cần được đưa lên xe và vận chuyển đến cơ sở y tế gần nhất càng nhanh càng tốt. Tuyệt đối không được để người bị trúng độc đi bộ vì càng hoạt động nhiều thì độc tố xâm nhập vào cơ thể càng nhanh hơn.

Bị ngộ độc quả hồng châu nên xử lý như thế nào?
Bị ngộ độc quả hồng châu nên xử lý như thế nào?

Một số loại quả ẩn chứa chất độc chết người nên tránh

Không chỉ quả hồng châu ẩn chứa chất độc chết người, mà nhiều loại quả khác cùng mang trong mình chất độc ẩn chứa bên trong vẻ ngoài đẹp mắt.

Sau đây bài viết sẽ giới thiệu cho bạn đọc tham khảo một số loại quả như vậy.

– Quả mã tiền: Có ngoại hình khá giống với quả quất nhưng mã tiền lại mang trong mình chất cực độc. Trong quả mã tiền có chứa Alcaloid tương tự như trong quả hồng châu và lá ngón. Chính vì vậy mà không nên ăn quả mã tiền.

– Quả thủy tùng: Gỗ thủy tùng được ưa thích bởi chất lượng cao, bền đẹp. Tuy nhiên, quả thủy tùng lại có chứa độc tố mặc dù có hình thức bên ngoài rất bắt mắt. Khi ăn phải quả thủy tùng, độc tố phát tác sẽ gây ra các hiện tượng nôn mửa, đau đầu dữ dội, tiêu chảy… nặng hơn thì gây đau dạ dày, run rẩy không tự chủ, đồng tử giãn nở mạnh và có thể gây chết người.

– Quả dầu mè: Quả dầu mè có kích thước nhỏ, màu xanh nhạt. Tuy trông có vẻ vô hại nhưng quả dầu mè lại mang trong mình chất độc không thể xem thường. Khi ăn phải quả dầu mè, nạn nhân sẽ cảm thấy cổ họng nóng rát, bụng đau dữ dội. Nếu không được cứu chữa kịp thời thì nạn nhân có thể bị xuất huyết dạ dày, hệ thần kinh suy yếu và dẫn đến tử vong.

– Quả cam thảo dây: Hạt quả cam thảo dây có màu sắc rất bắt mắt với hai màu đỏ và đen, phần vỏ bóng, đẹp giống như đồ chơi cho trẻ nhỏ. Cam thảo dây thuộc họ đậu và có quả giống như quả đậu. Hạt cam thảo dây có chứa chất kịch độc Abrin có thể gây chết người chỉ với một vài hạt nhỏ.

Tuyệt đối không ăn các loại quả rừng lạ

Tình trạng ngộ độc quả hồng châu đã xảy ra nhiều vụ trên địa bàn tỉnh Hà Giang và một số tỉnh miền núi. Có nhiều trường hợp đã tử vong do ngộ độc loại quả rừng này, khuyến cáo, chính quyền địa phương, nhà trường cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục để người dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa tuyệt đối không ăn các loại quả, cây rừng không biết rõ. Điều quan trọng nữa là người dân không được chủ quan, cần lưu ý phát hiện sớm các dấu hiệu ngộ độc và đưa ngay nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu kịp thời.

Cần lưu ý là không chỉ trẻ em vùng cao mới có nguy cơ ngộ độc quả hồng châu, những người lớn cũng có thể sơ ý ăn phải, đặc biệt là hiện nay nhiều người từ miền xuôi lên miền núi du lịch có thể do tò mò ăn thử loại quả chứa độc nguy hiểm này. Do đó, việc cảnh báo, chỉ dẫn về những loại cây có độc tố như quả hồng châu là một việc làm quan trọng. Ngoài ra nên vận động nhân dân nhận biết, rà soát và chặt bỏ cây hồng châu như chính quyền huyện Văn Bàn (Lào Cai) từng làm là một trong những cách phòng ngừa những vụ ngộ độc thương tâm do ăn quả hồng châu.

Những vụ ngộ độc thương tâm do trẻ ăn quả hồng châu

Vài năm gần đây đã xảy ra những vụ ngộ độc thương tâm, nhiều trẻ em nguy kịch, suy đa tạng và có một số trẻ không may tử vong do ăn loại quả rừng có tên là hồng châu.

Trong 2 ngày liên tiếp, ngày 31/7 và 1/8/2023, Bệnh viện Đa khoa huyện Đồng Văn (Hà Giang) tiếp nhận 11 trẻ em từ 3 – 12 tuổi bị ngộ độc do ăn quả hồng châu.

Ba cháu nhỏ là Sùng Thị M., 9 tuổi; Sùng Thị S., 8 tuổi; Sùng Thị M., 7 tuổi, đều trú tại thôn Chua Só, xã Tả Lủng, trong lúc đi cắt cỏ cho bò đã rủ nhau hái quả hồng châu ăn. Đến 22 giờ ngày 31/7, các cháu xuất hiện triệu chứng đau đầu, hoa mắt chóng mặt, nôn mửa và được gia đình đưa đến Bệnh viện Đa khoa huyện Đồng Văn.

