Học Tập

Quan hệ từ là gì? Chức năng của quan hệ từ 

Mời các em theo dõi nội dung bài học về Quan hệ từ là gì? Chức năng của quan hệ từ  do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn. Hy vọng sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em học tốt và hoàn thành tốt bài tập của mình.

Quan hệ từ là gì?

Theo từ điển tiếng Việt, từ là đơn vị sẵn có trong ngôn ngữ, là đơn vị nhỏ nhất có cấu tạo ổn định và mang nghĩa hoàn chỉnh. Câu là một đơn vị ngữ pháp gồm một hay nhiều từ có liên kết ngữ pháp với nhau. Do đó, có thể thấy từ và câu là hai yếu tố vô cùng quan trọng trong hệ thống ngôn ngữ.

Quan hệ từ là từ nối các từ ngữ hoặc các câu, nhằm thể hiện mối quan hệ giữa những từ ngữ hoặc những câu ấy với nhau: và, với, hay, hoặc, nhưng, mà, thì, của, ở, tại, bằng, như, để, về….

Bạn đang xem: Quan hệ từ là gì? Chức năng của quan hệ từ 

Quan hệ từ là gì?
Quan hệ từ là gì?
Quan hệ từ Ý nghĩa Ví dụ
Quan hệ liệt kê Tôi và Trang hôm qua vừa đi xem phim
Quan hệ mục đích Nhờ có bạn mà tôi được điểm cao
Với Chỉ quan hệ hướng tới đối tượng Tôi với bạn chấm dứt từ đây
Chỉ quan hệ định vị (địa điểm, đối tượng) Quán cafe ở đường Trần Duy Hưng rất ngon
Từ Chỉ quan hệ định vị (khởi điểm hoặc địa điểm xuất phát) Từ hôm nay tôi sẽ cố gắng nhiều hơn
Bằng Chỉ quan hệ về phương tiện, về trạng thái, cách thức hoặc nguyên liệu chế tạo Anh sẽ yêu em bằng hết tấm lòng của mình
Của Quan hệ sở hữu Chiếc xe máy của anh ý rất đẹp
Nhưng Quan hệ tương phản Trời hôm nay nắng nhưng rất dịu
Như Quan hệ so sánh Bạn to như người khổng lồ vậy

Chức năng của quan hệ từ

Chức năng của loại từ này được thể hiện rõ rệt thông qua tên gọi của nó – quan hệ từ, nhờ vào khả năng liên kết các nghĩa giữa cụm từ, câu từ hay cả các đoạn văn. Khi sử dụng các quan hệ từ hay còn gọi là nối từ, kết từ vào vị trí phù hợp thì ý nghĩa của các câu, đoạn và văn bản sẽ trở nên logic, mạch lạc và dễ dàng thấu hiểu nội dung mà tác giả muốn mang đến.

Nếu như không sử dụng các từ nối trong lúc làm văn, bài viết ngay lập tức sẽ trở nên mất sự liền mạch, sự logic cũng bị đứt gãy. Từ đó những nội dung trong bài viết mà tác giả muốn truyền đạt cũng sẽ không thể đến với người đọc hoặc có thể khiến cho mạch ý nghĩa trở nên bị méo mó, sai lệch.

Trong tiếng Việt lớp 5 quan hệ từ biểu thị khả năng kết nối các mối quan hệ một cách đa dạng. Sau đây là một vài quan hệ từ mà ta thường gặp thường ngày:

Quan hệ từ

Biểu thị quan hệ

Ví dụ

Định vị, địa điểm hoặc đối tượng

Tôi đang học tiếng Việt lớp 5 quan hệ từ tại nhà.

Liệt kê

Tôi thích ăn bánh và kẹo.

Nhưng

Tương phản, đối lập

Ăn kẹo rất ngon nhưng rất dễ bị sâu răng.

Của

Sở hữu

Chiếc kẹo này là của cậu ấy.

