Học TậpLớp 7Soạn Văn 7 Cánh diều

Soạn bài Mẹ SGK Ngữ Văn 7 Cánh diều

Nội dung chính

Bài thơ mượn hình ảnh cây cau quen thuộc để khắc họa mẹ. Qua đó, bài thơ thể hiện sự vất vả của cuộc đời mẹ, tình yêu thương chân thành của con dành cho mẹ và sự đau đớn, buồn tủi khi quỹ thời gian của mẹ không còn nhiều, dường như ngày con xa mẹ đang đến gần.


Chuẩn bị 1

Bạn đang xem: Soạn bài Mẹ SGK Ngữ Văn 7 Cánh diều

Câu 1 (trang 44, SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Hướng dẫn giải:

Đọc bài thơ, xác định vần và nhịp.

Lời giải:

– Bài thơ chia làm 5 khổ

– Gieo vần chân: thắng – trắng, thấp – đất…

– Ngắt nhịp: 2/2 hoặc 1/3.

Chuẩn bị 2

Câu 2 (trang 44, SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Hướng dẫn giải:

Đọc bài thơ, xác định nhân vật trữ tình và tình cảm được thể hiện trong bài.

Lời giải:

– Bài thơ viết về mẹ và sự già đi của người mẹ theo năm tháng.

– Người bày tỏ cảm xúc: người con

Chuẩn bị 3

Câu 3 (trang 44, SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Hướng dẫn giải:

Đọc bài thơ, xác định các biện pháp tu từ và chỉ ra tác dụng nghệ thuật của chúng

Lời giải:

– Hình ảnh sóng đôi “cau” và “mẹ”: bày tỏ nỗi xót xa khi mẹ ngày càng già, mái tóc mẹ hòa vào mây trắng.

– Những hình ảnh đối lập như “Lưng mẹ còng rồi – Cau thì vẫn thẳng”, “Cau – Ngọn xanh rờn, Mẹ – đầu bạc trắng”: gợi ra sự liên tưởng về tuổi già

– Biện pháp tu từ so sánh “Một miếng cau khô – Khô gầy như mẹ”: thể hiện tình cảm nâng niu kính trọng hòa lẫn xót xa cay đắng

Câu hỏi tu từ “Sao mẹ ta già?” thể hiện tâm trạng bần thần xót xa của người con khi thấy tuổi già của mẹ kéo đến ngày một gần. Chứng kiến mẹ ngày một gầy mòn héo hắt, con không khỏi buồn thương.

Chuẩn bị 4

Câu 4 (trang 44, SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Hướng dẫn giải:

Sưu tầm một số bài thơ bốn chữ. Đọc trước bài thơ Mẹ và tìm hiểu về tác giả Đỗ Trung Lai

Lời giải:

* Một số bài thơ bốn chữ: Mùa thu của em (Quang Huy), Hai chị em (Lưu Trọng Lư).

* Tác giả Đỗ Trung Lai:

– Tiểu sử: sinh năm 1950, quê Phùng Xá, Mỹ Đức, Hà Tây

– Phong cách sáng tác: giọng thơ truyền thống trữ tình đằm thắm nhưng gửi gắm nhiều tâm sự, triết lý nhẹ nhàng, tự nhiên.

– Các tác phẩm tiêu biểu: Đêm sông Cầu (thơ, 1990), Anh em và những người khác (thơ, 1990), Đắng chát và ngọt ngào (thơ, in chung, 1991), Thơ và tranh (1998), Người chơi đàn nguyệt ở Hàng Châu (truyện và ký, 2000)

Chuẩn bị 5

Câu 5 (trang 44, SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Hướng dẫn giải:

Chia sẻ cảm nghĩ của em về người mẹ kính yêu.

Lời giải:

Mỗi khi nghĩ về mẹ, em thường có cảm xúc biết ơn và tự hào. Với em, mẹ là người mẹ tuyệt vời nhất, cao cả nhất, vĩ đại nhất

Đọc hiểu 1

Câu 1 (trang 45, SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Hướng dẫn giải:

Đọc kĩ hai khổ thơ đầu, chú ý các từ ngữ miêu tả mối quan hệ của “mẹ” và “cau”

Lời giải:

Các từ ngữ có mối quan hệ đối lập với nhau về nghĩa

Đọc hiểu 2

Câu 2 (trang 46, SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Hướng dẫn giải:

Đọc kĩ câu thơ để xác định

Lời giải:

Dùng để bộc lộ cảm xúc

CH cuối bài 1

Câu 1 (trang 46, SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Hướng dẫn giải:

Đọc kĩ bài thơ, Xem lại đặc điểm của thể thơ bốn chữ để trả lời câu hỏi

Lời giải:

– Số tiếng: 4

– Ngắt nhịp 2/2 hoặc 1/3.

