Tổng hợp

Sisyphus là ai? Truyền thuyết về Sisyphus

Mời bạn đọc cùng tìm hiểu Sisyphus là ai? trong bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé.

Sisyphus là ai?

Trong thần thoại Hy Lạp Sisyphus hoặc Sisyphos (/ˈsɪsɪfəs/; Hy Lạp cổ đại: Σίσυφος Sísyphos) là vị vua của Ephyra (nay là Corinth). Ông đã bị trừng phạt vì sự xảo quyệt và gian dối của bản thân bằng cách buộc phải lăn một tảng đá khổng lồ lên đồi. Tảng đá này sẽ tự lăn xuống mỗi khi nó gần đến đỉnh, bắt Sisyphus phải lặp lại việc lăn đá cho đến muôn đời. Qua ảnh hưởng cổ điển về văn hóa hiện đại, công việc mà vừa mất thời gian vừa vô ích do đó được mô tả như sisyphean (/sɪsɪˈfən/) trong văn hóa phương Tây.

Sisyphus là ai?
Sisyphus là ai?

Truyền thuyết về Sisyphus

Trong thần thoại Hy Lạp, Sisyphus là vị vua cả gan chọc giận thần Zeus quyền lực. Ông đã bị các vị thần trừng phạt vì sự xảo quyệt và gian dối của bản thân bằng cách buộc phải nâng một tảng đá khổng lồ lên đồi. Tảng đá này sẽ tự lăn xuống mỗi khi nó gần đến đỉnh và bắt Sisyphus phải lặp lại việc lăn đá cho đến muôn đời.

Vị vua gian xảo lừa dối cả thánh thần

Bạn đang xem: Sisyphus là ai? Truyền thuyết về Sisyphus

Sisyphus là con trai của vua Aeolus, người sáng lập và là vị vua đầu tiên của Ephyra – thành phố vinh quang của Corinth. Sisyphus là một kẻ thống trị đầy tham vọng và tàn nhẫn, người đã không ngần ngại sử dụng bạo lực để duy trì quyền lực và tránh mất ảnh hưởng đến những kẻ thù của mình.

Người ta thường đồn đại về các kho vàng bạc châu báu của Sisyphus ở nơi này, nơi khác nhiều đến mức tính không xuể. Người ta cũng thường bàn luận đến cái tài làm giàu của Sisyphus với một thái độ chê cười và khinh bỉ, coi đó là sự táng tận lương tâm, sự thông minh một cách độc ác, bất nhân bất nghĩa.

Tuy vị vua Sisyphus đã thúc đẩy giao thông thủy và thương mại, đem lại giàu có thịnh vượng khủng khiếp cho vùng đất này, nhưng hầu hết đều dựa trên những trò lừa đảo gian dối và mưu mẹo vô nhân tính của ông ta đối với thương nhân. Sisyphus thậm chí không ngại bày mưu hãm hại thương nhân nước ngoài, nếu điều đó đem lại lợi ích cho Ephyra. Đó là một sự xúc phạm đến bộ luật Xenia – một bộ luật được lập ra bởi thần Zeus tối cao nhằm thể hiện sự hiếu khách đối với các khách du lịch và khách đến thăm vương quốc.

Không những vậy, vua Sisyphus còn tình cờ chứng kiến thần Zeus bắt cóc Aegina – con gái của thần sông Asopus. Khi ấy, Sisyphus hứa sẽ tiết lộ cho Asopus về việc ai đã bắt cóc Aegina. Đổi lại, thần sông Asopus sẽ tạo ra mùa xuân vĩnh cửu cho thành phố của Sisyphus. Đạt được thỏa thuận với Asopus, vua Sisyphus đã đứng ra làm chứng chống lại thần Zeus và có được sự giàu có cho bản thân và thần dân của mình.