Mục đích

Món quà mà mẹ đã mua cho tôi vào dịp sinh nhật là một đôi bông tai xinh đẹp.

Như

So sánh

Tớ không giỏi môn Văn giống như cậu ấy.

Từ

Định vị về thời gian, địa điểm cụ thể

Từ ngày mai, em sẽ học tập chăm chỉ hơn.

Với

Hướng đến một đối tượng nào đó

Với chiếc bút lông này, tôi có thể viết nét thanh và nét đậm.

Các cặp quan hệ từ phổ biến thường gặp

Khi tìm hiểu về quan hệ từ, chúng ta không thể bỏ qua các cặp quan hệ từ để vận dụng một cách chính xác và đa dạng cấu trúc câu, dễ dàng diễn đạt ý muốn nói và tạo sự hứng thú cho người đọc và người nghe.

  • Cặp quan hệ từ thể hiện nguyên nhân – kết quả: Vì…nên…; do…nên…; nhờ…mà…
  • Cặp quan hệ từ thể hiện giả thiết – kết quả, điều kiện – kết quả: Nếu…thì…; hễ…thì…
  • Cặp quan hệ từ thể hiện tương phản: Tuy…nhưng…; mặc dù…nhưng…
  • Cặp quan hệ từ thể hiện tăng tiến: Không những…mà còn…; Không chỉ…mà còn…

Trong phạm vi bài viết này, Luật Minh Khuê sẽ đi sâu phân tích cặp quan hệ từ nguyên nhân – kết quả bởi nó được sử dụng phổ biến

Quan hệ từ nguyên nhân :

  • Quan hệ từ nguyên nhân có lợi (nhờ). Ví dụ : Nhờ có nền tảng tốt từ gia đình nên bạn ý học rất giỏi
  • Quan hệ từ nguyên nhân có hại (tại). Ví dụ : Tại vì trời mưa nên đường hôm nay rất trơn
  • Quan hệ từ nguyên nhân trung hòa là những quan hệ từ có thể được dùng để dẫn nối thành tố nguyên nhân với cả hai sắc thái ý nghĩa : có lợi hoặc có hại (vì, do, bởi, bởi vì). Ví dụ:
    • Gia – sếch đi vào trong, khuôn mặt rạng rỡ, sung sướng vì được các bạn mời tham dự trò chơi (Những cậu bé đầu trọc – Truyện đọc lớp 4). Trong câu này, quan hệ từ “vì” được sử dụng để thể hiện cảm xúc vui sướng của cậu bé khi được mời tham dự trò chơi.
    • Con ngựa của Nguyễn Duy Thì vì quá sợ và mệt mỏi sau chặng đường dài nên ngã quỵ (Vị sứ thần thông minh – Truyện đọc lớp 5). Trong câu này, cặp quan hệ từ “vì…nên…” dùng để thể hiện nguyên nhân từ đâu mà khiến con ngựa ngã quỵ.
    • Nhưng tôi biết dù tôi có nổi nóng như thế, anh cũng chẳng dám động đến tôi bởi tôi lực lượng to gấp mấy anh (Lên đường – Truyện đọc lớp 4). Trong câu này, quan hệ từ “bởi” thể hiện nguyên nhân mà khiến anh không dám động đến tôi.

Về cách dùng: Quan hệ từ nguyên nhân được dùng để dẫn nối các yếu tố có cấu tạo là danh từ (ngữ danh từ, đại từ), vị từ, cụm vị từ (cụm chủ vị)

Quan hệ kết quả: 

