Học TậpLớp 7Soạn Văn 7 Cánh diều

Soạn bài Dọc đường xứ Nghệ SGK Ngữ Văn 7 Cánh diều

Nội dung chính

– Câu chuyện kể về hành trình đi qua các địa danh của cha con cụ Phó Bảng. Mỗi địa danh họ đi qua gắn với một câu chuyện lịch sử. Qua các câu chuyện đó, cụ Phó Bảng đã giáo dục các con những phẩm chất, đức tính làm người

– Bài học: Qua các câu chuyện lịch sử, ta thấy thêm yêu đất nước, tự hào về vẻ đẹp của non sông đồng thời nhắc nhở mỗi người phải luôn nhớ về nguồn cội, rèn luyện những phẩm chất tốt đẹp để xứng đáng với lịch sử hào hùng của dân tộc


Bạn đang xem: Soạn bài Dọc đường xứ Nghệ SGK Ngữ Văn 7 Cánh diều

Chuẩn bị

(trang 27, SGK Ngữ văn 7 tập 1) 

Hướng dẫn giải:

Tham khảo sách báo, internet

Lời giải:

– Bùi Sơn Tùng (1928-2021), sinh tại làng Hoa Lũy (nay là Kim Lũy), Diễn Châu, Nghệ An

– Là nhà văn Việt Nam với nhiều tác phẩm về lãnh tụ Hồ Chí Minh và các danh nhân cách mạng, danh nhân văn hóa

– Các tác phẩm tiêu biểu: Búp sen xanh, Bên khung cửa sổ, Nhớ nguồn, Kỷ niệm tháng năm…

Đọc hiểu 1

Câu 1 (trang 29, SGK Ngữ văn 7 tập 1) 

Hướng dẫn giải:

Đọc kĩ đoạn (1) của văn bản

Lời giải:

– Phê phán sự không đề phòng trước sự gian giảo, bội ước của vua nhà Triệu, nàng Mỵ Châu lại ruột để ngoài da.

– Coi trọng sự công tư phân minh khi An Dương Vương đã tự chém con gái mình và tự xử án mình

Đọc hiểu 2

Câu 2 (trang 30, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Hướng dẫn giải:

Đọc kĩ đoạn trích từ “Bà cụ vừa nói dứt lời…núi Cờ Rách…”

Lời giải:

Ý nghĩa: gợi cho người đọc hình dung về nguồn gốc hình thành những địa danh đó.

Đọc hiểu 3

Câu 3 (trang 31, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Hướng dẫn giải:

Đọc kĩ câu vè và nắm được ý nghĩa

Lời giải:

Ý nghĩa: thời thế sẽ thay đổi theo thời gian, làm quan chỉ có thời hạn còn làm dân thì là mãi mãi, vì thế ai làm quan thời nào cũng không được thờ ơ mà phải hết lòng vì dân, thương dân thì sẽ được dân yêu quý, lập đền thờ còn hại dân thì sẽ bị dân phỉ nhổ, chê trách ngàn đời.

CH cuối bài 1

Câu 1 (trang 32, SGK Ngữ văn 7 tập 1) 

Hướng dẫn giải:

Đọc kĩ văn bản và chú ý lời kể của nhân vật

Lời giải:

– Ngôi kể thứ ba.

– Tác dụng: giúp kể chuyện một cách linh hoạt, tự do những gì diễn ra với nhân vật

CH cuối bài 2

Câu 2 (trang 32, SGK Ngữ văn 7 tập 1) 

Hướng dẫn giải:

Đọc kĩ đoạn trích, chú ý các chi tiết câu hỏi của cậu bé Côn

Lời giải:

– Côn là cậu bé có tâm hồn yêu quê hương đất nước, ham muốn tìm hiểu về cội nguồn gốc gác.

– Nhận xét: đây là một phẩm chất yêu nước của nhân dân ta, đáng tự hào và gìn giữ

CH cuối bài 3

Câu 3 (trang 32, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Hướng dẫn giải:

Đọc kỹ đoạn trích và theo dõi đoạn vă miêu tả cách cụ Phó bảng giáo dục con tu dưỡng làm người

Lời giải:

– Giáo dục các con bằng cách thông qua các bài học lịch sử của ông cha.

– Nhận xét: cụ Phó bảng là một người yêu nước, am hiểu lịch sử nước nhà. Cụ luôn điềm tĩnh và nhẹ nhàng, dẫn dắt con vào các câu chuyện lịch sử để từ đó rút ra bài học làm người.

CH cuối bài 4

Câu 4 (trang 32, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Hướng dẫn giải:

Đọc kỹ lại câu chuyện và nêu lên suy nghĩ của bản thân

Lời giải:

Câu chuyện gợi cho em hoài niệm về các câu chuyện, danh nhân lịch sử đã được học trong các tiết lịch sử.

Bài đọc

>> Xem chi tiết: Văn bản Dọc đường xứ Nghệ

Đăng bởi: THCS Bình Chánh

Chuyên mục: Soạn Văn 7 Cánh diều

5/5 - (15 bình chọn)


Trường THCS Bình Chánh

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button