Tiếp đó, Bệnh viện Đa khoa huyện Đồng Văn tiếp nhận thêm 8 bệnh nhi gồm: Lầu Thị M., 11 tuổi; Lầu Thị Ch., 10 tuổi; Lầu Mí N., 7 tuổi; Giàng Thị M., 12 tuổi; Giàng Mí S., 10 tuổi; Giàng Thị Ch., 8 tuổi; Giàng Thị L., 4 tuổi; Giàng Thị C., 3 tuổi, trú tại thôn Hồng Ngài, xã Lũng Táo. Qua quá trình điều trị tích cực, thải độc, gây nôn, truyền dịch…, một số cháu đã qua cơn nguy kịch, tuy nhiên có một số cháu ngộ độc nặng được chỉ định chuyển tuyến lên Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Giang.

Những vụ ngộ độc thương tâm do trẻ ăn quả hồng châu
Những vụ ngộ độc thương tâm do trẻ ăn quả hồng châu

Trao đổi với phóng viên Báo Sức khỏe&Đời sống, TTƯT. BSCKII. Nguyễn Quốc Dũng, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Giang cho biết, từ chiều ngày 1/8 đến rạng sáng ngày 2/8, có 7 trẻ bị ngộ độc nặng chuyển về Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Giang. Trong đó có trường hợp cháu Sùng Thị M, 9 tuổi, tại thôn Chua Só, xã Tả Lủng mặc dù được các bác sĩ cấp cứu điều trị tích cực nhưng do bị ngộ độc quá nặng đã tử vong.

Trong số 6 bệnh nhi tiếp tục được tích cực điều trị nhưng có 3 bệnh nhi tiên lượng rất nặng, nguy cơ tử vong cao nên Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Giang đã kịp thời hội chẩn với Bệnh viện Nhi Trung ương và Trung tâm Chống độc Bạch Mai, sau đó chuyển các bệnh nhi về Bệnh viện Nhi Trung ương điều trị.

Hiện nay, tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Giang đang điều trị cho 3 cháu Giàng Thị M. (12 tuổi, ở thôn Hồng Ngài, xã Lũng Táo); Lầu Mí N. (7 tuổi, ở thôn Hồng Ngài, xã Lũng Táo) và Sùng Thị M. (7 tuổi, ở thôn Chua Só, xã Tả Lủng, huyện Đồng Văn). 3 cháu đều trong tình trạng ngộ độc rất nặng, gây ra tình trạng rối loạn chuyển hóa các chất trong cơ thể, nguy cơ tử vong rất cao, bệnh viện đã khẩn trương tổ chức hội chẩn theo đúng phác đồ để nhanh chóng thải độc cho các bệnh nhân. Tình trạng của các cháu hiện tương đối ổn định, về mặt triệu chứng lâm sàng: bệnh nhi hết đau đầu, hết buồn nôn và đau bụng… Xét nghiệm các chỉ số sinh hóa gan, thận… tương đối ổn.

Trước đó, chỉ trong vòng 2 tuần (từ ngày 23/7/2021 đến 6/8/2021), trên địa bàn các huyện Mèo Vạc, Yên Minh và Đồng Văn (tỉnh Hà Giang) liên tiếp xảy ra các vụ ngộ độc do trẻ ăn quả hồng châu có chứa độc tố tự nhiên, đáng tiếc có 3 trẻ tử vong do ngộ độc quá nặng. Hai năm trước, tháng 7/2019 cũng xảy ra vụ ngộ độc do trẻ ăn hồng châu tại thôn Há Súng, xã Tả Lủng, huyện Đồng Văn khiến 1 cháu tử vong.

Ngày 3/10/2021, trên đường đi học về, 17 em học sinh ở xã Chiềng Ken (huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai) thấy ven đường trên đồi có nhiều quả hồng châu chín đã rủ nhau hái ăn. Sau khi ăn, các em phải nhập viện cấp cứu, không may đã có 1 em tử vong do diễn biến quá nặng.

***

Trên đây là nội dung bài viết giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về Quả hồng châu là quả gì. Mọi thông tin trong bài viết Quả hồng châu là quả gì? Quả hồng châu có độc không? đều được xác thực rõ ràng trước khi đăng tải. Tuy nhiên đôi lúc vẫn không tránh khỏi những sai xót đáng tiếc. Hãy để lại bình luận xuống phía dưới bài viết để đội ngũ biên tập được nắm bắt ý kiến từ bạn đọc.

Đăng bởi THCS Bình Chánh trong chuyên mục Tổng hợp

5/5 - (3 bình chọn)

Cô Nguyễn Thanh Phương

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button