Quan hệ từ chỉ kết quả chỉ xuất hiện trong 25 cấu trúc

  • Về số lượng và cấu tạo: Các quan hệ từ chỉ kết quả có 3 từ, trong đó gồm 2 từ đơn (nên, mà) và 1 từ ghép (cho nên)
  • Về tần suất xuất hiện: Các quan hệ từ chỉ kết quả có cấu tạo đơn gồm 22 trường hợp (chiếm 88%), quan hệ từ kết quả có cấu tạo ghép chỉ có 3 trường hợp (chiếm 12%).
  • Về ý nghĩa: Các quan hệ từ kết quả “biểu thị điều sắp nêu ra là kết quả, hậu quả của điều vừa nói đến.Ví dụ:
    • Anh ta có lối đánh trầm tĩnh, cẩn thận nên cũng đã loại nhiều người để vào vòng chung kết với thằng Hiển (Ván cờ đầu xuân – Truyện đọc lớp 3). Trong câu này, quan hệ từ “nên” thể hiện vế sau đó chính là kết quả đạt được từ một điều gì đó.
    • Chả lẽ vì một đứa con gái mà mi rời bỏ mộng ước của mi (Chàng hiệp sĩ gỗ – Truyện đọc lớp 4). Trong câu này, quan hệ từ “mà” thể hiện vế sau đó chính là một kết quả có hại từ một điều gì đó.

Trong giao tiếp cuộc sống hàng ngày, chúng ta rất hay sử dụng cặp quan hệ từ nguyên nhân – kết quả, cấu trúc nhân quả được biểu hiện bằng quan hệ từ được dùng rất phổ biến trong lời nói. Do vậy, có thể thấy rằng vai trò quan trọng của kiểu cấu trúc này đối với việc biểu thị mối quan hệ nhân quả trong tiếng Việt (bên cạnh cấu trúc có ý nghĩa nhân quả được biểu thị bằng động từ ngữ pháp làm, khiến). Trong hệ thống giáo dục tiểu học ngày nay, việc phân tích cấu trúc câu, ngữ pháp, ngữ nghĩa của câu nói riêng và của văn bản nói chung là rất thiết yếu bởi chúng sẽ nhằm phát triển năng lực ngôn ngữ và tư duy của học sinh.

Về mặt cấu tạo, thành tố nguyên nhân có cấu tạo là danh từ, ngữ danh từ, vị từ, cụm vị từ còn thành tố kết quả luôn có dạng cấu tạo là vị từ, cụm vị từ. Trong trường hợp thành tố nguyên nhân được cấu tạo bằng danh từ, ngữ danh từ về mặt nghĩa biểu hiện (nghĩa sâu) chúng đều gắn với nghĩa hoạt động, đặc điểm, tức là gắn với việc biểu thị các sự tình. Điều này phù hợp với đặc điểm của cấu trúc nhân quả (về bản chất ý nghĩa, thành tố nguyên nhân luôn biểu thị hoặc gắn với việc biểu thị các sự tình là nguyên nhân gây ra hệ quả nêu ở thành tố kết quả)

Mặc dù vị trí của thành tố nguyên nhân và thành tố kết quả trong cấu trúc nhân quả tương đối linh hoạt; tuy nhiên, theo dữ liệu khảo sát từ cấu trúc nhân quả trong Truyện đọc Tiểu học cho thấy vị trí phổ biến (điển hình) của thành tố nguyên nhân là ở sau thành tố kết quả. Điều này phản ánh bản chất thành tố phụ của thành tố nguyên nhân xét trong mối quan hệ với vị từ nêu ở thành tố kết quả.

Kết quả nghiên cứu về cấu trúc nhân quả được biểu hiện bằng quan hệ từ giúp soi sáng thêm đặc điểm của cấu trúc nhân quả và phương thức biểu thị quan hệ nhân quả trong tiếng Việt. Đồng thời, cũng góp phần bổ sung những cứ liệu cần thiết, bổ ích cho việc nghiên cứu cấu trúc nhân quả từ góc độ loại hình học.

Các cặp quan hệ từ phổ biến thường gặp
Các cặp quan hệ từ phổ biến thường gặp

Cách dùng quan hệ

Sau khi đã hiểu được quan hệ từ là gì và có vai trò, chức năng như thế nào thì tiếp đến ta không thể bỏ qua cách sử dụng quan hệ từ trong câu và đoạn văn. Và dưới đây là tất tần tật cách dùng quan hệ từ trong tiếng Việt nhé.