Tuy nhiên, niềm vui của Sisyphus không kéo dài bao lâu khi thần Zeus ra lệnh cho thần chết Thanatos đưa vua Sisyphus đến cõi âm để trừng trị. Không rõ bằng cách nào Sisyphus biết được nhiệm vụ của Thanatos. Sau đó, Sisyphus lập mưu lừa Thanatos khiến vị thần bị trói lại bằng chính dây xích thần thánh của mình. Bị bắt làm tù binh, chân cùm, tay xích, cổ gông, đêm cũng như ngày bị giám sát nghiêm ngặt.

Việc thần chết Thanatos bị bắt khiến cho trật tự trong thế giới của thần Zeus cai quản bị đảo lộn. Không có ai là người lên dương gian bắt đi các linh hồn xuống âm phủ. Vì lẽ đó trong một thời gian khá dài những người trần đoản mệnh chúng ta chẳng có ai bị chết cả. Không có người chết thì thế giới của thần Hades trở nên vô ích, chẳng có việc gì để làm cả, từ lão chở đò Charon cho đến chó ngao Cerberus, rồi các quan tòa,…

Nhưng tai hại hơn nữa là không có người chết thì không có cúng lễ, hiến tế. Lễ tang cũng chẳng có mà lễ gọi hồn cũng không, do đó các vị thần bất tử từ thần Zeus trên thiên đình cho đến thần Hades dưới âm phủ không được hưởng chút bổng lộc, lễ vật nào cả.

Mọi thứ chỉ trở lại bình thường nhờ vào sự giúp đỡ của thần Chiến tranh Ares, khi vị thần này đích thân đi giải cứu Thanatos khỏi xiềng xích. Và Thanatos không quên thực thi cái sứ mạng mà thần Zeus đã giao cho là tước đoạt luôn linh hồn của tên vua tinh ranh kia đem về vương quốc âm phủ giao cho thần Hades.

Tuy nhiên, Sisyphus cũng đoán rằng Thần Chết sẽ trở lại và đã lên sẵn kế hoạch cho việc này. Trước khi chết, Sisyphus thuyết phục vợ mình rằng không được chôn xác, không cúng bái hoặc tổ chức một lễ tang cho ông. Vậy nên, ông đến bờ sông Styx mà không có tiền trả cho Charon.

Với những lời lẽ ranh ma của mình, ông đã thuyết phục được thần Hades và Persephone cho phép ông trở lại vùng đất người sống để ông có thể trừng phạt vợ mình và khắc phục những sai trái này. Xong việc, ông xin lại xuống âm phủ này và sống trọn đời làm tôi tớ cho thần.

Hai vị thần nghe có lý nên đã không cảnh giác trước kế hoạch của Sisyphus, dễ dàng đồng ý và cho phép ông quay lại dương gian gặp vợ mình. Một lần nữa, vị vua này đã đánh bại được các vị thần bằng chính những lời xảo trá của mình và tiếp tục cuộc sống vương giả của bậc đế vương.

Sisyphus và tảng đá vĩnh cửu
Sisyphus và tảng đá vĩnh cửu

Sisyphus và tảng đá vĩnh cửu

Ở dưới âm phủ hai vợ chồng Hades, Persephone chờ mãi, chờ mãi, mà không thấy lễ hiến tế, cũng chẳng thấy Sisyphus quay lại. Thần Hades cai quản cõi âm nhiều lần triệu hồi Sisyphus về cõi âm nhưng vị vua này cố trì hoãn.

Cho đến tận thời điểm này họ mới biết rằng họ bị Sisyphus đánh lừa. Thần Hades vô cùng tức giận ra lệnh, gọi ngay thần chết Thanatos đến và ra lệnh phải bắt ngay linh hồn Sisyphus xuống âm phủ. Thanatos không hề chậm trễ, bay vút lên trần gian ngay lập tức. Đến cung điện của Sisyphus thì thấy vị vua này đang mở tiệc ăn mừng.

Đứng ngoài cửa, thần chết Thanatos nghe rõ tiếng Sisyphus nói với một vẻ kiêu căng ngạo mạn: “Nào xin mời các quý khách! Xin các ngài hãy uống mừng cho Sisyphus này đã lập được một chiến công hiển hách chưa từng có. Thử hỏi các anh hùng dũng sĩ đã có ai là người chết rồi, xuống vương quốc âm phủ của thần Hades rồi mà lại trở về được chưa?

