Soạn bài Đọc mở rộng theo thể loại Hình tượng con người chinh phục thế giới trong “ông già và biển cả” SGK Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo –
Câu 1
Câu 1 (trang 48, SGK Ngữ Văn 11, tập một):
Vẽ sơ đồ thể hiện luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong văn bản trên
Hướng dẫn giải:
Đọc văn bản, tìm và hệ thống các luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong văn bản; sau đó vẽ sơ đồ tư duy thể hiện.
Lời giải:
Câu 2
Câu 2 (trang 48, SGK Ngữ Văn 11, tập một):
Bạn ấn tượng với lí lẽ, bằng chứng nào trong bài viết? Vì sao?
Hướng dẫn giải:
Đọc văn bản, tìm và chỉ ra lí lẽ, bằng chứng bản thân mình ấn tượng và giải thích vì sao lại chọn lí lẽ, bằng chứng đó ấn tượng nhất.
Lời giải:
– Lí lẽ gây ấn tượng trong bài viết đối với bản thân em là: Nhưng ông lão vẫn kiên cường không bỏ cuộc. Bởi lẽ, cuộc đấu với con cá được ông lão coi là một cuộc đấu thực sự không chỉ vì danh dự của một con người sinh sống lâu trên mặt biển.
– Lí lẽ đó có thể hiện được tinh thần bất khuất, không khuất phục, bỏ cuộc trước mọi hoàn cảnh. Ông lão đánh cá không chỉ là một nhân vật mà là biểu tượng của con người lao động.
Câu 3
Câu 3 (trang 48, SGK Ngữ Văn 11, tập một):
Xác định mục tiêu, thái độ, tình cảm của người viết được thể hiện trong văn bản.
Hướng dẫn giải:
Từ nội dung của bài viết, xác định và chỉ ra mục tiêu, thái độ và tình cảm của người viết được thể hiện trong văn bản.
Lời giải:
Qua bài viết, mục tiêu thái độ và tình cảm của người viết được thể hiện trong văn bản là thái độ trân trọng, cảm phục trước tinh thần bất khuất, kiên cường của những người lao động. Qua đó, thể hiện sự ca ngợi, tin tưởng vào sức mạnh của con người lao động.
Câu 4
Câu 4 (trang 48, SGK Ngữ Văn 11, tập một):
Chỉ ra các yếu tố thuyết minh, tự sự, miêu tả trong văn bản và nêu tác dụng của các yếu tố ấy.
Hướng dẫn giải:
Từ nội dung của bài viết, đọc và chỉ ra các yếu tố thuyết minh, tự sự, miêu tả trong văn bản và nêu tác dụng.
Lời giải:
– Yếu tố thuyết minh: Kể về hình ảnh ông lão đánh cá kiên cường không khuất phục chiến đấu hết mình.
– Yếu tố tự sự: Miêu tả cuộc chiến của ông lão với con cá khổng lồ.
– Yếu tố miêu tả: Miêu tả hình ảnh ông lão khi chiến đấu với con cá khổng lồ (“mồ hôi ướt đẫm người, lão mệt thấm xương”; “hoa mắt suốt cả tiếng đồng hồ”; “mồ hôi xát muối vào mắt lão”)
→ Các yếu tố trên giúp cho tác phẩm trở nên sinh động, giàu sức biểu cảm hơn. Đồng thời, thông qua các hình ảnh tự sự, miêu tả; hình ảnh ông lão đánh cá hiện lên trước mắt người đọc là hình ảnh tượng trưng cho nét đẹp của người lao động.
Câu 5
Câu 5 (trang 48, SGK Ngữ Văn 11, tập một):
Từ nội dung văn bản và hiểu biết của bản thân về tác phẩm Ông già và biển cả, bạn suy nghĩ gì về khát vọng chinh phục thế giới của nhân loại? Tìm những ví dụ thực tế trong xã hội hiện nay để làm sáng tỏ suy nghĩ của bạn.
Hướng dẫn giải:
Từ nội dung văn bản và hiểu biết của bản thân về tác phẩm Ông già và biển cả, nêu suy nghĩ về khát vọng chinh phục thế giới của nhân loại.
Bằng hiểu biết của bản thân, nêu lên những ví dụ thực tế trong xã hội hiện nay để làm sáng tỏ.
Lời giải:
– Từ nội dung văn bản và hiểu biết của bản thân về tác phẩm Ông già và biển cả, em thấy khát vọng chinh phục thế giới của nhân loại là một điều rất thú vị. Con người là thứ tuyệt vời nhất hành tinh, có rất nhiều điều, nhiều khả năng mà chúng ta chưa khám phá ra được. Do đó, việc luôn giữ trong mình sức mạnh và ý chí để chinh phục những thứ mới lạ, to lớn là điều rất vĩ đại và đáng trân trọng.
– Ví dụ thực tế trong xã hội hiện nay: Trong đại dịch Covid-19, các bác sĩ không ngừng nỗ lực tìm ra biện pháp, phương thuốc chống dịch, mong mỏi chiến thắng dịch bệnh, cứu được mọi người.
Bài đọc
>> Xem chi tiết: Văn bản Hình tượng con người chinh phục thế giới trong “ông già và biển cả”
Đăng bởi: THCS Bình Chánh
Chuyên mục: Soạn Văn 11 Chân trời sáng tạo
- Tụ điện là gì? Cấu tạo của tụ điện? Công dụng của tụ điện là gì?
- Gốc axit là gì? Gốc axit được phân thành mấy loại?
- Soạn bài Trái tim Đan-Kô SGK Ngữ văn 11 Cánh diều –
- Soạn bài Một người Hà Nội SGK Ngữ văn 11 Cánh diều –
- Soạn bài Thực hành đọc hiểu Tầng hai SGK Ngữ văn 11 Cánh diều –
- Soạn bài Tác gia Nguyễn Du SGK Ngữ văn 11 Kết nối tri thức