Cách dùng quan hệ từ trong câu từ, đoạn văn

Thông thường, các từ nối đều nằm ở giữa câu nhưng cũng có số ít từ nối được đặt ở đầu câu với nhiệm vụ chủ chốt là dùng để liên kết ý nghĩa giữa câu này với câu khác. Chẳng hạn như câu sau: “tôi học môn Toán rất tốt nhưng môn Văn thì khá kém”, thì giới từ “nhưng” nhằm biểu thị tính trái ngược trong câu giữa hai vế cũng nằm ở giữa câu.

Trong trường hợp sử dụng các cặp quan hệ từ trong các câu và đoạn văn thì từ nối đầu tiên thường sẽ được đặt ở đầu câu. Ví dụ như câu sau: “Vì em được điểm 10 môn Toán nên mẹ đã thưởng em một bịch bánh”, cũng có từ nối đầu tiên nằm ở vị trí đầu câu. Ngoài ra cũng có trường hợp từ thứ nhất trong cặp quan hệ từ nằm ở giữa câu nhưng đó là khi nằm trong một câu dài, có nhiều vế và thành tố.

Khi muốn sử dụng quan hệ từ vào một câu hay đoạn văn nào đó, thì ta cần phải đặc biệt lưu ý đến ý nghĩa mà nó biểu thị có thật sự phù hợp với nội dung mà mình muốn truyền đạt chưa. Ngoài ra thì việc đặt các từ nối vào đúng vị trí cũng vô cùng quan trọng, vì nó sẽ trực tiếp tạo nên tính logic và sự mạch lạc của cả câu, đoạn văn.

Quan hệ từ có các loại nào?

Quan hệ từ trong môn tiếng Việt lớp 5 thì được chia thành hai loại như sau:

  • Quan hệ từ đẳng lập: Đây là những quan hệ từ nằm trong câu với nhiệm vụ liên kết hai vế câu có quan hệ ngang hàng và không phụ thuộc vào nhau.

  • Quan hệ từ chính phụ: Là các quan hệ từ được sử dụng nhằm mục đích kết dính giữa hai thành tố chính phụ. Giúp cho vai trò bổ nghĩa của thành tố phụ trở nên rõ ràng hơn và làm nối bật ý nghĩa của thành tố chính.

Ví dụ như sau:

  • Tôi thích ăn bánh kem và em tôi cũng rất thích ăn chúng. (Đây là câu ghép có sử dụng quan hệ từ đẳng lập)

  • Liên học chăm mỗi ngày nên Liên chắc chắn sẽ nhận được bằng khen học sinh giỏi cuối năm. (Đây là ví dụ cho câu ghép có sử dụng quan hệ từ chính phụ)

Điều cần lưu ý khi sử dụng quan hệ từ trong tiếng Việt

Khi sử dụng từ nối hay cặp quan hệ từ cho câu và đoạn của bài viết mình thì bạn hãy đặc biệt lưu ý đến vấn đề có thể lược bỏ hay không quan hệ từ. Vậy thì vì sao phải lược bỏ từ nối khi có thể? Trường hợp này thì có dùng hay không quan hệ từ nghĩa của câu vẫn sẽ không thay đổi, do đó mà có thể lược bỏ quan hệ từ để giúp câu văn trở nên súc tích và ngắn gọn hơn. Cũng như người đọc hoặc nghe cũng sẽ nắm được ý nghĩa nội dung nhanh chóng hơn.

Còn trong trường hợp mà chúng ta buộc phải sử dụng quan hệ từ thì đó là khi mà câu văn có nhiều vế và nghĩa quan trọng cần được làm rõ. Nếu như không sử dụng quan hệ từ thì ý nghĩa của câu sẽ trở nên phi logic và tính mạch lạc cũng bị đứt gãy khiến cho câu từ lủng củng, thiếu sự liên kết.