Nếu không có các vị thần giúp đỡ thì chưa từng một người trần thế nào mà lại xuống được thế giới âm phủ rồi lại trở về. Còn ta, ta đã bị thần chết Thanatos bắt đi, thế nhưng ta lại trở về được với dương thế! Chỉ có độc nhất Sisyphus này lập được một kỳ tích như vậy. Nào các vị hãy nâng chén uống mừng cho Sisyphus này!

Nghe những lời nói đó, Thanatos tức giận liền đạp cửa xông vào bàn tiệc xích ngay linh hồn của Sisyphus. Thế là chấm hết cuộc đời của tên vua xảo quyệt, lừa dối cả thánh thần. Chẳng ai thương tiếc Sisyphus cả, từ thần linh cho đến những người trần đều nghĩ: “Thật đáng đời cái tên vua gian xảo, lừa lọc!”.

Trước tòa án công lý của thế giới âm phủ do thần Hades chủ tọa, Sisyphus bị kết án khổ sai cực hình. Sisyphus bị đưa đến núi Tartarus, ông ta ngày ngày phải vần, lăn một tảng đá cực lớn, từ dưới đất lên ngọn núi cao dốc đứng.

Không thể nào nói hết nỗi cực nhọc khốn khổ của công việc đó đến như thế nào. Mệt tưởng đứt hơi, khát đến cháy cổ, mồ hôi đổ ra như tắm, nhưng không thể hoàn thành được công việc, Sisyphus cứ vần, cứ lăn tảng đá đến gần tới đỉnh núi thì nó lại bật ra khỏi tay lao xuống dốc.

Thế là bao nhiêu mồ hôi, công sức mất hết. Sisyphus lại phải bắt tay làm lại từ đầu, xuống chân núi lăn, vần tảng đá lên. Ngày này qua ngày khác, Sisyphus cứ phải làm cái công việc khổ sai cực hình như thế, một công việc vô nghĩa và không có kết quả, để thấm thía với tội lỗi mà ông ta đã phạm phải trong những ngày sống trên dương thế.

Ngày nay, trong văn học thế giới có thành ngữ Tảng đá của Sisyphus, Công việc của Sisyphus, Nỗi vất vả của Sisyphus đều để ám chỉ một công việc nặng nhọc vất vả, tái diễn trong đời sống hoặc chỉ một công việc nặng nhọc, vất vả mà không biết đến bao giờ chấm dứt, không biết kết quả ra sao, một công việc lặp đi lặp lại đến chán ngấy, bị coi như một cực hình.

Sisyphus – Bạo chúa quỷ quyệt từng đánh bại cả thần chết Thanatos

Sisyphus là nhân vật nổi tiếng với những trò chơi khăm, lừa gạt các vị thần trong thần thoại Hy Lạp. Không chỉ vi phạm một loạt quy tắc thần thánh, Sisyphus còn nhiều lần lươn lẹo, đánh bại cả thần chết Thanatos.

Theo thần thoại Hy Lạp, Sisyphus là vị vua lập quốc của Ephyra (được cho là tên gọi ban đầu của Corinth). Ông ta là con trai của Aeolus, vị vua xứ Thessaly và Enarete. Sisyphus nổi tiếng xảo quyệt. Trong một số câu chuyện được kể lại sau này, người ta cho rằng Sisyphus là cha của Odysseus – người anh hùng Hy Lạp nổi tiếng với sự thông minh, mưu trí khi tham gia trận chiến thành Troy.

Sisyphus - Bạo chúa quỷ quyệt từng đánh bại cả thần chết Thanatos
Sisyphus – Bạo chúa quỷ quyệt từng đánh bại cả thần chết Thanatos

Sisyphus không những xảo quyệt mà còn là một kẻ vô cùng độc ác. Ông ta phá vỡ luật xenia, một quy tắc thần thánh về lòng hiếu khách và hào phóng của chủ nhà đối với khách khứa, bằng cách sát hại vô số khách đến chơi. Điều này khiến cho Zeus, người chịu trách nhiệm duy trì truyền thống xenia, cảm thấy không hài lòng. Tuy nhiên, Zeus chỉ quyết định trừng phạt Sisyphus sau sự kiện vị vua ngang ngược này bắt nhốt thần chết.