– Gieo vần chân: thắng – trắng, thấp – đất…

CH cuối bài 2

Câu 2 (trang 46, SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Hướng dẫn giải:

Đọc kĩ bài thơ, xác định nhân vật trữ tình và cảm xúc trong bài

Lời giải:

– Bài thơ là lời của người con, bộc lộ cảm xúc xót xa thương cảm khi thấy mẹ ngày một già đi

– Cảm nhận: xót xa thương cảm trước hình ảnh gầy guộc già nua của người mẹ theo năm tháng.

CH cuối bài 3

Câu 3 (trang 46, SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Hướng dẫn giải:

Đọc kĩ bài thơ và tìm ra các từ ngữ dùng để nói về “mẹ” và “cau. Xác định biện pháp tu từ và chỉ ra tác dụng của chúng.

Lời giải:

– Những từ ngữ được tác giả dùng để nói về “mẹ”: còng, đầu bạc trắng, thấp, gần đất

– Những từ ngữ được tác giả dùng để nói về cau: thẳng, ngọn xanh rờn, cao, gần với giời

– Tác giả sử dụng biện pháp tu từ:

+ Tương phản đối lập còng – thẳng, xanh rờn – bạc trắng, cao – thấp, giời – đất” => làm nổi bật hình ảnh người “mẹ” đang già đi theo năm tháng

+ So sánhMột miếng cau khô – Khô gầy như mẹ”=> thể hiện tình cảm nâng niu kính trọng hòa lẫn xót xa cay đắng

+ Câu hỏi tu từSao mẹ ta già?” => thể hiện tâm trạng bần thần xót xa của người con khi thấy tuổi già của mẹ kéo đến ngày một gần

CH cuối bài 4

Câu 4 (trang 46, SGK Ngữ văn 7, tập 1) 

Hướng dẫn giải:

Đọc kĩ đoạn trích, chú ý các câu thơ bộc lộ cảm xúc của người con

Lời giải:

 – Các câu thơ thể hiện tình cảm của người con dành cho mẹ:

   “Một miếng cau khô

Khô gầy như mẹ

 Con nâng trên tay

      Không cầm được lệ”.

– Hai dòng cuối bài thơ, câu hỏi vọng vào hư không và không nhận được lời đáp, để lại sự cô đơn trống vắng.

CH cuối bài 5

Câu 5 (trang 46, SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Hướng dẫn giải:

Đọc kĩ bài thơ, em hãy chọn hình ảnh để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất

Lời giải:

Hình ảnh miếng cau khô – “khô gầy như mẹ” để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất. Hình ảnh người mẹ hao gầy được ví như miếng cau khô cho thấy sự vất vả, hi sinh suốt một đời người

CH cuối bài 6

Câu 6 (trang 46, SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Hướng dẫn giải:

Liên hệ thực tế gia đình em

Lời giải:

Bài tham khảo 1:

Theo năm tháng, những người thân trong gia đình em đã có nhiều thay đổi. Trên khuôn mặt của bố mẹ đã xuất hiện nhiều nếp nhăn, chị gái em đã thành một thiếu nữ. Trước sự thay đổi ấy, em thấy càng yêu thương và trân quý gia đình hơn.

Bài tham khảo 2:

Qua năm tháng, em thấy tóc mẹ lại có thêm nhiều sợi bạc, ở khóe mắt bắt đầu xuất hiện những vết chân chim. Mắt mẹ cũng không còn tinh nhạy như hồi em còn bé, giờ mẹ phải nhờ em xâu chỉ. Nhận ra tuổi tác của mẹ ngày một lớn lên theo năm tháng, em thấy thương mẹ vì đã luôn vất vả tảo tần chăm lo vun vén cho em, cho cả gia đình. Biết ơn mẹ, em sẽ cố gắng học tập và rèn luyện thành tài, sau này trở thành công dân có ích, chăm sóc cho mẹ và khiến mẹ tự hào.

Bài đọc

>> Xem chi tiết: Văn bản Mẹ

Đăng bởi: THCS Bình Chánh

Chuyên mục: Soạn Văn 7 Cánh diều

5/5 - (15 bình chọn)


Trường THCS Bình Chánh

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button