Điều cần lưu ý khi sử dụng quan hệ từ trong tiếng Việt
Điều cần lưu ý khi sử dụng quan hệ từ trong tiếng Việt

Ví dụ minh họa về quan hệ từ

Các quan hệ từ sử dụng trong câu rất linh hoạt, cùng một câu nhưng các quan hệ từ có thể sử dụng khác nhau, chẳng hạn :

  • Bạn Phương Anh không những xinh gái  còn học giỏi.
  • Bạn Phương Anh chẳng những xinh gái lại còn học giỏi.
  • Bạn Phương Anh không chỉ xinh gái  còn học giỏi.
  • Khi bóng chiều đổ xuống cũng là lúc những chú bé mục đồng dẫn trâu về làng. Từng đàn trâu nối nhau bước đi trên con đê xanh mướt cỏ. Tiếng sáo du dương bay khắp không gian xa. Phía xa xa, trên bầu trời, đàn cò trắng bay về tổ sau một ngày kiếm ăn vất vả. Ông mặt trời đỏ rực đang lặn dần sau rặng tre. Ráng chiều đỏ rực cả một vùng rộng lớn. Các bác nông dân sau một ngày làm việc vất vả cũng đang trở về. Cảnh vật làng que nhuốm màu hoàng hôn trông thật mờ ảo và đẹp tựa như một bức tranh của một họa sĩ nổi tiếng nào đó.

Các dạng bài tập về quan hệ từ

Dạng 1: Chọn các quan hệ từ thích hợp để điền vào chỗ trống

Bà tập mẫu: Điền quan hệ từ phù hợp để hoàn thành câu: (Tuy … nhưng; của; nhưng; vì … nên; bằng; để).

  • Những cái bút … tôi không còn mới … vẫn tốt. (của/nhưng)
  • Tôi vào thành phố Hồ Chí Minh … máy bay … kịp cuộc họp ngày mai. (bằng/để)
  • … trời mưa to … nước sông dâng cao. (Vì … nên)

Dạng 2: Tìm quan hệ từ xuất hiện trong câu

Bài tập mẫu: Xác định quan hệ từ trong các câu sau.

  • Trên bãi tập, một tổ tập nhảy sao còn một tổ tập nhảy xa. (còn)
  • Trời mưa to mà bạn Quỳnh không có áo mưa. (mà)
  • Lớp em chăm chỉ nên thầy rất vui lòng.(nên)

Dạng 3: Tìm và gạch dưới quan hệ từ rồi cho biết chúng thuộc quan hệ từ gì

Bài tập mẫu: Xác định và phân loại cặp quan hệ từ trong các câu dưới đây.

  • Bạn Hà chẳng những học giỏi  bạn ấy còn ngoan ngoãn.
    (Quan hệ tăng tiến)
  • Sở dĩ cuối năm Châu phải thi lại  không chịu khó học bài.
    (Quan hệ nguyên nhân – kết quả).
  • Tuy chúng ta đang tận tình giúp đỡ Khôi nhưng bạn ấy vẫn chưa tiến bộ.
    (Quan hệ đối lập)

Dạng 4: Điền quan hệ từ thích hợp vào chỗ chấm

Bài tập mẫu: Điền các quan hệ từ thích hợp để hoàn thành câu.

  • Hoa … Hồng là bạn thân. (và)
  • Hôm nay, thầy sẽ giảng … phép chia số thập phân. (về)
  • … mưa bão lớn … việc đi lại gặp khó khăn. (Vì … nên)

Dạng 5 + 6: Đặt câu sử dụng quan hệ từ/cặp quan hệ từ

Bài tập đặt câu với quan hệ từ không quá khó, nhưng để đặt câu hay và phục vụ trong viết tập làm văn, cô Thu Hoa cũng lưu ý học sinh nên vận dụng các nghệ thuật so sánh, nhân hóa trong câu. Câu văn sẽ hấp dẫn và thu hút người đọc hơn.