Một ngày nọ, Sisyphus bắt cóc Aegina, con gái của thần sông Asopus, vị thần sông này đồng thời cũng là con trai của thần Poseidon. Sisyphus hứa với Asopus rằng ông ta sẽ tiết lộ về tung tích của Aegina, đổi lại vị thần sông phải làm cho thành phố mà Sisyphus cai quản có một mùa xuân vĩnh hằng. Trước sự xấc xược này, Zeus không thể chịu nổi nữa.

Vị thần tối cao của đỉnh Olympus ra lệnh cho thần chết Thanatos đến bắt Sisyphus về minh giới. Thế nhưng Sisyphus cực kỳ mưu mẹo, khi nhìn thấy Thanatos, ông ta hỏi vị thần về cách điều khiển sợi xích. Thanatos trả lời, và ngay lập tức Sisyphus dùng chính sợi xích đó để bẫy lại Thanatos. Sau khi thần chết bị bắt, không còn ai chết nữa. Vậy là thần chiến tranh Ares phải đến giải cứu Thanatos (vì chiến tranh mà không có người chết thì hết “thú vị”). Trong một số phiên bản khác của thần thoại, Thanatos bị thay thế bởi Hades, nhưng kết quả thì Sisyphus vẫn bắt sống được vị thần.

Sau khi được giải thoát, thần chết lập tức bắt Sisyphus về minh giới. Tuy nhiên, cái đầu xảo quyệt của Sisyphus lại nghĩ ra một trò chơi khăm mới. Ông ta dặn vợ mình là nàng Merope rằng sau khi ông ta bị bắt đi, nàng không được làm bất kỳ nghi thức an táng, ma chay nào. Merope nghe theo, vậy là khi ở minh giới, Sisyphus có cớ đến khóc lóc, phàn nàn với Persephone về việc vợ con tệ bạc, không an táng cho mình. Sau đó, Sisyphus lại cầu xin Persephone cho phép quay lại dương thế để trừng phạt người vợ tệ bạc. Vậy là ông ta nhẹ nhàng quay về trần gian và sống đến tận lúc già cả.

Chứng kiến những việc làm lươn lẹo của Sisyphus, thần Zeus đã đưa ra một hình phạt tàn khốc cho vị vua nhằm răn đe những người tự cho là họ có thể qua mặt thần thánh. Zeus để Sisyphus lăn tảng đá trên ngọn đồi dốc. Thế nhưng cứ mỗi lần tảng đá gần lên đỉnh đồi, nhiệm vụ gần xong thì nó lại tự động lăn xuống dưới chân đồi, khiến cho Sisyphus phải làm lại từ đầu. Nói tóm lại, nhiệm vụ lăn đá của Sisyphus là nhiệm vụ kéo dài bất tận, không có điểm dừng và hoàn toàn vô nghĩa. Và thậm chí người đời sau đã sử dụng từ ‘Sisyphean’ để diễn tả một nhiệm vụ không bao giờ hoàn thành được, tương tự với câu dã tràng se cát biển Đông của người Việt.

***

Trên đây là nội dung bài viết giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về Sisyphus là ai. Mọi thông tin trong bài viết Sisyphus là ai? Truyền thuyết về Sisyphus đều được xác thực rõ ràng trước khi đăng tải. Tuy nhiên đôi lúc vẫn không tránh khỏi những sai xót đáng tiếc. Hãy để lại bình luận xuống phía dưới bài viết để đội ngũ biên tập được nắm bắt ý kiến từ bạn đọc.

Đăng bởi THCS Bình Chánh trong chuyên mục Tổng hợp

5/5 - (4 bình chọn)

Cô Nguyễn Thanh Phương

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button