  • Câu văn thông thường: Gió thổi mạnh và mưa băt đầu kéo đến.
  • Câu văn hay: Từng trận gió rít ầm ầm qua khe cửa  cơn mưa ào ào kéo đến.

Dạng 7: Viết đoạn văn theo yêu cầu có sử dụng quan hệ từ

Đây là dạng bài phát triển từ bài tập đặt câu, khi đã có kỹ năng đặt câu logic và hấp dẫn thì việc viết đoạn cũng hoàn toàn tương tự. Nhưng học sinh hãy lưu ý, cần căn cứ và yêu cầu đề bài, theo sát sườn nội dung để hình thành đoạn văn để tránh lỗi lan man, sử dụng các quan hệ từ thích hợp chứ đừng nên tùy ý.

Bài tập vận dụng về quan hệ từ

Câu 1: Em hãy tìm những quan hệ từ có trong đoạn văn sau:

Chợ họp giữa phố vãn từ lâu. Người về hết và tiếng ồn ào cũng mất. Trên đất chỉ còn rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn và bã mía. Một mùi âm ẩm bốc lên, hơi nóng của ban ngày lẫn mùi cát bụi quen thuộc quá, khiến chị em Liên tưởng là mùi riêng của đất, của quê hương này. Một vài người bán hàng về muộn đang thu xếp hàng hóa, quang gánh đã xỏ sẵn vào quang rồi, họ còn đứng nói chuyện với nhau ít câu nữa.

(trích Hai đứa trẻ – Thạch Lam)

Trả lời: Các quan hệ từ có trong đoạn văn là: và, của, là, còn

Câu 2. Điền quan hệ từ thích hợp vào chỗ trống để tạo thành câu hợp lý:

a) … em vẫn không chăm chỉ tập chạy … em sẽ không bao giờ có thể chạy nhanh hơn.

b) Nước … dâng lên cao, thuyền bè … đi lại dễ dàng.

c) … chị Hai cùng gấp giấy, vẽ tranh … em đã hoàn thành bài tập Mỹ Thuật sớm.

d) … cô giáo cho nghỉ buổi học chiều nay … em sẽ đến thư viện để đọc quyển sách mới nhất.

Gợi ý:

a) Nếu em vẫn không chăm chỉ tập chạy thì em sẽ không bao giờ có thể chạy nhanh hơn.

b) Nước càng dâng lên cao, thuyền bè càng đi lại dễ dàng.

c) Nhờ chị Hai cùng gấp giấy, vẽ tranh mà (nên) em đã hoàn thành bài tập Mỹ Thuật sớm.

d) Nếu cô giáo cho nghỉ buổi học chiều nay thì em sẽ đến thư viện để đọc quyển sách mới nhất.

Câu 3. Chọn các quan hệ từ thích hợp trong ngoặc để điền vào chỗ trống:

(tuy…nhưng; của; nhưng; vì… nên; bằng; để)

a. Những cái bút ……………….tôi không còn mới ……………….vẫn tốt.

b. Tôi vào thành phố Hồ Chí Minh……………….máy bay……………….kịp cuộc họp ngày mai.

c. ……………….trời mưa to……………….nước sông dâng cao.

d. ……………….cái áo ấy không đẹp……………….nó là kỉ niệm của những ngày chiến đấu anh dũng.

Gợi ý trả lời:

a) của …. nhưng

b) bằng ….để

c) vì….nên

d) Tuy….nhưng

Câu 4. Gạch dưới quan hệ từ có trong các câu sau:

a. Trên bãi tập, tổ một tập nhảy cao còn tổ hai tập nhảy xa.

b. Trời mưa to mà bạn Quỳnh không có áo mưa.

c. Lớp em chăm chỉ nên thầy rất vui lòng.

d. Đoàn tàu này qua rồi đoàn tàu khác đến.

e. Sẻ cầm nắm hạt kê và ngượng nghịu nói với bạn.

f. Tiếng kẻng của hợp tác xã vang lên, các xã viên ra đồng làm việc.

g. Bố em hôm nay về nhà muộn vì công tác đột xuất.

h. A Cháng trông như con ngựa tơ hai tuổi.

i. Mưa đã tạnh mà đường xá vẫn còn lầy lội.

j. Hôm nay, tổ bạn trực hay tổ tớ trực?

Gợi ý:

Các quan hệ từ trong câu như sau

a. Trên bãi tập, tổ một tập nhảy cao còn tổ hai tập nhảy xa.

b. Trời mưa to  bạn Quỳnh không có áo mưa.

c. Lớp em chăm chỉ nên thầy rất vui lòng.

d. Đoàn tàu này qua rồi đoàn tàu khác đến.

e. Sẻ cầm nắm hạt kê và ngượng nghịu nói với bạn

f. Tiếng kẻng của hợp tác xã vang lên, các xã viên ra đồng làm việc.

g. Bố em hôm nay về nhà muộn vì công tác đột xuất.

h. A Cháng trông như con ngựa tơ hai tuổi.

i. Mưa đã tạnh mà đường xá vẫn còn lầy lội.

j. Hôm nay, tổ bạn trực hay tổ tớ trực?

Câu 5. Tìm và gạch dưới quan hệ từ rồi cho biết chúng biểu thị quan hệ gì?

a. Bạn Hà chẳng những học giỏi mà bạn ấy còn ngoan ngoãn.

→ Biểu thị quan hệ: ………………………………………………………….

b. Sở dĩ cuối năm Châu phải thi lại vì bạn không chịu khó học tập.

→ Biểu thị quan hệ: ………………………………………………………….

c. Tuy chúng ta đã tận tình giúp đỡ Khôi nhưng bạn ấy vẫn chưa tiến bộ.

→ Biểu thị quan hệ: ………………………………………………………….

d. Nếu trời mưa thì ngày mai chúng ta không đi Củ Chi.

→ Biểu thị quan hệ: ………………………………………………………….

e. Hễ có gió to thì nhất định thuyền chúng ta sẽ ra khỏi chỗ này trước khi trời tối.

→ Biểu thị quan hệ: ………………………………………………………….

f. Nhờ bạn Minh giúp đỡ mà kết quả của Nhân tiến bộ rõ.

→ Biểu thị quan hệ: ………………………………………………………….

g. Do gió mùa đông bắc tràn về nên trời trở lạnh.

→ Biểu thị quan hệ: ………………………………………………………….

h. Mặc dù nhà rất xa nhưng bạn An chưa bao giờ đi học trễ.

→ Biểu thị quan hệ: ………………………………………………………….

i. Nhờ có dịp đi chơi xa nhiều nên tôi mới tận mắt thấy hết sự giàu có của quê hương mình.

→ Biểu thị quan hệ: ………………………………………………………….

j. Bác Hai không chỉ khéo léo mà bác còn chăm chỉ làm việc.

→ Biểu thị quan hệ: ………………………………………………………….

Gợi ý trả lời:

a. Bạn Hà chẳng những học giỏi mà bạn ấy còn ngoan ngoãn.

→ Biểu thị quan hệ tăng lên

b. Sở dĩ cuối năm Châu phải thi lại vì bạn không chịu khó học tập.

→ Biểu thị quan hệ nguyên nhân – kết quả

c. Tuy chúng ta đã tận tình giúp đỡ Khôi nhưng bạn ấy vẫn chưa tiến bộ.

→ Biểu thị quan hệ tương phản

d. Nếu trời mưa thì ngày mai chúng ta không đi Củ Chi.

→ Biểu thị quan hệ giả thiết – kết quả

e. Hễ có gió to thì nhất định thuyền chúng ta sẽ ra khỏi chỗ này trước khi trời tối.

→ Biểu thị quan hệ giả thiết – kết quả,

f. Nhờ bạn Minh giúp đỡ  kết quả của Nhân tiến bộ rõ.

→ Biểu thị quan hệ nguyên nhân – kết quả

g. Do gió mùa đông bắc tràn về nên trời trở lạnh.

→ Biểu thị quan hệ nguyên nhân – kết quả

h. Mặc dù nhà rất xa nhưng bạn An chưa bao giờ đi học trễ.

→ Biểu thị quan hệ tương phản

i. Nhờ có dịp đi chơi xa nhiều nên tôi mới tận mắt thấy hết sự giàu có của quê hương mình.

→ Biểu thị quan hệ nguyên nhân kết quả

j. Bác Hai không chỉ khéo léo  bác còn chăm chỉ làm việc.

→ Biểu thị quan hệ tăng lên

Câu 6. Điền quan hệ từ thích hợp vào chỗ chấm:

a. Hoa …………….Hồng là bạn thân.

b. Hôm nay, thầy sẽ giảng…………….phép chia số thập phân.

c. …………….mưa bão lớn…………….việc đi lại gặp khó khăn.

d. Thời gian đã hết ……………. Thúy Vy vẫn chưa làm bài xong.

e. Trăng quầng…………….hạn, trăng tán…………….mưa.

f. Một vầng trăng tròn, to…………….đỏ hồng hiện lên…………….chân trời, sau rặng tre đen…………….một ngôi làng xa.

g. Tôi đã đi nhiều nơi, đóng quân nhiều chỗ đẹp hơn đây nhiều, nhân dân coi tôi …………. người làng…………….yêu thương tôi hết mực, …………….sao sức quyến rũ, nhớ thương vẫn không mãnh liệt, day dứt…………….mảnh đất cọc cằn này.

h. …………….bão to…………….các cây lớn không bị đổ.

Gợi ý trả lời:

a) và

b) về

c) Vì …. nên

d) nhưng

e) thì,…. thì

f) và, ở, của

g) như, và, nhưng, bằng

h) Tuy… nhưng

Câu 7. Đặt câu có sử dụng quan hệ từ:

a. Của

………………………………………………………………………………………

b. Hoặc

………………………………………………………………………………………

c. Với

………………………………………………………………………………………

Gợi ý:

a. Của: Chú chó của em rất dễ thương

b. Hoặc: Em hoặc Hoàng sẽ đi trực nhật vào ngày mai

c. Với: Nga với Hoa đều học giỏi môn Tiếng Việt

Câu 8. Đặt câu có sử dụng cặp quan hệ từ biểu thị quan hệ:

a. Nguyên nhân – kết quả.

………………………………………………………………………………………

b. Giả thiết – kết quả.

………………………………………………………………………………………

c. Tương phản.

………………………………………………………………………………………

d. Tăng tiến.

………………………………………………………………………………………

Gợi ý:

a. Nguyên nhân – kết quả: Do sự giúp đỡ của Hoàng nên tôi giải bài tập này rất nhanh chóng.

b. Giả thiết – kết quả: Nếu tôi về nhà sớm hơn thì bố mẹ tôi không phải lo lắng.

c. Tương phản: Mặc dù trời mưa to nhưng cây cối không bị đổ nhiều

d. Tăng tiến: Hoa không những học giỏi mà còn luôn giúp đỡ học hành cho các bạn trong lớp.

***

Trên đây là nội dung bài học Quan hệ từ là gì? Chức năng của quan hệ từ  do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn và tổng hợp. Hy vọng sẽ giúp các em hiểu rõ nội dung bài học và từ đó hoàn thành tốt bài tập của mình. Đồng thời luôn đạt điểm cao trong các bài thi bài kiểm tra sắp tới. Chúc các em học tập thật tốt.

Đăng bởi THCS Bình Chánh trong chuyên mục Học tập

Rate this post

Cô Nguyễn Thanh Phương

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button